PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HOÁ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Câu 1: (2,0 điểm) Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. 1. Xác định số hạt mỗi loại của nguyên tử Y và tên, KHHH của nguyên tố Y. 2. Từ oxit của Y hãy viết PTHH điều chế: bazơ, muối sunfat, muối clorua, muối photphat của Y. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau để điều chế MgCl2? 2. Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Hãy tính khối lượng bằng gam của một nguyên tử Na và một nguyên tử Fe. Câu 3: (2,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết các PTHH xảy ra ở mỗi thí nghiệm sau: 1. Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch AgNO3. 2. Đốt một ít photpho đỏ trong bình thủy tinh, khi photpho cháy hết cho nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ và cho quỳ tím vào. 3. Rót dung dịch H2SO4 98% vào cốc chứa đường kính trắng (C12H22O11). 4. Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3. Câu 4: (2,0 điểm) ) Hòa tan hoàn toàn 9,2(g) hỗn hợp X gồm Mg và Fe cần dùng vừa hết 400 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được 5,6 lít H2 (đktc). 1. Tính a. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X. Câu 5: (2,0 điểm) Có 5 lọ không nhãn, biết 4 lọ đựng các dung dịch sau có cùng nồng độ mol: NaOH, NaCl, NaHSO4, BaCl2 và 1 lọ đựng H2O. Chỉ dùng thêm thuốc thử duy nhất là dung dịch phenolphatelein, hãy nêu cách nhận ra từng lọ. Câu 6: (2,0 điểm) Khi hoà tan một lượng oxit kim loại hoá trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức của oxit trên. Câu 7: (2,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng muối ra khỏi hỗn hợp sau: Na2CO3, BaCO3, MgCO3. Câu 8: (2,0 điểm) Hai chất khí X và Y có đặc điểm: - Tỉ khối hơi của hỗn hợp đồng thể tích của X và Y đối với khí heli là 7,5. - Tỉ khối hơi của một hỗn hợp đồng khối lượng của X và Y đối với khí oxi là 11/15. a. Tính PTK của X và Y, giả sử X nhẹ hơn Y. b. Y là hợp chất làm vẫn đục dung dịch nước vôi trong. Xác định CTHH của Y. Câu 9: (2,0 điểm) Hòa tan hết 4,68 gam hỗn hợp hai muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lit khí CO2(đktc). a. Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X. b. Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol nACO3: nBCO3= 2: 3, tỉ lệ khối lượng mol MA: MB = 3: 5. Câu 10: (2,0 điểm) 1.Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl (dùng bình kíp), do đó khí CO2 thu được còn có lẫn một ít khí hiđro clorua và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp để thu được khí CO2 tinh khiết. Viết các PTHH xảy ra. 2. Hoà tan m gam SO3 vào 300g dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch H2SO4 49,0%.Tính m? Cho biết: Na = 23; He = 4; Fe = 56; Ca = 40; Mg = 24; H = 1; S = 32; O = 16;C = 12; Cl=35,5; Hết Họ và tên: .................................................................. Số báo danh:............................... PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THIỆU HÓA HOÁ HƯỚNG DẪN CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : HÓA HỌC Câu Nội dung Điểm 1 1. Ta có hệ pt: 2p + n = 58 2p - n = 18 Giải hệ ta được: p = e = 19; n = 20. Vậy X là kali (K). 0.25đ 0.25đ 0.5đ 2. PTHH: K2O + H2O → 2KOH K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O K2O + 2HCl → 2KCl + H2O 3K2O + P2O5 → 2K3PO4 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 2 1. Xác định đúng chất và viết đúng mỗi PTHH cho 0,25đ 1.0đ 2. 1 đvC = 1/12.mC = 1/12. 1,9926.10-23 = 0,16605. 10-23 (g) mNa = 23.0,16605. 10-23 = 3,81915. 10-23 (g) mFe = 56.0,16605. 10-23 = 9,2988. 10-23 (g) 0.5đ 0.25đ 0.25đ 3 1. Có chất rắn màu trắng xám bám vào dây đồng và dung dịch dần xuất hiện màu xanh lam. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 0.25đ 0.25đ 2. P cháy sáng tạo ra khói trắng dày đặc (P2O5), P2O5 tan tạo thành dd không màu, dd này làm quỳ tímđỏ. 2 P + 5 O2 2 P2O5 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 0.25đ 0.25đ 3. Đường dần chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu rồi sang khối xốp màu đen và dâng lên: 0.25đ 0.25đ 4. Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên bề mặt dung dịch, tan, có bọt khí H2 thoát ra, sau xuất hiện kết tủa đen: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2AgNO3 + 2NaOH 2NaNO3 + Ag2O + H2O. 0.25đ 0.25đ 4 Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp X ban đầu (x, y > 0) PTHH: 2 HCl + Mg MgCl2 + H2 (1) mol: 2x x x 2HCl + Fe FeCl2 + H2 (2) mol: 2y y y - Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình sau: 24x + 56y = 9,2 (I). x + y = 0,25 (II). Giải hệ này ta được : x = 0,15 (mol) ; y = 0,1 (mol). => nHCl = 2x+2y = 0,5 (mol) => a = 0,5 : 0,4 = 1,25 (l). mMg = 24.0,15 = 3,6(g) - Thành phần trăm theo khối lượng củamỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu là: % Mg = (3,6 : 9,2).100% = 39,13%; % Fe = 100% - 39,13% = 60,87%. 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 5 - Trích mỗi chất thành nhiều mẫu thử với thể tích bằng nhau. - Cho phenolphtalein vào các mẫu, nhận ra dd NaOH tạo ra dung dịch màu hồng. - Cho các mẫu còn lại tác dụng với dung dịch màu hồng, nhận ra NaHSO4 làm mất màu hồng của dung dịch. NaHSO4 + NaOH ® Na2SO4 + H2O - Dùng dung dịch NaHSO4 thử 3 mẫu còn lại, nhận ra BaCl2 có kết tủa trắng: 2NaHSO4 + BaCl2 ® BaSO4 ¯ + Na2SO4 + 2HCl - Cô cạn 2 mẫu còn lại, nếu còn lại bã rắn là NaCl; không để lại dấu vết là nước. 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 6 Đặt công thức của oxit là RO PTHH: RO + H2SO4 RSO4 + H2O (MR + 16) 98g (MR + 96)g Khối lượng dd H2SO4 là: (1.98 : 4,9).100 = 2000 (g) Khối lượng dd sau phản ứng là: mdd = (MR + 16) + 2000 = MR + 2016 C% = .100% = 5,87%. Giải phương trình ta được: MR = 24, kim loại R(II) là Mg. Vậy CTHH của oxit là MgO 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.25đ 0.5đ 7 Hòa tan hỗn hợp bằng nước dư. Lọc tách phần không tan. Cô cạn nước lọc thu được Na2CO3 khan. - Nung hỗn hợp rắn không tan đến khối lượng không đổi : BaCO3 BaO + CO2 MgCO3 MgO + CO2 - Hòa tan chất rắn sau nung bằng nước dư : + dd là Ba(OH)2 BaO + H2O Ba(OH)2 + Phần không tan là MgO. - Lấy phần dung dịch cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư. Lọc tách kết tủa, sấy khô thu được BaCO3 Ba(OH)2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaOH. - Lấy phần không tan (MgO) cho tác dụng với dung dịch HCl dư. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư, lọc tách kết tủa, sấy khô thu được MgCO3 Mg(OH)2 + 2HCl MgCl2 + H2O 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O. MgCl2 + Na2CO3 MgCO3↓ + 2NaCl. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 8 - Gọi V là thể tích của mỗi khí X và Y Ta có: d(X + Y)/He = 7,5=> (X+Y)/ 4 = 7,5 => (X+Y) = 30 => (X+Y)= = 30 => MX + MY = 60 (I) Gọi m là khối lượng của mỗi khí X và Y Ta có (X+Y) = : = => d(X+Y)/O2 = 11/15 => = (II) Thế (I) và (II) => MX. My = 703(III) từ (III) => MX ( 60 - MX) = 704 =>MX = 44 và MX = 16 Mà MX MX = 16 thì MY = 44 là phù hợp - Y là chất khí làm vẩn đục nước vôi trong => Y là CO2 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 9 a. nCO2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol) PTHH: ACO3 + H2SO4 ASO4 + H2O + CO2 (1) BCO3 + H2SO4 BSO4 + H2O + CO2 (2) Theo pt(1,2): nH2SO4 = nH2O = nCO2 = 0,05 (mol) Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmuối + maxit = mmuối mới + mH2O + mCO2 => mmuối mới = 4,68 + 0,05.98 – 0,05.44 – 0,05.18 = 6,48 (gam) 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ b. Gọi số mol của ACO3 = 2x(mol) thì số mol của BCO3 là 3x (mol) MA = 3a (g) => MB = 5a(g) Theo pt(1,2): nCO2 = nACO3 + nBCO3 = 5x = 0,05 => x = 0,01 mol => 0,02(3a+ 60) + 0,03(5a + 60) = 4,68 => a = 8 => MA = 24; MB = 40 Vậy A là Magie (Mg) và B là Canxi (Ca) 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 10 1. PTHH: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 Để thu được khí CO2 tinh khiết ta cho hỗn hợp khí và hơi qua bình đựng dung dịch NaHCO3 dư, hiđroclorua bị giữ lại. Tiếp tục cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng H2SO4 đặc hoặc P2O5, hơi nước bị hấp thụ. Ta thu được CO2 tinh khiết. HCl + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 H2SO4 đặc hấp thụ hơi nước. 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 2. Ta có: mH2SO4 = 300.24,5% = 73,5g. SO3 + H2O H2SO4 m/80 m/80 Tổng khối lượng H2SO4 là: 98m/80 + 73,5. mddsau = (300 + m) g C% = (98m/80 +73,5) : (300+m).100% = 49,0% m = 100g 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Ghi chú: Học sinh làm các cách khác nhau, nêu đúng cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: