đề thi chọn học sinh giỏi lớp 7 Năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1: ( 4 điểm) Em hãy giải nghĩa các từ sau: - thi ca, thi sỹ - thi nhân , văn nhân Đặt câu với 2 từ thi sỹ và thi nhân trong đó có sử dụng thành phần trạng ngữ. Câu 2: ( 2 điểm ) Hãy chọn từ thích hợp trong các từ sau đây: thành công, nổi bật, xuất sắc, bông hoa để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau: - Sống chết mặc bay được coi là tác phẩm...........................nhất của Phạm Duy Tốn. Sống chết mặc bay về tư tưởng cũng như nghệ thuật vẫn được xem là.......................đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Câu 3 : (6 điểm ) Trong bài thơ Lời cây buồm nhà thơ Văn Đắc viết đoạn kết như sau: " Biển nhận ra bão giông Trời tìm ra bến lạ Buồm tôi là chiếc lá Nhớ rừng, ơi đại dương." ( Tài liệu dạy kiến thức Ngữ văn địa phương lớp 7, NXB Thanh Hoá, 2006 ) a.Văn bản Lời cây buồm và đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? b. Cảm nghĩ của em khi đọc khổ thơ trên. ( Bài viết không quá 30 dòng ) Câu 4: (8 điểm) Phong thái ung dung và lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. ( SGK Ngữ văn , tập I- NXB Giáo dục, 2005 ) Đề thi gồm có 01 trang đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1: ( 5 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây: " Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn mam của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. " ( Tôi đi học - Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, Tập I, NXB Giáo dục- 2005 ) a. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ? b. Nêu cảm nhận của em về nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn văn trên. Tác giả muốm diễn đạt điều gì qua đoạn văn ấy ? c. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 15 đến 20 câu ) ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên. Câu 2: ( 4 điểm ) Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau: " Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu..." " Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay." ( Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ văn 8 , Tập II, NXB Giáo dục- 2005 ) Câu 3: ( 3 điểm ) Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi ngày 18 tháng 3 năm 2010 để lại trong lòng độc giả bao nỗi tiếc thương vô hạn. " Thế hệ đời sau nhớ mãi một nhà thơ chiến sĩ, nhớ mãi một thi nhân chở đá xây đời " ( Hữu Thỉnh ). Để tưởng nhớ nhà thơ của quyê hương, em hãy viết lời giới thiệu về nhà thơ Hữu Loan và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Ông đồng thời nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Hoa lúa. ( Tài liệu dạy kiến thức Ngữ văn địa phương 8, NXB Thanh Hoá, 2006) Câu 4: (8 điểm) Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. ( Trong lòng mẹ - Trích "Những ngày thơ ấu" )- Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, Tập I, NXB Giáo dục, 2005) Đề thi gồm có 01 trang hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi lớp 7 Năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Câu Nội dung điểm 1 (4đ) - Giải nghĩa đúng 1từ: 0,5 điểm. Đúng 4 từ: 2 điểm. + thi ca: Thơ ca. + thi sỹ: Nhà thơ. + thi nhân: Nhà thơ + văn nhân: Người có học thức, biết làm văn, làm thơ. - Đặt câu với 1 từ đúng ngữ pháp theo yêu cầu có sử dụng trạng ngữ : 1điểm. Đúng cả 2 câu: 2 điểm 2đ 2đ 2 (2đ) - Chọn đúng và điền đúng 1 từ: 1 điểm. Dúng 2 từ: 2 điểm. - Thứ tự điền đúng như sau: thành công, bông hoa. 2đ 3 (6đ) a. Thuộc kiểu văn bản biểu cảm b. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn ngắn, đúng thể loại có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng. + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người. + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp. 2đ 1đ 1,5đ 1,5đ 4 8Đ Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: a. Để cảm nhận được phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong hai bài thơ cần chú ý: Hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh thiên nhiên qua cái nhìn của tác giả, tâm trạng và hoạt động của con người trong khung cảnh sống và giọng điệu của bài thơ. b. Phong thái ung dung lạc quan được thể hiện: - Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. - Tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya : mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kỳ thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong. - Cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc làm việc quân trở về, phơi phới nhẹ nhàng chở đầy ánh trăng. - Giọng thơ trong cả hai bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, có sự suy tư, trăn trở nhưng vẫn hào hứng đầy tin tưởng. - Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1947 - 1948, càng thấy rõ phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ trong hai bài thơ. Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách phân tích, song nphải đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Căn cứ vaod bài làm cụ thể của học sinh để cho điển phù hợp. 1đ 1,5đ 1,5đ 1đ 1đ 1đ 1đ hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi lớp 8 Năm học 2009-2010 Môn thi: Ngữ văn Câu Nội dung điểm 1 5Đ a. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. b. - Đoạn văn có 62 chữ, chỉ có 2 câu, 2 dấu chấm và 2 đấu phẩy. - Nhịp điệu câu văn nhẩn nha, không gấp gáp vội vàng. - Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng. - Cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm, nhỏ nhẹ như là lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời....Tất cả nhằm diễn đạt một tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang " náo nức những kỷ niệm mơn mam của buổi tựu trường". - Đọc đoạn văn trên phải đọc chậm, nhẹ nhàng và không được lên giọng. c. Đoạn văn phải có bố cục rõ tàng, đúng nội dung theo yêu cầu đề bài, tình cảm chân thành, sâu sắc. Căn cứ vào đoạn văn cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2đ 2 4Đ Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: Khi phân tích cần làm nổi bật: Hình ảnh ông đồ thời tàn. - Hình ảnh ông đồ ngồi đấy nhưng cũng chẳng cần đến bút, chạm đến giấy. Vì vậy mà: Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Nỗi buồn tủi lan sang cả vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như đọng lại bao tủi sầu và trở thành nghiên sầu! ở đây biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt. - Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưnmg cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Đường phố vẫn đông người qua, nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông! Ông ngồi đấy bên phố đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấm bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cũng lạnh lẽo như lòng ông: Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay. - Đây có phải là những câu thơ tả tình không? Đúng là tuy có tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng...Có thể nói đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi và ông cũng bỏ mặc...! Ngoài giời mưa bụi bay, câu thơ ấy tả cảnh hay tả lòng người? Chẳng phải mưa to, gió lớn, cũng chẳng phải mưa rả rích dầm dề sầu não ghê gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao mà ảm đạm, mà lạnh lẽo tới buốt giá! - Thì ra cái mưa phùn chỉ lất phất, cái mưa bụi chỉ nhẹ bay vậy thôi mà cũng đủ làm người buồn xót xa, buồn nát ruột! Đây là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như cả trời đất cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông đồ. 0,5đ 1đ 1đ 1đ 0,5đ 3 3Đ - Hữu Loan tên thật: Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 02 tháng 4 năm 1916, tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. - Hội viên Hội nhà văn Việt Nam - Thuở nhỏ, Hữu Loan học thành chung ở Thanh Hoá, sau đó đi dạy học tự kiếm sống. Ông tham gia Cách mạng từ năm 1936, hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân, Tham gia Việt Minh ở Thanh Hoá. Năm 1943 về Nga Sơn gây dựng phong trào Việt Minh ở quê, là Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Nga Sơn. Sau được cử làm uỷ viên văn hoá trong Uỷ ban lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Trong kháng chiến chống Pháp, Ông tham gia phục vụ trong quân đội, Phụ trách báo Chiến sỹ của Sư đoàn 304 ở liên khu IV. - Sau năm 1954, ông về công tác tại báo Văn nghệ một thời gian, rồi về sống ở quê nhà cho đến khi mất. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Mầu tím hoa sim, Đèo cả... - Bài thơ Hoa lúa được sáng tác trong không khí những ngày vui lớn của nông thôn, nông dân miền Bắc năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, đầu hoà bình lập lại. Kháng chiến thắng lợi, nông dân được giải phóng ruộng đất khỏi từng lớp địa chủ, " Ruộng đất về tay dân cày", được giải phóng tư tưởng tình cảm. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 4 8Đ Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: Khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Hồng cần đi theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với các lời nói, cử chỉ của nhân vật người cô. Phản ứng tâm lý của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc đối với mẹ chú. * Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng khi trả lời người cô: + Mới đầu nghe người cô hỏi, lập tức trong ký ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Từ " cúi đầu không đáp" đến " cũng đã cười và đáp lại cô" là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Bởi chú nhận ra ngay những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của cô mình nhưng lại không muốm tình yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. + Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại khoé mắt đã cay cay. Đến khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô đã trắng trợn phơi bày ở lời nói thứ ba thì lòng đau đớn của chú bé không còn nén nổi: " Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mét rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ". Cái " cười dài trong tiếng khóc" để hỏi lại sau đó thể hiện sự kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng. + Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tìmh cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Nguyên Hồng đã bộc lộ lòng căm tức tột cùng ở những giây phút này bằng các chi tiết đầy ấn tượng. Lời văn lúc này dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh mẽ: " Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi". * Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. + Chú ý hành động chạy đuổi theo chiếc xe của chú bé Hồng với tất cả cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ, chú đã " oà lên khóc rồi cứ thế nức nở". Giọt nước mắt lần này khác hẳn lần trước ( khi trả lời người cô ): dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trng lòng mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó vẽ nên một không gian của ánh sáng, mầu sắc, của hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử... + Chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vưà qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. * Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt ở phần cuối này, là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Lưu ý: Người chấm vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích cho những bài có sáng tạo độc đáo. 1đ 3đ 3đ 1đ
Tài liệu đính kèm: