PHÒNG GD &ĐT LÂM THAO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG Môn: NGỮ VĂN 6 Câu 1 ( 3 điểm): Cho đoạn văn: “ Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn rướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.” ( Cây tre Việt Nam - Thép Mới) Ý nghĩa của hình ảnh cây tre trong đoạn văn trên? Câu 2 ( 5 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp so sánh trong đoạn thơ sau: Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời Trời như cánh đồng Sau mùa gặt hái Diều em- lưỡi liềm Ai quên bỏ lại (Thả diều - Trần Đăng Khoa) Câu 3 ( 12 điểm): Cho một số nhân vật là Bút Bi, Bút Chì, Bút Xóa và Hộp Bút. Hãy xây dựng thành một câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu sắc và kể lại HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 * Yêu câu về nội dung Qua hình ảnh cây tre nhà văn Thép Mới muốn khẳng định: Trong tương lai, khi đất nước đã tiến vào công nghiệp hóa thì tre vẫn là loài cây thân thuộc, gắn bó trường tồn, bất diệt với con người Việt Nam trên mọi phương diện, đặc biệt là trong đời sống tinh thần của người Việt * Yêu cầu về hình thức: - Viết thành một đoạn văn 2 1 2 * Yêu câu về nội dung - Chỉ ra phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm - Phân tích tác dụng của phép so sánh: + Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao + Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời +Diều/ lưỡi liềm-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp => Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn 0,75 3,25 1 3 * Yêu cầu chung: - H/s xác định đúng kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng, biết sử dụng phép nhân hóa để tạo dựng câu chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu ý nghĩa; biết lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể thích hợp, đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm khi kể * Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật các nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện B. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện xoay quanh các n/v đã cho theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí và có ý nghĩa sâu sắc. Ví dụ: - Bút Bi, Bút Chì, Bút Xóa đều hãnh diện tự đề cao mình: Hình thức đẹp mắt, có nhiều tiện ích, ưu việt giúp các bạn học sinh trong học tập và chê bai, phủ nhận những người còn lại - Lời qua tiếng lại ngày một gay gắt, không ai chịu ai, họ toan xô xát lẫn nhau - Bác Hộp Bút nghe thấy liền can ngăn, phân tích để Bút Bi, Bút Chì, Bút Xóa thấy được đặc điểm, công dụng riêng biệt của Bút Bi, Bút Chì, Bút Xóa, khuyên họ phải sống hòa thuận, thân ái, không nên suy bì, tị nạnh lẫn nhau C. Kết bài: Kết cục và ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ: Bút Bi, Bút Chì, Bút Xóa hiểu ra, xin lỗi lẫn nhau và lại hòa thuận với nhau như trước. 1 10 1
Tài liệu đính kèm: