1 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học 2015 - 2016 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 4 câu – 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Tục ngữ Việt Nam có câu: Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Trình bày phẩm chất đạo đức mà cha ông ta đã răn dạy qua câu tục ngữ trên. Câu 2. (2,5 điểm) Gia đình ông Nam có thửa đất ở nằm bên cạnh đường giao thông của xã và đã xây bờ tường bao kín xung quanh. Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương Ban kiến thiết thôn đến nhà vận động ông Nam tháo dỡ tường bao và hiến 3,0m2 đất để mở rộng đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại nhưng ông Nam kiên quyết không đồng ý. Ông Nam đưa ra lí do là thửa đất nhà ông đang ở đã được nhà nước giao cho ông toàn quyền sở hữu nên không ai được xâm phạm. a, Theo em việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao? b, Nếu em là con ông Nam em hãy dùng kiến thức đã học giải thích như thế nào để ông Nam hiểu và tự nguyện hiến 3,0m2 đất để làm đường? Câu 3. (2,5điểm) Nhân kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của Hiếp pháp nước ta (06/01/1946 – 06/01/2016), trường em tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “ Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát triển cùng lịch sử”. Em hãy giúp ban tổ chức chuẩn bị một số nội dung sau: a, Hiến pháp là gì? Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay đã ban hành mấy bản hiến pháp? Đó là những bản hiến pháp nào? b, Căn cứ vào đâu để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực pháp lí cao nhất? Câu 4. ( 3,0 điểm) Bàn về trách nhiệm của ông bà, cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, người xưa có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. a, Em có đồng ý với câu nói của người xưa không? Tại sao? b, Nhà nước ta quy định như thế nào về quyền và trách nhiệm của ông bà, cha mẹ đối với con cái? -------------- HẾT------------- * Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2015 - 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: GDCD 8 Câu Đáp án Biểu điểm 1 ( 2,0 điểm) - Phẩm chất mà cha ông ta răn dạy qua câu tục ngữ trên đó là tự lập 0,25 - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 0,5 - Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống. 0,5 - Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng được nhận sự kính trọng của mọi người. 0,25 - Liên hệ học sinh..... 0,5 2 (2,5 điểm) - Việc làm của ông Nam là sai vì: - Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn và tốt đẹp của Đảng và nhà nước ta. - Việc ông Nam không đồng ý hiến đất để mở rộng đường làng ngõ xóm góp phần xây dựng nông thôn mới là đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Thửa đất gia đình ông Nam đang sử dụng là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu của toàn dân. - Gia đình ông Nam được nhà nước cấp cho giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất chứ không được toàn quyền sở hữu thửa đất nên ông chỉ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng nhưng không có quyền định đoạt với thửa đất. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b, Nếu là con ông Nam em sẽ phân tích cho bố hiểu: - Hiến đất làm đường góp phần xây dựng nông thôn mới là việc làm tốt đẹp. - Thửa đất gia đình đang sử dụng là tài sản của nhà nước, thuộc quyền sở hữu của toàn dân. - Gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó chỉ là một phần của quyền sở hữu tài sản, gia đình chỉ có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt thửa đất. - Phân tích tác dụng to lớn của việc mở rộng đường làng, ngõ xóm. * Liên hệ: - Thuyết phục bố tự nguyện hiến đất làm đường là một việc nên làm. - Tích cực tham gia lao động cùng gia đình để góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 Cần đảm bảo được các ý sau: 3 (2,5 điểm) * Khái niệm: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. * Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay ban hành 5 bản Hiến pháp: - Hiến pháp 1946, Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân. - Hiến pháp 1959. Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. - Hiến pháp 1980. Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. - Hiến pháp 1992. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. - Hiến pháp 2013. Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. * Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. - Căn cứ thứ nhất: + Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật. + Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ. - Căn cứ thứ hai: + Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 147 của Hiến pháp. + Điều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. 0,5 đ 0,25đ 0,2 đ 0,2 đ 0,2 đ 0,2 đ 0,2 đ 0,25đ 0,5 đ 0,5 đ 4 (3.0 điểm) a, Em không đồng ý với quan niệm trên vì: - Quan niệm trên là sai ( không phù hợp với xã hội hiện nay ) - Quan niệm trên cho rằng phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong việc làm cho con cái hư hỏng. - Quan niệm trên phủ nhận vai trò của người của người đàn ông trong gia đình trong việc giáo dục con cái. - Trong xã hội hiện nay, vợ chồng có nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi ngang nhau. Nuôi dưỡng và giáo dục con cháu là trách nhiệm chung của cả vợ lẫn chồng, cả ông và bà. Nhà trường và xã hội cũng có vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách con người. b, Pháp luật quy định: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những người công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, xúc phạm con, ép con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức. - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. - Liên hệ với gia đình em:Các thành viên trong gia đình đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình hay chưa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 ------------- HẾT-------------
Tài liệu đính kèm: