SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Vào ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng như nhau, ngày dài bằng đêm? Tại sao? Câu 2 (2,0 điểm) Hãy kẻ lại bảng dưới đây, tính và ghi kết quả đã tính vào ô trống phù hợp: Địa điểm Hà Nội (1050Đ) Niu Đêli (770Đ) Junica (1240T) Giờ quốc tế (GMT) 0h Ngày/tháng/năm 01/01/2012 Câu 3 ( 3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Xác định các phụ lưu lớn nhất, các chi lưu, các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình. b. Phân tích đặc điểm hệ thống sông Thái Bình. Câu 4 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới CHỈ SỐ EU HOA KÌ NHẬT BẢN Dân số (triệu người - 2005) 459,7 296,5 127,7 GDP (tỉ USD - năm 2004) 12 690,5 11 667,5 4 623,4 Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới (% - 2004) 37,7 9,0 6,25 Hãy cho biết EU, Hoa Kì, Nhật Bản có những điểm giống nhau và khác nhau gì giữa ba chỉ số trên. Câu 5 (4,0 điểm) a. Nêu sự khác nhau để phát triển nông nghiệp của ba vùng tự nhiên ở Hoa Kì. b. Vì sao nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn. Câu 6 (2,0 điểm) a. Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản? b. Những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế Nga phát triển từ sau năm 2000? Câu 7 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2009 (đơn vị: tỉ USD) Năm Khu vực kinh tế 1985 1995 2005 2009 Khu vực I 67,9 143,0 273,1 513,5 Khu vực II 96,3 340,4 1 069,8 2 308,3 Khu vực III 74,8 214,2 914,0 2163,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2010). a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc năm 1995 và năm 2009. b. Nhận xét về quy mô, sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong thời gian trên. --- Hết --- Họ và tên thí sinh:.................................................................................SBD.......................................... (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm 1 (2,0) Vào ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng như nhau, ngày dài bằng đêm? - Ngày 21/3 và 23/9 - Nguyên nhân: Vào ngày 21/3 và 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại Xích đạo lúc 12 h trưa, trục sáng tối trùng với trục Trái Đất, nên mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối = nhau, ngày = đêm 1,0 1,0 2 (2,0) Bảng kết quả tính giờ, ngày tháng, năm Địa điểm Hà Nội Niu Đêli Junica Giờ quốc tế (GMT) Ngày/tháng/năm 0h 01/01/2012 22h 31/12/2011 9h 31/12/2011 Tính đúng mỗi địa điểm được 1,0 điểm 2,0 3 (3,0) a. Xác định các phụ lưu lớn nhất, các chi lưu, các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình. - Các phụ lưu lớn nhất: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. - Ngoài các phụ lưu trên hệ thống sông Thái bình còn nhận được sự chia nước từ hệ thống sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc - Các chi lưu: sông Văn Úc, sông Kinh Thầy - Các cửa sông đổ ra biển: Cửa Thái Bình, Cửa Nam Triệu, cửa Văn Úc . 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Phân tích đặc điểm hệ thống sông Thái Bình. - Là một trong những hệ thống sông khá lớn của nước ta, chiếm 4,58% trong tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sông chảy trên lãnh thổ nước ta. Bắt nguồn và chảy hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. - Hướng sông: chủ yếu hướng tây bắc- đông nam. - Độ dốc của sông không lớn do sông chủ yếu chảy trong khu vực địa hình đồi núi thấp và đồng bằng, do đó khả năng đào lòng kém, nhưng khả năng mở rộng lòng lại thuận lợi vì có khá nhiều diện tích lưu vực của sông ở vùng đồng băng phù sa. - Sông có nhiều phụ lưu, chi lưu: + Có sự hợp lưu cùng một chỗ tại Phả Lại của ba phụ lưu lớn + Chi lưu: có nhiều chi lưu như sông Văn Úc, Kinh Thầy - Thủy chế của sông + Có sự phân mùa lũ- cạn tương ứng với sự phân mùa mưa- khô của khí hậu ở phần diện tích lưu vực + Thủy chế của sông có sự thất thường do sự hợp lưu cùng một chỗ tại Phả Lại của ba phụ lưu lớn, lãnh thổ lưu vực đều có mưa vào mùa hạ, diện tích rừng ở lưu vực không nhiều. + Lượng nước của sông Thái Bình, đặc biệt về mùa lũ có sự tác động rất mạnh của hệ thống sông Hồng do còn nhận được nước từ hệ thống sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc - Lượng phù sa ở sông Thái Bình không lớn do địa hình ít có sự phân tầng đột ngột và địa hình cũng khá thấp do đó khả năng đào lòng, vận chuyển vật chất kém, nhưng cũng góp phần bồi đắp nên Đông bằng sông Hồng. - Đặc điểm khác: dạng sông.... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 4 (3,0) - Giống nhau: + EU, Hoa Kì, Nhật Bản là ba trung tâm KT lớn nhất thế giới. + Ba trung tâm kinh tế có dân số đông trên thế giới. + Những thay đổi về chính trị, kinh tế của ba trung tâm này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến KT-XH thế giới. 0,5 0,5 0,5 - Khác nhau: + Dân số: EU đông nhất( 459,7 triệu người), tiếp đến là Hoa Kì và Nhật Bản. + Tổng GDP: EU lớn nhất (12 690 tỉ USD), tiếp đến là Hoa Kì và Nhật Bản. + Giá trị XK so với thế giới: ba trung tâm lớn chiếm 53,0 %, trong đó EU chiếm 37,7%. 0,5 0,5 0,5 5 (4,0) Lãnh thổ Hoa Kì phân hoá ba miền tự nhiên khác nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. * Vùng phía đông: + Các đồng bằng ven Đại Tây Dương, diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu. Dãy Apalat độ cao không lớn lắm 1000m - 1500m + Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, lượng mưa 1200-1500mm. => Phát triển nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi... * Vùng trung tâm: + Đất phù sa màu mỡ, rộng lớn. + Khí hậu ôn đới (phía bắc), cận nhiệt đới( phía nam, ven vịnh Mêhicô). + Thuận lợi cho trồng trọt. Phía tây và phía bắc có nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. * Vùng phía tây: + Diện tích chủ yếu là đồi núi nên không thuận lợi phát triển trồng trọt nhưng thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, có diện tích rừng tương đối lớn. + Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt; khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương-> thuận lợi phát triển trồng trọt. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn vì: - Do đặc điểm sinh thái-> sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tạo thành các vùng chuyên canh với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. - SX nông nghiệp của Hoa Kì có tính chuyên môn hoá cao. - SX nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. - Nền kinh tế Hoa Kì là nền kinh tế thị trường điển hình nên nông nghiệp phải phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá. 0,5 0,5 0,5 0,5 6 ((2,0) a. Tác dụng của cơ cấu KT hai tầng đối với sự phát triển nền KT Nhật Bản - Các cơ sở SX nhỏ, thủ công rất năng động, dễ chuyển đổi mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn. - Tận dụng được sức lao động tại chỗ, tạo việc làm cho nhiều người lao động, giảm thất nghiệp. Tận dụng được nguồn nguyên liệu ở khắp nơi. Tận dụng được các thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong cả nước 0,5 0,5 b. Những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế Nga phát triển từ sau năm 2000. - Đã có sự thay đổi các nhà lãnh đạo cao cấp của Nhà nước. - Có chiến lược kinh tế mới, thúc đẩy phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. - Hoàn cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi: giá dầu mỏ và nguyên liệu thô tăng cao, mà dầu mỏ là ngành KT mũi nhọn của Nga, mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. 0,25 0,25 0,5 7 (4,0) a.Vẽ biểu đồ: *Xử lí số liệu: - Bảng số liệu cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo khu vực kinh tế (%) Năm Khu vực kinh tế 1985 1995 2005 2009 Khu vực I 28,4 20,5 12,1 10,3 Khu vực II 40,3 48,8 47,4 46,3 Khu vực III 31,3 30,7 40,5 43,4 - Tính bán kính biểu đồ Năm 1995 2009 Bán kính (cm) 1,0 2,7 * Vẽ biểu đồ: -Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính khác nhau như đã tính Yêu cầu: Vẽ và chia tỉ lệ t¬ng ®èi chính xác, đúng bán kính, ghi ®ầy đủ kí hiệu, có chú thích và tên của biểu đồ. (Sai, thiÕu mçi ý trõ 0,25 ®iÓm) b. Nhận xét: - Về qui mô: giai đoạn 1985- 2009, giá trị tổng sản phẩm trong nước theo khu vực KT của TQ tăng tăng nhanh và liên tục. (dẫn chứng) - Về cơ cấu: giai đoạn 1985- 2009, cơ cấu GDP theo khu vực KT của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực + Khu vực II luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng từ năm 1985 đến năm 1995 và giảm nhưng không nhiều vào các năm 2005, 2009 (dẫn chứng) + Khu vực III tỉ trọng khá lớn, xu hướng tăng khá đều (dẫn chứng) + Khu vực I có tỉ trọng thấp nhất, xu hướng giảm nhanh (dẫn chứng) - Về giá trị GDP theo khu vực KT: giai đoạn 1985- 2009, giá trị của các khu vực KT đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau (dẫn chứng). 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 --- Hết ---
Tài liệu đính kèm: