Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Nghĩa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 747Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Nghĩa
PHÒNG GD&ĐT H.CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS TÂN NGHĨA 
	Để chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
a/ Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được trong môi trường ẩm ướt?
b/ Tại sao người ta nói “ thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hạn” ?
c/ Em có nhận xét gì về sự xuất hiện và phát triển của giới thực vật?
Câu 2: (2,5 điểm)
	Trên một đồng lúa có các loài động vật sau: rầy nâu, bọ ngựa, ốc bươu vàng, chuột, ếch đồng, bọ xít, rắn sọc dưa, thằn lằn.
a/ Trong các loài động vật ở trên, loài nào được coi là thiên địch?
b/ Em hãy đưa ra các biện pháp để ngăn chặn hay giảm bớt tác động của các loài sinh vật có hại ở trên gây ra, mà không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người? 
Câu 3: ( 3 điểm)
	Trình bày mối quan hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở người
Câu 4: ( 2 điểm)
	a/ Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.
b/ Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Câu 5: ( 2 điểm)
Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến ?
Câu 6: ( 2 điểm)
Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải thích.
Câu 7: (2.5 điểm)
Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể lông đen, chân cao được F1 100% lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau.
1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2
2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp.
Câu 8: (3 điểm)
 Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 . Khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
Số đoạn ADN con được tạo ra?
Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
Giả sử đoạn AND ban đầu bị đột biến mất đi 2 căp A-T, hãy tính chiều dài của đoạn AND sau khi bị đột biến.
--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GD&ĐT H.CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS TÂN NGHĨA
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 
Đáp án 
Điểm
Câu 1
a/ - Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá, tất nhiên cả ở rễ à Chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh.
0,5
- Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Điều đó giải thích tại sao Rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước thường nhỏ bé. 
0,5
b/ Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:
- Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ chũng tạo thành sông, suối góp phần tránh hạn hán.
0,5
- Ngoài ra, tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng . Góp phần hạn chế lũ lút trên trái đất.
0,5
c/ - Giới thực vật xuất hiện dần dần từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp nhất . Sự xuất hiện của thực vật gắn liền với sự thay đổi của điều kiện sống theo hướng thích nghi.
- Quá trình phát triển của giới thực vật có 3 giai đoạn chính: 
+ Sự xuất hiện của các cơ thể ở nước
+ Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện 
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2:
- Các loài thiên địch: ếch đồng, bọ ngựa, rắn sọc dưa, thằn lằn
- Các biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại:
 + Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn, vợt bắt
 + Bảo vệ các loài thiên địch
 + Thả thêm vịt vào để vịt ăn ốc, rầy
1 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
Câu 3:
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4: 
 a/ Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc một số cặp Nu. Có 3 dạng: Mất 1 hoặc 1 số cặp Nu, thêm 1 hoặc 1 số cặp Nu, thay thế 1 hoặc 1 số cặp Nu.
VD: Đột biến gen gây hiện tượng bạch tạng ở lúa làm lúa mất khả năng tổng hợp chất hữu cơ.
b/ Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ?
Vì : - Đột biến gen làm thay đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến sai lạc ARN nên làm biến đổi Protein	
 - Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa đã có trong cơ thể dẫn đến sức sống kém.	
0,5 đ
0,5 đ
0, 5đ
0, 5đ
Câu 5: 
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen 
Phân biệt giữa thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
- Chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen 
- Biến đổi đồng loạt có hướng xác định, thường có lợi
- Các biến đổi nằm trong giới hạn mức phản ứng của kiểu gen 
- Không di truyền được 
- Là những biến đổi vật chất di truyền về mặt số lượng và cấu trúc do tác nhân đột biến gây nên 
- Mang tính cá thể không theo hướng xác định, có thể có lợi, có hại, 
- Các biến đổi vượt ra ngoài mức phản ứng của kiểu gen 
- Di truyền được qua sinh sản 
1đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ 
0,25đ
Câu 6: 
 - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các gen, trên cơ sở đó tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ.
Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính.
Giải thích : Trong quá trình giảm phân đã xảy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo nên các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc của các alen.
Các loại giao tử này khi được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST, nguồn gốc các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới ở các thế hệ con.
0.5đ
0.5đ
1,0đ
Câu 7: 
1. Do F1 thu được 100% lông xám, chân cao suy ra lông xám trội hơn so với lông đen, chân cao trội hơn so với chân thấpg P thuần chủng
Quy ước:
Gen A – lông xám
Gen a – lông đen
Gen B – chân cao
Gen b – chân thấp
P: AAbb x aaBB
 (lông xám, chân thấp) (lông đen, chân cao)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% lông xám, chân cao)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2:
9 lông xám, chân cao
3 lông xám, chân thấp
3 lông đen, chân cao
1 lông đen, chân thấp
2. Tỉ lệ lông xám, chân cao đồng hợp tử:
1/4AB x 1/4AB = 1/16AABB
Tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp tử:
1/4Ab x 1/4Ab = 1/16AAbb
1.5đ
1,0
Câu 8: 
Số lượng ADN con được tạo ra:
Theo giả thiết, đoạn ADN con đã cho tự nhân đôi 3 lần.
Ta co: Số đoạn ADN được tạo ra: 2n = 23 = 8
Số nucleotit mỗi loại của đoạn ADN ban đầu:
 A = T = 800
 G = X = 700
- Tổng số Nu của gen: N= 2A+ 2G= 1600+ 1400= 3000Nu
- Số nucleotit mỗi loại môi trường phải cung cấp cho đoạn ADN ban đầu tự nhân đôi 3 lần là:
Amt = Tmt = AADN(2n - 1) = 800(23 – 1 )= 5600
Gmt = Xmt(2n - 1) = 700(23 - 1) = 4900
c/ Tổng số Nu của gen sau khi bị đột biến:
NĐB= N- 4= 3000- 4= 2996 Nu
Chiều dài của gen sau đột biến:
L= N/2*3,4= 2996/2*3,4= 5093A0
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
TỔNG CỘNG
20

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_lop_9.doc