Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phù Ninh

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Phù Ninh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2016-2017 
 MÔN: VẬT LÝ 
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10 điểm)
Chọn câu trả lời đúng, ghi vào tờ giấy làm bài thi trắc nghiệm
Câu 1. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?
A. 25mA. 
B. 80mA.
C. 110mA. 
D. 120mA.
Câu 2. Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế định mức 220V trong 30 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 0,4kW.h. Cường độ dòng điện qua bếp điện khi đó bằng bao nhiêu?
A. I 1,6 A
B. I 2,6 A
C. I 3,6 A
D. I 4,6 A
Câu 3. Hai quả cầu A và B có cùng thể tích. Thả chúng vào một bình đựng chất lỏng, khi cân bằng quả cầu A nổi trên mặt thoáng, còn quả cầu B chìm dưới đáy bình (hình vẽ). 
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai quả cầu có trọng lượng riêng bằng nhau.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 quả cầu bằng nhau.
C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu B lớn hơn.
D. Trọng lượng riêng của quả cầu A nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình.
Câu 4. Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện, cùng điện trở suất, có chiều dài là l1 và l2. Đặt lần lượt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây dẫn này thì dòng điện qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1 = 4I2. Tỉ số giữa chiều dài của hai đoạn dây trên là bao nhiêu?
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 5. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2. Biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Wm. Hỏi để có một điện trở bằng R = 6,8W thì phải dùng bao nhiêu dây dẫn như trên và ghép chúng như thế nào?
A. Dùng 40 dây, ghép nối tiếp.
B. Dùng 40 dây, ghép song song.
C. Dùng 20 dây, ghép nối tiếp.
D. Dùng 20 dây, ghép song song.
Câu 6. Một học sinh cao 1,4m đứng trước gương phẳng, biết ảnh cách gương 1,5m. Khoảng cách từ học sinh đó đến gương là bao nhiêu?
A. 1,4m.
B. 1,5m.
C. 2,1m.
D. 2,9m.
Câu 7. Khi dòng điện có cường độ 3A chạy qua một vật dẫn trong thời gian 10 phút thì tỏa một nhiệt lượng là 540 kJ. Hỏi điện trở của vật dẫn nhận giá trị nào sau đây là đúng ?
A. 6
B. R = 600 
C. 100 
D. 1000
Câu 8. Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 2A. Biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 10m có điện trở là 5W. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là bao nhiêu?
A. 12m.
B. 18m.
C. 24m.
D. 48m
Câu 9. Chiếu tia tới SI đến một gương phẳng như hình vẽ. Biết SN = NC = SA = BC = AI = IB. Muốn tia phản xạ đi qua N thì phải quay gương quanh trục nằm trên mặt gương và vuông góc với tia tới SI một góc bằng bao nhiêu?
A. 450.
B. 600.
C. 22,50.
D. 900.
Câu 10. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. 
Trong đó R1 = 2,5W; R2 = 13W; R3 = 2W; R4 = 15 W; Hiệu điện thế UMN = 20V. Các hiệu điện thế UMP và UPN bằng bao nhiêu ?
A. UMP = 18V; UPN = 2V.
B. UMP = 1,2V; UPN = 18,8V.
C. UMP = 2V ; UPN = 18V.	
D. UMP = 2,4V; UPN = 17,6V.
Câu 11. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch không đổi, dây dẫn có điện trở không đáng kể. Con trỏ C đang ở chính giữa biến trở, đèn sáng bình thường. Nếu dịch chuyển con chạy C thì độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào ?
A. Về phía M hoặc N đèn đều sáng hơn bình thường. 
B. Về phía M thì đèn sáng yếu hơn bình thường.
C. Về phía N thì đèn sáng yếu hơn bình thường.
D. Về phía nào đèn cũng sáng bình thường.
Câu 12. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Một vật có nhiệt độ 00C thì không có nhiệt năng.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 13. Biến trở là một linh kiện có tác dụng gì?
A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.
B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.
D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
C. Điện trở của một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 15. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ 2,06.106 Pa.
Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m3. Hỏi tàu đang ở độ sâu bao nhiêu?
A. 196m.
B. 200m.
C. 2000m.
D. 20m.
Câu 16. Một ca nô đi ngược dòng qua điểm A thì gặp một bè gỗ trôi xuôi dòng. Ca nô đi tiếp 40 phút, do hỏng máy nên bị trôi theo dòng nước. Sau 10 phút sửa xong máy, ca nô quay lại đuổi theo bè và gặp bè tại B. Cho biết AB = 4,5km, công suất của ca nô không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Hỏi vận tốc của bè gỗ bằng bao nhiêu?
A. 3km/h.
B. 1,5km/h.
C. 6km/h.
D. 5,4km/h.
Câu 17. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết:
UAB = 12V, R1 = 30,  R2 = 50,  R3 = 45, R4 là một biến trở đủ lớn. Vôn kế có điện trở rất lớn. Khi vôn kế chỉ 3V thì giá trị của R4 là bao nhiêu?
A. 27.
B. 54.
C. 315.
D. 325.
Câu 18. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết:
UMN = 22V, R1 = 40, R2 = 70, R3 = 60. R4 là dây hợp kim dài 10m, tiết diện tròn đường kính 0,2mm. Ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. Số chỉ ampe kế là 0,3A. Cho = 3,14. Hỏi điện trở suất của dây hợp kim làm R4 bằng bao nhiêu?
A. 20,24.10-8.m
B. 30,24.10-8.m
C. 40,24.10-8.m
D. 50,24.10-8.m
Câu 19. Người ta trộn m1 (g) rượu ở 200C vào m2 (g) nước ở 900C thu được một hỗn hợp nặng 100g ở nhiệt độ 300C. Biết nhiệt dung riêng của rượu và nước lần lượt là c1 = 2500J/kg.K và 4200J/kg.K. Hỏi khối lượng của rượu và nước trước khi trộn là bao nhiêu?
A. m1 91g; m2 9g.	
B. m1 80g; m2 20g.
C. m1 20g; m2 80g. 
D. m1 9g; m2 91g.
Câu 20. Một bếp điện có ghi 220V-1kW hoạt động liên tục trong 1 giờ với hiệu điện thế 110V. Hỏi điện năng mà bếp điện tiêu thụ trong thời gian đó là bao nhiêu ? 
A. 220J.
B. 900kJ
C. 0,25kW.h
D. 1kW.h
-----------------------------
UBND HUYỆN PHÙ NINH
PHÒNG GD&ĐT
Đề thi có 01 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học 2016 - 2017
Môn: Vật lí (Phần tự luận)
Thời gian 80 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,5 điểm) 
	Có 3 người cùng xuất phát để đi từ vị trí A đến vị trí B cách A 36 km mà chỉ có 1 chiếc xe đạp chở được một người. Để cả ba người đến vị trí B cùng một lúc thì người đi xe đạp chở một người đến một vị trí rồi thả để người này đi bộ, sau đó người đi xe đạp quay trở lại để đón người đi bộ trước. Cho biết vận tốc khi đi bộ của hai người như nhau, không đổi và bằng 4 km/h, vận tốc khi đi xe đạp là không đổi và bằng 12 km/h, đoạn đường AB là thẳng và thời gian quay xe là không đáng kể.
1. Hãy xác định vị trí mà người đi xe đạp phải quay lại và vị trí mà người đi xe đạp đón được người đi bộ trước?
2. Hãy xác định khoảng thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào?
Câu 2 (1,5 điểm) 
Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa 4 lít nước ở nhiệt độ 800C, bình thứ hai chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 200C. Người ta lấy m (kg) nước từ bình thứ nhất rót vào bình thứ hai. Khi bình thứ hai đã cân bằng nhiệt thì lại lấy m (kg) nước từ bình thứ hai rót vào bình thứ nhất để lượng nước ở hai bình như lúc ban đầu. Nhiệt độ nước ở bình thứ nhất sau khi cân bằng là 740C, bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Tính m.
Câu 3 ( 2,0 điểm) 
D
A
C
B
E
M
N
 Chỗ sát trần góc trái D của một căn phòng (hình bên) có một lỗ nhỏ, khiến ánh nắng có thể lọt vào thành một chùm sáng hẹp (xem như một tia sáng). Nhờ gương MN treo thẳng đứng trên tường AB, người quan sát thấy rằng khi mặt trời lên cao dần thì đầu tiên xuất hiện một chấm sáng tại góc phòng C. Nó dịch dần đến điểm E chính giữa sàn rồi biến mất. 
 a) Giải thích hiện tượng trên.
 b) Hãy xác định độ cao của trần biết rằng chiều cao của gương là MN = 85cm. 
A
R1
M
N
Đ
R2
A
B
K
C
Câu 4 (4,0 điểm) 
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UAB = 21V không đổi; RMN = 4,5Ω, R1 = 3Ω; RĐ = 4,5Ω không đổi; RA có điện trở không đáng kể. Đặt RCM = x.
a) K đóng:
 + Cho C ≡ N thì ampe kế chỉ 4A. Tính điện trở R2.
 + Tính hiệu suất sử dụng điện. Biết rằng điện năng tiêu thụ trên đèn và R1 là có ích. 
b) K mở: Xác định giá trị x để độ sáng của đèn yếu nhất.
 Hết
(Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:......................
UBND HUYỆN PHÙ NINH
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Vật lí
I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
C; D
A
A
B
C
A
C
C
Điểm
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
A;C;D
B
B
B
A
A; C
D
A
B; C
Điểm
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
A
N
M
B
1. (2,0 điểm)
Gọi M là vị trí người đi xe đạp quay lại; N là vị trí người đi xe đạp quay lại đón được người đi bộ trước.
- Thời gian người đi bộ trước đi hết đoạn đường AB là:
- Thời gian người đi bộ sau đi hết đoạn đường AB là:
- Thời gian người đi xe đạp đi hết đoạn đường AB là:
Ta có: t1 = t2 = t3.
Khi đó:
Từ (1),(2): AM = 24 km; AN = 12 km.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. (0,5 điểm)
Thời gian mà người đi xe đạp không chở người nào là:
0,5
Câu 2 (1,5 điểm) 
Gọi nhiệt độ bình 2 sau khi đã cân bằng nhiệt là t1 (0C):
- Phương trình cân bằng nhiệt sau sau khi rót lần 1:
m.C(80 -t1) = 2.C(t1 - 20) (1)
0,5
- Phương trình cân bằng nhiệt sau sau khi rót lần 2:
( 4 - m).C. ( 80 - 74) = m.C ( 74 - t1) (2)
0,5
Đơn giản C ở 2 vế các phương trình (1) và (2)
Giải hệ phương trình gồm (1) và (2)
Þ 2t1 = 24 + 40 = 64 Þ t1 = 32
Thay t1 = 32 vào (1) ta có : m( 80 - 32) = 2 ( 32 - 20) Þ m.48 = 2.12 = 24
Þ m = 24:48 = 0,5 (kg)
Vậy : Khối lượng nước đã rót mỗi lần là m = 0,5 (kg)
0,5
Câu 3 ( 2,0 điểm )
Nội dung cần đạt
Điểm
* Vẽ đúng hình
a) Khi mặt trời mới “mọc” thoạt tiên tia nắng rọi qua lỗ D vào tường đối diện sát điểm A. Mặt trời lên cao dần, điểm “ rơi” của tia nắng chuyển dần xuống cho tới khi chạm vào mép trên của gương thì bắt đầu phản xạ cho chấm sáng phản xạ tại điểm C trên sàn ( hình vẽ). Chấm sáng phản xạ biến mất khi tia tới trượt khỏi mép dưới của gương.
b) Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có M là trung điểm của AB: 
Lại có và là đồng dạng nên ta có: suy ra AN = 2NB 
Hay là 
Giải ra ta được 
 AB = 6MN = 510cm = 5,1m .
D
A
C
B
E
M
N
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 4 ( 4,0 điểm )
A
Hình - 3
a. 2 điểm
a. K đóng:
+ Khi C ≡ N ta có sơ đồ mạch điện: 
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là: 
 UAC = U1 = I.R1 = 4.3 = 12(V)
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2:
 U2 = UCB = U – U1 = 21-12 = 9(V)
Cường độ dòng điện qua đèn là: 
Cường độ dòng điện qua R2 là: I2 = I – I3 = 4-2 = 2(A)
Điện trở R2 là: 
+ Hiệu suất sử dụng điện của mạch điện: 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Hình - 4
b. 2 điểm
K mở: Ta có sơ đồ mạch điện tương đương như hình –4 .
Điện trở tương đương toàn mạch điện:
Cường độ dòng điện qua mạch chính: 
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch CB:
Cường độ dòng điện chạy qua đèn:
Để độ sáng của đèn yếu nhất thì I3 min Û 90 - (x-3)2 max Û x = 3. Hay RMC = 3W.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_chon_doi_tuyen_Vat_ly_9_PN_20162017.doc