SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH Đề chính thức ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm) Học sinh kẻ bảng theo mẫu sau vào bài làm. Chọn phương án trả lời đúng rồi điền vào bảng. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án Câu 1. Ở những loài sinh sản hữu tính, sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào trong mỗi cơ thể là nhờ cơ chế: A. Nguyên phân. B. Giảm phân. C. Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. D. Giảm phân và nguyên phân. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Thường biến là những biến dị không di truyền. C. Mức phản ứng di truyền được. D. Sự biểu hiện của thường biến không phụ thuộc vào kiểu gen. Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc là phương pháp: A. Để tạo biến dị tổ hợp. B. Để kiểm tra mức phản ứng của các tính trạng. C. Để tạo dòng thuần. D. Để tạo ưu thế lai. Câu 4. Ba tế bào sinh tinh ở một loài động vật có kiểu gen khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Biết cấu trúc NST không đổi trong giảm phân. A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 5. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng hộ” là biểu hiện quan hệ: A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Kí sinh. Câu 6. Lai giữa hai cơ thể có cùng kiểu gen Aa rồi cho đời lai tự thụ liên tiếp 3 thế hệ. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ cuối cùng là: A. B. C. D. Câu 7. Người ta vận dụng loại đột biến nào sau đây để loại bỏ gen có hại: A. Đảo đoạn NST. B. Lặp đoạn NST. C. Chuyển đoạn NST. D. Mất đoạn NST. Câu 8. Tẩm consixin lên đỉnh sinh trưởng của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa rồi để các tế bào ở đỉnh sinh trưởng tiếp tục nguyên phân. Những loại tế bào có kiểu gen nào sau đây có thể xuất hiện: A. AAaa. B. Aa và AAaa. C. AAAA và aaaa. D. AAAA, aaaa và AAaa. B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nào? b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy? Câu 2. (2,5 điểm) Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên? b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa hay không? Tại sao? Câu 3. (3,0 điểm) Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Menden từ đó nêu nội dung quy luật phân ly. Menden đã giải thích thí nghiệm đó như thế nào? Câu 4. (1,5 điểm) Hãy phân biệt giữa biến dị tổ hợp và thường biến. Câu 5. (2,5 điểm) - Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật? - Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 6. (3,0 điểm) Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật chuyển gen. ADN tái tổ hợp tồn tại và hoạt động ở tế bào nhận là tế bào thực vật hoặc tế bào động vật so với tế bào nhận là vi khuẩn khác nhau ở điểm nào? Câu 7. (1,5 điểm) Một cơ thể thực vật có kiểu gen . Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc NST không đổi trong giảm phân. Cho cơ thể trên tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn ở đời lai. Câu 8. (1,0 điểm) Một đoạn mạch của một gen có cấu trúc như sau: -A-T-A-X-G-G-X-T-X- Hãy viết cấu trúc đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên. ------------------------HẾT------------------------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH --------------- KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013 ---------------------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D C B C B D B B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm) Câu Ý Nội dung trả lời Điểm 1 a - Tính đa dạng: Với 4 loại nuclêôtit khác nhau nhưng với số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp khác nhau đã tạo nên vô số các loại ADN. - Tính đặc thù được thể hiện: + Mỗi loại ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. + Mỗi loài sinh vật có hàm lượng ADN, số phân tử và cấu trúc các phân tử ADN đặc trưng. - Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nhân đôi, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 0,5 0,25 0,25 0,5 b - Prôtêin đa dạng và đặc thù vì: + 20 loại axit amin cấu tạo với số lượng, thành phần và trật tự khác nhau. + Cấu trúc không gian khác nhau. + Số chuỗi axit amin khác nhau. - Yếu tố chính: do gen (ADN) quy định. - Nguyên nhân có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù: + Do đột biến gen. + Do tác động của các yếu tố môi trường: nhiệt độ, áp suất, pH 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 a - NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào có ở kì sau của nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân 2. - TH 1: Kì sau của nguyên phân: Mỗi tế bào mang 4n NST đơn2n = 40 : 2 = 20 NST. - TH 2: Kì sau của giảm phân 2: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn2n = 40 NST 0,5 0,5 0,5 b - TH 1: là nguyên phân thì các tế bào con sinh ra vẫn còn có thể phân chia tiếp vì nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào: hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai. - TH 2: là giảm phân 2 thì các tế bào con sinh ra là giao tử hoặc các thể cực 2 nên không còn khả năng phân chia. 0,5 0,5 3 - Thí nghiệm: P: Hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ F1 tự thụ F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng - Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. - Giải thích: + F1 thu được đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lại ở F2 chứng tỏ các tính trạng không trộn lẫn vào nhau. + Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Trong tế bào sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. + Cơ chế di truyền các tính trạng là do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh. + Menđen dùng các chữ cái để chỉ các nhân tố di truyền tong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn. + Quy ước và viết sơ đồ lai thí nghiệm trên. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 4 Biến dị tổ hợp Thường biến Khái niệm Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. Là sự biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể (của cùng một kiểu gen) dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Đặc điểm - Xuất hiện riêng lẻ, có thể dự đoán được quy mô xuất hiện nếu biết trước đặc điểm di truyền của P. - Xuất hiện trong sinh sản hữu tính, di truyền được. - Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định. - Phát sinh trong đời sống cá thẻ, không di truyền được. Ý nghĩa Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt với môi trường sống. Nếu học sinh trình bày theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa. 0,5 0,25 0,25 0,5 5 - Nêu khái niệm đúng. - Đặc điểm về số lượng và thành phần loài: Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Mức độ phong phú về loài trong quần xã. Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quầ xã Độ thường gặp Tỷ lệ phần trăm số điểm bắt gặp của loài trong tổng số điểm quan sát Thành phần loài trong quần xã Loài ưu thế Loài đống vai trò quan trọng trong quần xã Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài hác - Cân bằng sinh học: hiện tượng số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với sức chịu đựng của môi trường. - VD: h/s lấy ví dụ đúng thì cho điểm tối đa Nếu học sinh trình bay theo cách khác nhưng đúng và đủ ý vẫn cho điểm tối đa 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 6 - Các bước cơ bản trong kĩ thuật chuyển gen(3 khâu): + Khâu 1: Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut. + Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai). Dùng emzim cắt chuyên biệt để cắt ADN của tế bào cho và ADN thể truyền ở vị trí xác định. Dùng emzim nối để nối ADN tế bào cho và ADN của thể truyềnADN tái tổ hợp. + Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận tạo điều kiện chi gen đã ghép được biểu hiện. - Phân biệt: + Trong tế bào động vật, thực vật: ADN tái tổ hợp gắn vào NST của tế bào nhận, tự nhân đôi, truyền qua các thế hệ tế bào tiếp theo qua cơ chế phân bào. + Trong tế bào vi khuẩn: ADN tái tổ hợp tồn tại và nhân đôi độc lập với NST của tế bào. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 7 - Vì gen A, B liên kết hoàn toàn trên cùng một cặp NST tương đồng và phân li độc lập với hai gen còn lại, nên ta có: + Phép lai: F1 có TLKH là: 3 A - B - : 1 aabb. + Phép lai: DdHh x DdHhF1 có TLKH là: 9 D - H - : 3 D – hh : 3 ddH - : 1 ddhh - Vậy kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn xảy ra theo hai khả năng sau: + Khả năng 1: Kiểu hình có dạng A - B -ddhhTỉ lệ của kiểu hình này là 3/4x1/16 = 3/64. + Khả năng 2: kiểu hình có dạng aabbD - H -Tỉ lệ của kiểu hình này là 1/4x9/16 = 9/64. - Tổng tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính trạng lặn là: 3/64 + 9/64 = 12/64 = 3/16 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 8 - TH 1: Mạch đã cho là mạch gốc:ARN:– U – A – U – G – X – X – G – A – G – ... - TH 2: Mạch đã cho là mạch bổ sung với mạch gốc: ARN:- A – U – A – X – G – G – X – U – X - 0,5 0,5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH -------------- ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 ----------------------- Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây và ghi vào tờ bài làm Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng, tính trạng quả tròn là trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu. Cho giao phấn giữa hai cây thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được F1 với 100% cây quả đỏ, tròn. Cho cây F1 giao phấn với nhau, ở F2 thấy xuât hiện 3 loại kiểu hình. Xác định kiểu gen của cây F1. A. AaBb. B. Aabb. C. AB/ab. D. Ab/aB. Câu 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu gen và kiểu hình ít nhất? A. AABBDD x AaBbDD. B. AABbDd x Aabbdd. C. AABBdd x AABbdd. D. Aabbdd x aaBbdd. Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình? A. Aabb x aaBb và AaBb x aabb. B. Aabb x aaBb và Aa x aa. C. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb. D. Aabb x aabb và Aa x aa. Câu 4: Ở một loài thực vật, gen quy định chiều cao thân có hai alen (A, a); gen quy định hình dạng hạt có 2 alen (B, b); gen quy định màu hoa có 2 alen (D, d). Biết các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên trong loài là bao nhiêu? A. 6. B. 9. C. 12. D. 27. Câu 5: Một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 0,25. Chiều dài của đoạn ADN này là 0,51 micrômet. Sau khi bị đột biến làm giảm 1 liên kết hiđrô nhưng tổng số nuclêôtit không thay đổi. Đột biến xảy ra làm đoạn ADN sau khi đột biến có số nuclêôtit từng loại là: A. A = T = 300; G = X = 1200. B. A = T = 299; G = X = 1201. C. A = T = 301; G = X = 1199. D. A = T = 300; G = X = 1199. Câu 6: Thường biến là những biến đổi kiểu hình có tính chất A. di truyền, riêng lẻ và có hướng xác định. B. di truyền, đồng loạt và có hướng xác định. C. không di truyền, đồng loạt và vô hướng. D. không di truyền, đồng loạt và có hướng xác định. Câu 7: Dựa vào cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen, hãy xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra từ 3 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbDdee. A. 6. B. 8. C. 12. D. 24. Câu 8: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 6. B. 12. C. 24. D. 36. II. Phần tự luận (18,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Cho hai loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen . a. Nêu những điểm khác biệt về kiểu gen của 2 loài đó. b. Dùng lai phân tích có thể nhận biết được 2 kiểu gen nói trên không? Lấy ví dụ minh hoạ. Câu 2: (2,0 điểm) Cho cây ♂ có kiểu gen AaBbCcDdEe thụ phấn với cây ♀ có kiểu gen aaBbccDdee. Hãy tính: + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây bố. + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gẹn giống cây mẹ. + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình giống cây bố. + Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình khác cây mẹ. Biết: các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau; trong mỗi cặp alen của gen, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh không xảy ra đột biến; các hợp tử F1 đều sinh trưởng, phát triển bình thường. Câu 3: (2,0 điểm) a. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbdd tiến hành giảm phân bình thường, theo lí thuyết sẽ thu được mấy loại giao tử? Đó là những loại giao tử nào? b. Dựa vào hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân hãy giải thích tại sao có thể tạo ra các loại giao tử đó. Câu 4: (2,0 điểm) Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật: - Phép lai 1: lai bố mẹ thuần chủng một bên có lông đen, mắt dẹt với một bên có lông nâu, mắt bình thường được F1 toàn lông đen, mắt bình thường. Tiếp tục cho F1 lai với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ 1 lông đen, mắt dẹt : 2 lông đen, mắt bình thường : 1 lông nâu, mắt bình thường. - Phép lai 2: lai bố mẹ thuần chủng, một bên có lông đen, mắt bình thường với một bên có lông nâu, mắt dẹt được F1 toàn lông đen, mắt bình thường. Tiếp tục cho F1 lai với nhau được F2 có tỉ lệ 3 lông đen, mắt bình thường : 1 lông nâu, mắt dẹt. Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Câu 5: (2,0 điểm) Một đoạn phân tử ADN có 180 vòng xoắn, chứa 2 gen A và B, trong đó gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Gen A có tỉ lệ ; gen B có tỉ lệ . a. Xác định khối lượng của mỗi gen. b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen. Câu 6: (1,5 điểm) Một cô bé có ngoại hình cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, cơ thể phát triển chậm, lưỡi dài và dày, trí tuệ kém phát triển được đưa vào bệnh viện khám. Bác sĩ làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát dưới kính hiển vi và thấy có 47 nhiễm sắc thể trong tế bào. a. Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết cô bé đã mắc bệnh gì? b. Bộ nhiễm sắc thể của cô bé khác bộ nhiễm sắc thể của người bình thường như thế nào? c. Nêu cơ chế phát sinh bệnh trên. Câu 7: (1,5 điểm) a. Phân biệt đột biến và thể đột biến. b. Tại sao biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể lại thường gây hại cho sinh vật? c. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Tại sao? Câu 8: (1,0 điểm) Khi theo dõi sự di truyền của một tính trạng bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau: Ghi chú Nữ bình thường Nam bình thường Nữ bị bệnh Nam bị bệnh I II 1 2 3 4 5 6 7 III Hãy xác định kiểu gen của từng người trong phả hệ. Câu 9: (1,0 điểm) Nêu các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin của người sang vi khuẩn E.coli nhờ thể truyền. Câu 10: (1,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật. Câu 11: (2,0 điểm) a. Phân biệt chuỗi và lưới thức ăn. b. Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên? -----------------------------HẾT----------------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH -------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 ----------------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Ý đúng D C C D C D A B` Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Phần tự luận: (18,0 điểm) Câu Ý Nội dung trả lời Điểm 1 a Kiểu gen AaBb Kiểu gen AB/ab - Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. - Hai cặp gen dị hợp nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng. - Các gen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. - Các cặp gen phân li cùng nhau trong quá trình phát sinh giao tử. - Giảm phân cho 4 loại giao tử với tỉ lệ tương đương nhau là 1 AB : 1 Ab : 1 aB : 1 ab. - Giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ tương đương nhau là 1 AB : 1 ab - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. HS nêu đúng mỗi cặp ý mới được 0,25 điểm. 0,25 0,25 0,25 0,25 b Dùng phép lai phân tích có thể nhận biết được hai kiểu gen trên. Vì: - Nếu FB thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì hai cặp gen nằm trên hai cặp NST và phân li độc lập với nhau. Ví dụ: Ở đậu Hà Lan P: Hạt vàng, vỏ hạt trơn x hạt xanh, vỏ hạt nhăn AaBb aabb GP: AB, Ab, aB, ab ab FB: TLKG: 1AaBb : 1Aabb : 1 aaBb : 1 aabb TLKH: 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn HS lấy ví dụ tương tự nếu đúng vẫn cho điểm - Nếu FB thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 thì hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền liên kết với nhau. Ví dụ: Ở ruồi giấm P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt GP: AB, ab ab FB: TLKG: TLKH: 1 xám, dài : 1 đen, cụt HS lấy ví dụ tương tự nếu đúng vẫn cho điểm. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 - Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây bố = 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32. - Tỉ lệ đời con F1 có kiểu gen giống cây mẹ = 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32. - Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình giống cây bố = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128. - Tỉ lệ đời con F1 có kiểu hình khác cây mẹ = 1 – (1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2) = 1 - 9/128 = 119/128. HS trình bày theo cách khác nếu kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa 0,5 0,5 0,5 0,5 3 a - Thu được 2 loại giao tử. - Hai loại giao tử đó là: ABd và abd hoặc Abd và aBd. 0,25 0,5 b Giải thích: - Trong quá trình giảm phân xảy ra 1 lần NST tự nhân đôi và 2 lần phân chia NST. Kí hiệu các cặp NST tương đồng là Aa, Bb, dd. - Giảm phân I: + Kì trung gian: Các NST đơn trong tế bào tự nhân đôi thành các NST kép, do đó bộ NST của tế bào có dạng AaaaBBbbdddd. + Ở kì giữa, Các cặp NST kép tương đồng xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Do tế bào có 3 cặp NST tương đồng nhưng chỉ có hai cặp NST tương có cấu trúc (kí hiệu) khác nhau (cặp Aa và Bb) nên ở kì này các NST kép trong tế bào chỉ có thể nhận 1 trong hai cách sắp xếp là: hoặc + Do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng khi đi về hai cực của tế bào ở kì sau nên tương ứng với mỗi cách sắp xếp các NST kép thành hai hàng ở kì giữa thì khi kết giảm phân I sẽ cho ra hai tế bào con có bộ NST đơn bội kép và hai tế bào con này có thể có bộ NST là AABBdd và aabbdd hoặc Aabbdd và aaBBdd. - Giảm phân II: Thực chất của giảm phân II là nguyên phân nên từ mỗi tế bào con được tạo ra sau giảm phân I thì khi kết thúc giảm phân II sẽ cho ra hai tế bào con có bộ NST gồm n NST đơn giống nhau. Do đó: + Nếu 2 tế bào con được tạo ra sau giảm phân I có bộ NST là AABBdd và aabbdd thì kết thúc giảm phân II sẽ cho ra 4 tế bào con gồm hai loại, 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là ABd và 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là abd. + Nếu 2 tế bào con được tạo ra sau giảm phân I có bộ NST là AAbbdd và aaBBdd thì kết thúc giảm phân II sẽ cho ra 4 tế bào con gồm hai loại, 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là Abd và 1 loại gồm 2 tế bào có bộ NST là aBd. HS có thể dùng sơ đồ hoặc cách diễn đạt khác nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 - Biện luận: + Ở cả hai phép lai: P thuần chủng và
Tài liệu đính kèm: