Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1330Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: sinh học thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25 tháng 11 năm 2015
Câu 1: (2.0 điểm)
 a. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, MenĐen đã rút ra được những kết luận gì trong phép lai một cặp tính trạng?
 b. Lai phân tích là gì? Trong chọn giống người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
Câu 2: (4.0 điểm)
a. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ là 1: 1?
 b. Điểm giống và khác nhau ở kì đầu của nguyên phân và kì đầu của giảm phân I?
 c. Một cơ thể nếu chỉ xét hai cặp gen dị hợp Aa, Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường thì kiểu gen của nó có thể viết như thế nào? Khi phát sinh giao tử có thể cho tối đa bao nhiêu loại?
Câu 3: (3.0 điểm)
 a. Nêu bản chất, mối liên hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ :
 Gen (1đoạn ADN) mARNPrôtêintính trạng.
 b.Cấu trúc của ADN và prôtêin khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Trình bày những chức năng của prôtêin ?
Câu 4: (2.0 điểm)
Có 2 tế bào của một cơ thể ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần.Có 25% số tế bào con được tạo ra qua nguyên phân tiếp tục giảm phân đã tạo ra được 128 giao tử. Hãy xác định:
 a. Số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nguyên phân.
 b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân.
 c. Xác định giới tính của cơ thể ruồi giấm trên.
Câu 5: (3.5 điểm)
 a. Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST ? Dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Vì sao?
 b. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
 c. Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 6: (3.0 điểm) Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:
- Gen A: có tỉ lệ = có 3900 liên kết hyđrô.
- Gen B dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nuclêôtít trên mạch đơn thứ 2:A=== 
 a. Tính số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
 b. Giả sử gen A bị đột biến mất một cặp nuclêôtit là A-T. Gen B bị đột biến thay một cặp G-X bằng một cặp A-T thì số liên kết hyđrô của mỗi gen thay đổi như thế nào?
Câu 7: (2.5 điểm)
 Ở đậu Hà Lan hai cặp tính trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường quy định. Cho cây đậu Hà Lan hạt vàng, vỏ nhăn lai với cây đậu hạt xanh, vỏ trơn được F1 100% cây hạt vàng, vỏ trơn. Cho cây F1 giao phấn với một cây khác thu được F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ 3:3:1:1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
 Họ tên học sinh: .................................................; Số báo danh: ....................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
2.0
điểm
a. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai MenĐen đã rút ra được 2 kết luận trong phép lai một cặp tính trạng:
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
b. - Phép lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn. Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính (1:1) thì cơ thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen dị hợp. 
- T -Trong chọn giống người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích để chọn
 giống thuần chủng
0,5
0,5
1.0
0,5
Câu2
4.0 điểm
a.Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
- Ở người, con trai có cặp NST giới tính XY, con gái có cặp NST giới tính XX.
- Khi giảm phân tạo giao tử, bố cho 2 loại tinh trùng X và Y, mỗi loại chiếm 50%. Mẹ cho 1 loại trứng X.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng X tạo ra hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng X tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai.
( Nếu HS trình bày bằng sơ đồ đầy đủ thì vẫn cho điểm tối đa)
- cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ là 1: 1do:
 +Cặp NST XY ở nam 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau . Khi thụ tinh với trứng hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. 
+Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.
b- Giống nhau: 
+ màng nhân và nhân con biến mất.
+ Trung tử nhân đôi, tách dần về 2 cực tế bào hình thành thoi phân bào
+ Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn
+ Các nhiễm sắc thể kép đính vào tơ vô sắc ở vị trí tâm động
- Khác nhau: 
+ Kì đầu nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng, không có trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể.
+ Kì đầu của giảm phân I: có sự tiếp hợp theo chiều dọc của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng và có thể thể xảy ra trao đổi chéo. 
c.-Nếu 2 cặp gen dị hợp Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng:
 Kiểu gen AaBb . Số giao tử tạo ra tối đa 4 loại : AB, Ab, aB, ab
- Nếu 2 cặp gen dị hợp Aa, Bb nằm trên 1cặp NST tương đồng:
Kiểu gen ; . Mỗi kiểu gen tạo ra tối đa 2 loại: AB; ab hoặcAb;aB 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu3
3.0
điểm
a. Bản chất
-Trình tự các Nu trong 1mạch gen (ADN) quy định trình tự các Nu trong mạch mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin của phân tử prôtêin.
- Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
b.Khác nhau ADN-prôtêin
ADN
Prôtêin
cấu trúc
gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục
cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi axit amin
đơn phân là các Nu
đơn phân là axit amin
 kích thước, khối lượng lớn hơn prôtêin
kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
thành phần hoá học cấu tạo gồm :C,H,O,N,P
thành phần hoá học cấu tạo gồm :C,H,O,N
*Chức năng prôtêin
-Chức năng cấu trúc
-Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chẩt
- Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất
-Ngoài ra protein còn tham gia bảo vệ cơ thể, giải phóng năng lượng ...
 0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
Câu4
2.0
điểm
a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân:
 2 x 8 x ( 26 – 1) = 1008 NST
b. – Số tế bào con tham gia giảm phân: 25% x 2 x 26 = 32 tế bào
 - Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 
 32 x 8 = 256 NST
c. Có 32 tế bào giảm phân tạo ra 128 giao tửà Mỗi tế bào con tạo ra số giao tử là: 128 : 32 = 4 Giới tính đực.
1.0
0.5
0.5
Câu5
3.5
điểm
a.-Các dạng đột biến cấu trúc NST: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
 - Dạng mất đoạn gây hậu quả lớn nhất vì: đột biến mất đoạn NST làm giảm số lượng gen thường làm giảm sức sống hoặc gây chết.
 Ví dụ: mất đoạn NST 21 gây ung thư máu ở người.
b. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
- Phá vỡ cấu trúc hài hòa trong kiểu gen đã được chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời.
- Gây rối loạn trong quá trình tổng hợp protein
- Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen: Một số đột biến có lợi được ứng dụng trong chọn giống và tiến hóa
c- Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội :2n-1
- Cơ chế:
+ Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1đoạn NST mang gen B. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen B) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen Ob.
+ Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Bb) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen b tạo nên thể dị bội Ob.
0.5
0,5
0.25
0.75
0.5
0.5
0.5
Câu6
3.0 điểm
a.Số lượng từng loại Nu của mỗi gen:
GenA: Theo NTBS ta có : A =T ; G = X 
A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô
Nên : 2.A + 3.G = 3900 mà = A = T = 600 Nu
 G = X = 900 Nu
Gen B: Số Nu trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 Nu.
Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4 
 T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. → A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 750
 → A2 = 75 ; T2 = 75 x 2 = 150 ; G2 = 75x3= 225; X2 =75x4 = 300
Số lượng từng loại Nu của gen B:
 A = T = 75 + 150 = 225 Nu 
 G = X = 225+ 300 = 525 Nu.
 b.- Gen A bị đột biến mất một cặp nuclêôtit là A-T số liên kết hyđrô giảm 2 liên kết
- Gen B bị đột biến thay một cặp G-X bằng một cặp A-T số liên kết hyđrô giảm 1 liên kết
1,0
1,0
1,0
Câu7
2.5 điểm
2.5 điểm
Xác định kiểu gen của P và F1:
- Hai cặp tính trạng màu sắc và hình dạng vỏ hạt do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường quy định di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- P khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản mà F1 đồng tính hạt vàng, vỏ trơn P thuần chủng.
 Hạt vàng, vỏ trơn trội hoàn toàn so với hạt xanh, vỏ nhăn.
 F1 dị hợp hai cặp gen
Qui ước: Gen A- hạt vàng Gen B- Vỏ trơn
 a- hạt xanh b- vỏ nhăn
Kiểu gen của P: Hạt vàng, vỏ nhăn AAbb
 Hạt xanh, vỏ trơn aaBB
Sơ đồ lai: P AAbb X aaBB
 G Ab aB
 F1: AaBb (Hạt vàng, vỏ trơn)
-F2 có tỉ lệ 3:3:1:1 = 8 tổ hợp = 4 loại giao tử X 2 loại giao tử
Mà F1 có kiểu gen AaBb cây khác có kiểu gen Aabb hoặc aaBb
Sơ đồ lai 1: F1: AaBb X Aabb
Sơ đồ lai 2: F1: AaBb X aaBb
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
Lưu ý: 	- HS làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc20152016_HSG_huyen_Thieu_Hoa_Mon_Sinh_hoc.doc