Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1220Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
 §Ò chÝnh thøc §Ò thi chän häc sinh giái líp 9 
n¨m häc 2012- 2013
M«n: §Þa lÝ
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
(§Ò cã 01 trang)
Câu 1 (5 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giải thích tại sao có những đặc điểm đó?
b. Địa hình ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ (dựa vào trang khí hậu trong Atlat Địa lí Việt Nam).
Câu 2 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Tổng số dân cả nước và số dân thành thị nước ta giai đoạn 1990- 2003
	(Đơn vị: triệu người)
 Năm 
Tiêu chí
1990
1995
2000
2003
Tổng số dân cả nước
66,01
71,99
77,63
80,9
Số dân thành thị
12,88
14,94
18,77
20,87
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị của nước ta theo các năm đó.
b. Muốn quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển bền vững, theo em, cần giải quyết những vấn đề gì?
Câu 3 (5 điểm): Phân tích các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta?
Câu 4 (4 điểm): Cho bảng số liệu:
Dân số, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990-2007
Năm
1990
1995
2000
2002
2005
2007
Dân số (triệu người)
66,01
71,99
77,63
79,72
83,11
85,17
Sản lượng lúa (triệu tấn)
19,23
24,96
32,53
34,45
35,83
35,94
a. Dựa vào bảng số liệu hãy tính bình quân sản lượng lúa theo đầu người của nước ta giai đoạn 1990-2007.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa, bình quân lương thực đầu người giai đoạn trên.
c. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng: số dân, sản lượng lúa và mối quan hệ giữa số dân và sản lượng lúa.
Câu 5 (2,5 điểm): Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở nước ta phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
.Hết.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên:. SBD:.. phòng thi:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI thi
chän häc sinh giái líp 9
n¨m häc 2012- 2013
M«n: §Þa lÝ
Câu
Yêu cầu Kiến thức
Điểm
1 (5 đ)
a.. Đặc điểm chung:
- Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa 
- Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình miền núi có sự khác biệt ở các khu vực:
+ Khu vực Đông Bắc: núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi núi thấp.
+ Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt mạnh.
+ Tây Nguyên: gồm các khối núi cao, đồ sộ và các cao nguyên xếp tầng, có bề mặt rộng.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng bằng lớn ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục địa rộng lớn.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc – đông nam.
- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc – đông nam và vòng cung.
- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Giải thích: có những đặc điểm đó chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại lực, cụ thể là:
- Nội lực: vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Himalaya làm địa hình nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ yếu và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún, đứt gãy tạo nên đồng bằng và thềm lục địa.
- Ngoại lực: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của gió, nước, sóng tạo ra các địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển)
b. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hoá khí hậu:
- Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình: càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.
Ví dụ: ở tháng 7, nhiệt độ ở Hà Nội (độ cao?) là, ở Sapa (có độ cao..) là  (HS lấy VD và phân tích).
- Sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì mưa ít (VD: 2 mùa mưa ở Trường Sơn chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió). 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(3,5 đ)
Tính tỉ lệ dân thành thị ở nước ta:
Năm
1990
1995
2000
2003
Tỉ lệ dân thành thị
19,51
20,75
24,18
25,80
HS có thể nhận xét theo số liệu tương đối hoặc tuyệt đối, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Số dân thành thị có xu hướng liên tục tăng qua các năm, năm 2003 so với năm 1990 tăng 1,6 lần (tăng 8 triệu người trong vòng 13 năm).
- Số dân thành thị tăng nhanh ở các giai đoạn sau (ví dụ cụ thể: 1995-2000: tăng 4 triệu người, 2000-2003: tăng 2 triệu).
- Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
b. Muốn quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển bền vững cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Đô thị hoá phải xuất phát từ công nghiệp hoá, không tự phát...
- Đô thị phát triển phải gắn liền với qui hoạch đồng bộ ở tầm vĩ mô.
1,0
0,5
0,5
0,5
1.0
Câu 3
(5 đ)
* HS hiểu được “Nhân tố tự nhiên”: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản a/hưởng đến sự phát triển và phân bố NN.
- HS nêu và phân tích được từng nhân tố ảnh hưởng đến sự PT và phân bố NN:
+ Tài nguyên đất: đa dạng. HS nêu được đặc điểm và phân bố của hai nhóm đất chính (đất phù sa và đất feralit).
+ Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (yếu tố thuận lợi, không thuận lợi).
+ Tài nguyên nước; phong phú, phân bố không đều trong năm (d/c).
+ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
-HS hiểu được “ Nhân tố kinh tế - xã hội: điều kiện kinh tế - xã hội” là gì? a/h ? ( là yếu tố quyết định đến sự phát triển và phân bố NN).
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. (d/c)
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật: ngày càng hoàn thiện(d/c)
+Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển(d/c)
+ Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng(d/c)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(4,0 đ)
Xử lí số liệu: 
Bình quân sản lượng lúa theo đầu người của nước ta
giai đoạn 1990-2007 (đơn vị:kg/người):
Năm
1990
1995
2000
2002
2005
2007
Bình quân
291,3
346,7
419
432,1
431
421,9
Vẽ biểu đồ:
* Xử lí số liệu: coi 1990 = 100% sau đó tính tốc độ tăng trưởng các năm sau so với năm 1990. Ta có bảng kết quả sau:
Tốc độ tăng trưởng: số dân, sản lượng lúa, bình quân sản lượng lúa đầu người (đơn vị: %):
Năm
1990
1995
2000
2002
2005
2007
Số dân
100
109,1
117,6
120,8
125,9
129,0
Sản lượng lúa
100
129,8
169,2
179,1
186,3
186,9
Bình quân sản lượng lúa
100
119
143,8
148,3
147,9
144,8
* Vẽ biểu đồ đường. Yêu cầu: đúng đủ, đẹp, đủ tên, chú giải.
c. Nhận xét và giải thích: 
- Từ năm 1990 đến 2007, số dân, sản lượng lúa, bình quân sản lượng lúa đều tăng nhanh nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Dân số: 
+ Tăng liên tục, tăng chậm nhất (29%). 
+ Do quy mô dân số đông, tỉ lệ tăng tự nhiên đã giảm.
- Sản lượng lúa: 
+ Tăng liên tục, tăng nhanh nhất (86,9%). 
+ Do nước ta tăng diện tích khai hoang, tăng vụ, thay đổi cơ cấu thời vụ; tăng năng suất: thâm canh cao, áp dụng giống mới.
- Bình quân sản lượng lúa/ người:
+ Tăng nhanh thứ 2 (tăng 44,8%) nhưng có biến động: từ 1990-2002 tăng liên tục (tăng 48,3% so với năm 1990); năm 2005, 2007 tốc độ tăng đã chậm lại (năm 2007 tăng 44,8% so với năm 1990).
+ Do tốc độ tăng sản lượng lúa nước ta cao hơn tốc độ tăng dân số.
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 5
(2,5)
Vì: 
- Trong điều kiện hiện nay của đất nước ta, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Trong thực tế, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt: gỗ và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi núi trọc ngày một tăng, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bằng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
=> phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1,0
1,5
Tổng điểm: 20
Nếu bài viết trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả: trừ ít nhất là 0, 5 đ, nhiều nhất là 1 điểm hình thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_hoc_sinh_gioi.doc