PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA VÌ ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN Năm học 2015- 2016 Môn thi: Vật lý Ngày thi: 10/12/2015 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (5 điểm) Một người đi ô tô từ A đến B cách nhau 90km. Trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc V1. Trong nửa quãng đường sau người đó đi với vận tốc V2 = 2V1/3. Tính vận tốc V1, V2 của người đó trên mỗi chặng đường để sau 1,5h người đó đến được B. Câu 2: (4 điểm) Có ba bình A, B, C chứa nước có nhiệt độ lần lượt là t1, t2, t3 và một số bình dùng để pha. Lần 1: Lấy ở mỗi bình 1 ca nước để pha lẫn nhau thì hỗn hợp có nhiệt độ 600C. Lần 2: Lấy 3 ca nước ở bình A pha với 1 ca nước ở B thì được hỗn hợp có nhiệt độ 900C. Lần 3: Lấy 3 ca nước ở bình B pha với 2 ca nước ở bình C thì được hỗn hợp có nhiệt độ 440C. Tìm nhiệt độ t1, t2, t3? Biết rằng khối lượng mỗi ca nước bằng nhau, sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường không đáng kể. Câu 3: (4 điểm)R 2 R 1 Đ 1 Đ 2 A M N Cho mạch điện như hình vẽ : Đèn Đ1 loại 3V-1,5W, đèn Đ2 loại 6V-3W. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 9V. Am pe kế A và dây nối có điện trở không đáng kể. a) Điều chỉnh biến trở có trị số R1 = 1,2 và R2 = 2. Tìm số chỉ của am pe kế?. Các đèn sáng bình thường không? vì sao? b) Điều chỉnh R1 và R2 cho hai đèn sáng bình thường. Tính R1 và R2 khi đó? Câu 4: (4 điểm) Một tàu ngầm khi lặn có boong trên cách mặt nước biển 20m, khoảng cách từ đáy tàu tới mặt của boong trên là 5m. Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030Kg/m3 . Tính a. Áp suất của nước biển tác dụng lên boong tàu? lên đáy tàu? b. Để tàu nổi lên được cần tháo hết nước trong các khoang chứa. Áp suất của không khí cần thiết để đẩy nước trong các khoang chứa ra ngoài bằng bao nhiêu? Biết van xả nước trong các khoang chứa nằm ở đáy tàu. Câu 5: (3 điểm) Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng AB, trên đoạn AB đặt một điểm sáng S . Gọi Sn là ảnh của S qua (N), Sm là ảnh của S qua (M). Cho S chuyển động thẳng đều với vận tốc v=2cm/s trên đoạn thẳng SB hướng về phía điểm B. Tính vận tốc của Sm so với S, vận tốc của Sm so với Sn. ---------------- HẾT---------------- (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên thí sinh: . Số báo danh: . PHÒNG GD& ĐT HUYỆN BA VÌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015- 2016 Môn thi: Vật lý Câu 1: (5 điểm) Thời gian đi nửa đoạn đường đầu t1 = 45/V1 Tương tự ta có t2 = 45/V2 mà V2 = 2V1/3 => t2 = 45.3/2V1 t = t1 + t2 => 1,5 = 45/V1 + 45/V2 => 1,5 = 45/V1 + 45.3/2V1 Giải ra ta được à V1 = 75(km/h) à V2 = 50(km/h) 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 1.0 đ 0.5 đ 1.0 đ 1.0 đ Câu 2: (4 điểm) Lần 1 lấy ở mỗi bình 1 ca nước để pha lẫn nhau, theo phương trình cân bằng nhiệt ta có t1 + t2 + t3 = 3.60=180 ( 1) Lần 2 lấy 3 ca nước ở bình A pha với 1 ca nước ở B, theo phương trình cân bằng nhiệt ta có 3t1 + t2 = 4.90= 360 (2) Lần 3 lấy 3 ca nước ở bình B pha với 2 ca nước ở bình C, theo phương trình cân bằng nhiệt ta có 3t2 + 2t3 = 5.44= 220 (3) - Từ 1, 2, 3 giải ra ta được t1 = 1000C t2 = 600C t3 = 200C 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ R 2 R 1 Đ 1 Đ 2 A M N Câu 3 ( 4 điểm) Mạch điện được mắc R1 nt{Đ2//(R2 nt Đ1)} Điện trở của bóng đèn Đ1 và Đ2 lần lượt là : Rd1 = 6 Rd2= 12 a) Khi điều chỉnh R1 = 1,2; R2 = 2 khi đó điện trở tương đương đoạn mạch là: RMN= R1+= 6 Cường độ dòng điện mạch chính là : I = IA= =1,5A => số chỉ am pe kế là 1,5 A Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ2 là : Ud2 = UMN - U1 = 9 - I.R1 = 9 - 1,5.1,2 = 9 -1,8 = 7,2 V > Uđm2 Suy ra lúc này bóng đèn Đ2 sáng hơn lúc bình thường(hoặc đèn 2 hỏng). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ1 là : Ud1= > Uđm1 suy ra bóng đèn Đ1 sáng hơn lúc bình thường (hoặc đèn 1 hỏng). b, Điều chỉnh R1 và R2 sao cho cả hai bóng sáng bình thường khi đó Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ2 là Ud2 = 6V cường độ dòng điện là Id2= Hiệu điện thế hai đầu bóng Đ1 là Ud1 = 3V, cường độ dòng điện là Id1= suy ra Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I2 = Id1= 0,5A Vậy hiệu điện thế hai đầu R2 là : U2= Ud2 - Ud1= 6 – 3 = 3V Vậy phải điều chỉnh điện trở R2 có giá trị là: R2 = 6 Hiệu điện thế hai đầu R1 là U1= UMN - Ud2= 9 – 6 = 3V Cường độ dòng điện qua R1 là I1= Id2+I2=0,5+ 0,5= 1A Do đó phải điều chỉnh điện trở R1 có giá trị là : R1= 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ Câu 4 (4 điểm) a. Áp suất của nước biển tác dụng lên boong tàu là Pb = d.h=10.1030.20=206000N/m2 Áp suất của nước biển tác dụng lên đáy tàu là Pđ = d.(20+5) = 10.1030.25 = 257500N/m2 b. Áp suất của khí tác dụng lên nước trong các khoang chứa phải thắng được áp suất khí quyển và áp suất của nước biển tác dụng lên đáy tàu - Áp suất khí quyển là: P0=13600.10.0,76 = 103360N/m2 - Áp suất của khí dùng để đẩy nước ra khỏi khoang tàu là P1 = Pđ + P0 = 257000 + 103360 = 360360N/m2 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ Câu 5 (3 điểm) - Trong thời gian t điểm sáng S dịch chuyển sang phải đoạn đường là d thì: - Sm dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên quãng đường Sm dịch chuyển so với S trong thời gian t là 2d. Vậy vận tốc của Sm so với S: - Sn cũng dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên Sm không dịch chuyển so với Sn , vậy vận tốc của Sm so với Sn bằng 0. 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ Chú ý: Thí sinh có thể làm theo cách khác nhưng đúng đáp số và bản chất vật lý vẫn cho đủ điểm.
Tài liệu đính kèm: