PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG THCS DÂN HÒA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: LỊCH SƯ Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (4 điểm) Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và một số nước g Đong Nam Á trong những thập niên qua . Em hãy lam sáng tỏ nhận định trên ? Câu 2: (6 điểm) Trình bày những nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc ? Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam Câu 3 (4,0 điểm). Hãy nêu những biểu hiện sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời gian từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì C©u 4 (6 điểm). Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976. Đáp án và biểu điểm hướng dẫn chấm HSG sử 9 Câu 1 (4 điểm) *Trung Quốc -Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay(1978-nay)nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới:GDP hằng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới và năm 2011 vươn lên đứng thứ 2 thế giới (1 đ) -Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978-1997 thu nhập bình quân đầu người nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343+-,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. (1 đ) *Một số nước Đông Nam Á: -Xin-ga-po:từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng ở Châu Á” (0,5 đ) -Thái Lan: từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4% là nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới (0,5 đ) *Kết luận:Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước Châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán”thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á” (1 đ) Câu 2:(6 điểm) - ngày 24/10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập, đặt trụ sở tại Niu Oóc (1 đ) - Nhiệm vụ: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới + Phát triển mối quan hệ hữu nghị các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc. + Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo (1 đ) - Vai trò: + Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế + Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc +Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế,văn hóa, khoa học kĩ thuật (1 đ) -Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam: + Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng,giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS (1 đ) + Chương trình phát triển LHQ-UNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ-UNICEF giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới UNFPA gíup 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD (1 đ) - Những tổ chức LHQ hoạt động tại VN: +UNICEF (quỹ nhi đồng) +FAO (nông nghiệp lương thực) +UNESCO(văn hóa khoa học giáo dục) +PAM (chương trình lương thực) (1 đ) Câu 3 (4 điểm) -Biểu hiện sự phát triển kinh tế của Nhật Bản: +Về tổng sản phẩm quốc dân:năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/17 Mĩ) đến 1968 đạt 183 tỉ USD- vươn lên hàng thứ 2 thế giới(sau Mĩ) (0,5 đ) +Về công nghiệp: những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân là 15%, những năm1961-1970 là 13,5% (0,5 đ) +Về nông nghiệp: trong những năm 1967-1969 đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển (đừng thứ 2 thế giới sau Pêru) (0,5 đ) +Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã lần lượt vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ 2 thế giới(sau Mĩ) làm nên hiện tượng”thần kì” (0,5 đ) -Nguyên nhân sự phát triển: +Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật (0,5 đ) +Hệ thống tổ chức quản lì có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật (0,5 đ) +Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế (0,5 đ) +Nhân tố con người- nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế (0,5 đ) Câu 4 (6 điểm) *Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN -Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á đã chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại... (2 đ) -Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại BăngCốc (Thái Lan) với sự tham gia của các nước Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan (1 đ) *Hiệp ước Bali-Inđônêxia tháng 2/1976: -Trong bối cảnh lịch sử mới ở ĐôngNam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng 3 nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh tại Bali lần thứ nhất(Inđônêxia) . Các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí kết các văn kiện quan trọng: Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ước đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển. (2 đ) -Như vậy hội nghị thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lí luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lí, cơ cấu tổ chức đảm bảo cho sự hợp tác ASEAN, song cũng mở cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia. Sau Hội nghị, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn (1đ)
Tài liệu đính kèm: