PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Lịch sử 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25 tháng 11 năm 2015 ĐỀ BÀI Câu 1. (3,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian trong bảng sau: Thời gian Tên sự kiện 17/08/1945 02/09/1945 08/01/1949 04/04/1949 12/04/1951 24/12/1951 05/1955 01/01/1956 08/08/1967 21/12/1991 28/07/1995 04/1999 Câu 2. ( 5,0 điểm): Có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Câu 3: ( 5,0 điểm ): a) Vì sao hai nguyên thủ quốc gia của Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh "?. b) Xu thế của thế giới sau "chiến tranh lạnh" như thế nào? c) Tại sao nói "Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI"?. Câu 4. (5,0 điểm): Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914): a) Trình bày các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải? b) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện? Thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thể nào? Câu 5. (2,0 điểm): Tháng 4 năm 2015, Thanh Hóa vinh dự được đón bằng công nhận một khu di tích lịch sử là di tích quốc gia đặc biệt: Em hãy cho biết đó là khu di tích lịch sử nào? Hãy giới thiệu những nét chính về khu di tích lịch sử đó. Thái độ của em đối với việc gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử. Hết Họ tên học sinh: ...................................................................; Số báo danh: .............................. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Lịch sử 9 Câu 1. (3,0 điểm): Điền đúng mỗi sự kiện lịch sử cho 0.25 điểm. Thời gian Tên sự kiện 17/08/1945 In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập 02/09/1945 Nhật ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc 08/01/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập 04/04/1949 Thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NaTo) 12/04/1951 Thành lập "cộng đồng than và thép Châu âu" 24/12/1951 Vương quốc Li Bi tuyên bố độc lập 05/1955 Thành lập liên minh Tây âu 01/01/1956 Cộng hòa Xu đăng tuyên bố độc lập 08/08/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập 21/12/1991 Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 28/07/1995 Việt Nam ra nhập ASEAN 04/1999 Cam pu chia ra nhập ASEAN Câu 2. (5.0 điểm): Nội dung Điểm *Giới thiệu khái quát về Châu Á: - Là châu lục đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh TG II, châu Á chịu sự nô dịch và bóc lột nặng nề của CNTD............... *Chứng minh “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”: -Ấn Độ: + Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn một tỉ người. + Về công nghiệp: các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. - Trung Quốc: + Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới... + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt... - Xin-ga-po: Từ 1965- 1973 kinh tế hàng năm tăng khoảng 12% trở thành “con rồng” ở châu Á. - Ma-lai-xi-a: Từ 1965 - 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3% mỗi năm. -Thái Lan: Từ 1987 - 1990 tăng trưởng kinh tế 11,4% mỗi năm => Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”: 0,5 0,75 0,75 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3. (5.0 điểm): Nội dung Điểm a) Do một thời gian dài chạy đua vũ trang tốn kém, tình hình thế giới dẫn tới sự căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới............................................ Do xu thế của thế giới thời kì mới có nhiều biến chuyển theo đường lối đối thoại, hợp tác cùng có lợi. b) Xu thế của thế giới sau “chiến tranh lạnh": Một là: Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu, các xung đột quân sự ở nhiều khu vực dần đi vào thương lượng hoà bình, giải quyết các tranh chấp. Hai là: Sự tan rã của trật tự hai cực I-an- ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm Ba là: Từ sau “chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Bốn là: Tuy hoà bình thế giới được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái ..................................................................................... Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ,ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI trong đó có Việt Nam. c) “Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc: Thời cơ Bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Thách thức Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay nước ngoài; việc giữ gìn bảo vệ bản sắc dân tộc và kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội đất nước phát triển, không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc............................................ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. 0,5 0,5 0,75 0,5 0,5 0,75 0,5 0,25 0.25 0.25 0.25 Câu 4. (5.0 điểm): Nội dung Điểm a, Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền... Trong công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ... Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa các nước khác. Pháp còn tiến hành đề ra các thứ thuế mới bên cạnh thuế cũ: thuế muối, rượu... - Giao thông vận tải: Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. 0.5 0.5 0.5 0.5 b, Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: Tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân 0.5 Tầng lớp Tư sản: họ bị các nhà Tư bản Pháp chèn ép, chính quyền Thực dân kìm hãm. Song do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế nên họ chỉ muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc... 0.75 Tầng lớp tiểu tư sản: cuộc sống của họ tuy có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân và dân nghèo thành thị song vẫn sống bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. 0.75 Giai cấp công nhân: họ phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất..., bị ba tầng áp bức bóc lột (thực dân, phong kiến, tư sản) nên sớm có tinh thần đấu tranh cách mạng. 1.0 Câu 5. (2.0 điểm): Nội dung Điểm Đền Bà Triệu. 0.5 Đền Bà Triệu cách thành phố Thanh Hóa 17 Km về phía bắc. Tọa lạc tại chân núi Gai, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là nơi thờ nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. 0.5 Đền Bà Triệu được khởi công xây dựng vào năm 248 và được tu sửa nhiều lần. Kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào cuối thế kỉ XVIII. Đền bao gồm các hạng mục chính: cổng ngoại, cổng nội, hồ nước hình chử nhật, nhà tiếp khách, nhà sắm lễ... Trong hậu cung được bố trí đăng đối theo một trục trung tâm từ thấp lên cao, trong đó hậu cung được xây cao hơn hẳn, lưng tựa vào vách núi... 0.25 Nằm trong khu di tích đền Bà Triệu còn có khu lăng tháp và đình làng Phú Điền... Với công lao to lớn của Bà Triệu, tháng 4 năm 2015 Chính phủ đã công nhận Đền bà Triệu là một khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. 0.25 Thái độ của học sinh..... 0.5 Lưu ý: - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 đ - HS làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: