Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
Số báo danh
.
........................
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2012-2013
Môn thi: NGỮ VĂN 
Lớp 9 THCS
Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 03 câu, gồm 01 trang.
Câu I (2,0 điểm)
 Phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn thơ sau:
 Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
 (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu II (6,0 điểm) 
 “Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con”.
 (Tục ngữ Tây Ban Nha)
Từ câu tục ngữ trên và sự hiểu biết về những tấm gương người mẹ, hãy viết một bài luận với chủ đề: Mẹ (có độ dài khoảng 02 trang).
Câu III (12,0 điểm)
Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 
................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013
ĐỀ DỰ BỊ
Môn thi: NGỮ VĂN
Số báo danh
.................
Lớp 9 THCS
Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01 trang, gồm 03 câu
Câu I: (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
 (Bằng Việt - Bếp lửa, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2010)
So sánh sự việc xảy ra và lời dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm hội thoại nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
Câu II: (6 điểm) 
“Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”
 (Hồ Chí Minh)
 Dựa vào ý nghĩa câu nói của Hồ Chí Minh em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề Tự học.
Câu III: (12 điểm)
 Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - khúc tráng ca về con người lao động trên biển cả.
................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Đề dự bị)
Lớp 9 THCS
Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 2 điểm; câu II: 6 điểm; câu III: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I
2,0
Phương châm hội thoại bị vi phạm (0,5 điểm)
Xác định đúng phương châm hội thoại bị vi phạm là phương châm về chất.
0,5
Ý nghĩa của sự không tuân thủ phương châm hội thoại (1,5 điểm)
- Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: Không muốn cháu thông báo những khó khăn ở nhà để bố yên tâm công tác
0,5
- Thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, đối với đất nước.
1,0
II
6,0
Yêu cầu về kĩ năng 
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
0,5
Yêu cầu về kiến thức 
5.5
1.Giải thích ý nghĩa của câu nói (1,0 điểm)
+ Học: là hoạt động của tư duy con người nhằm thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại.
0,25
+ Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.
0,25
+ Cốt: là cốt yếu, quan trọng nhất, cơ bản, mang tính chất quyết định.
0,25
=> Ý nghĩa: Câu nói khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc tự học trong quá trình học tập. 
0,25
2. Bàn luận về vấn đề tự học. (4,0 điểm)
- Ý nghĩa của việc tự học. (2,5 điểm)
+ Tạo cho mỗi người khả năng độc lập trong suy nghĩ, chủ động trong cuộc sống. Từ đó tạo cho mỗi người tính tự lập và có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân. (Học sinh đưa ra dẫn chứng)
1,25
+ Tự học có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho sự sáng tạo của mỗi người trong công việc và cuộc sống. (Học sinh đưa ra dẫn chứng về việc tự học mà thành công trong cuộc sống).
0,5
+ Tự học là một quan điểm giáo dục tiên tiến được ứng dụng trong mọi thời đại. (Học sinh đưa ra những dẫn chứng những câu nói của các danh nhân hay chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập). 
0,75
- Mở rộng vấn đề: (1,5 điểm)
+ Tự học ở sách vở, học ở cuộc sống, học ở những người xung quanh. 
0,5
+ Tự học là chính và cần thiết song phải biết lựa chọn những điều hay, lẽ phải để học và học có kết quả.
0,25
+ Tự học không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai trò của người thầy bởi vì thầy bao giờ cũng là người chỉ đường, định hướng.
0,25
+ Trong thực tế có rất nhiều học sinh chưa tự giác, chưa chủ động trong học tập không chịu khó suy nghĩ, chưa sáng tạo còn quá phụ thuộc vào thầy cô, vào tài liệu, sách vở→ cách học như thế cần phê phán.
0,5
3. Đánh giá và rút ra bài học cho bản thân: (0,5 điểm)
- Khẳng định lời dạy của Bác là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về ý thức tự học.
0,25
- Rút ra phương pháp học cho bản thân. Tự học là phương pháp hiệu quả nhất giúp con người không chỉ chủ động, tích cực mà còn năng động. Có ý thức tự học để có những sáng tạo trong cuộc sống.
0,25
III
12,0
Yêu cầu về kĩ năng trình bày 
 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
 1,0
Yêu cầu về kiến thức 
 11,0
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 
(1,0 điểm)
- Huy Cận là nhà thơ có sự nỗ lực vượt bậc để hoà nhập với cuộc sống mới sau cách mạng tháng Tám 1945.
 0,25
- Đoàn thuyền đánh cá được viết với một cảm hứng lãng mạn cách mạng bay bổng.
 0,25
- Bài thơ là một khúc tráng ca về những con người lao động trên biển cả
 0,5
 2. Giải thích khái quát về vấn đề (1,0 điểm)
- Khúc tráng ca là khúc hát hào hùng mạnh mẽ ngợi ca những điều lớn lao đẹp đẽ.
 0,25
- Đoàn thuyền đánh cá xem là một khúc tráng ca của những con người lao động trên biển cả bởi vì bao trùm bài thơ là cảm hứng lạc quan yêu đời, là niềm vui niềm tự hào của nhà thơ về sức mạnh của những con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên làm chủ biển cả. Bút pháp lãng mạn chi phối toàn bộ thi phẩm tạo ra những hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao với thủ pháp phóng đại cường điệu, giọng thơ sôi nổi mang âm hưởng hào hùng.
0,75
3. Biểu hiện của chất tráng ca trong thi phẩm. (8,0 điểm)
a. Khúc ca lên đường rạo rực niềm vui với tinh thần lạc quan phơi phới (2,0 điểm)
- Không gian kỳ vĩ của thiên nhiên trong buổi ra khơi được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp (mặt trời như hòn lửa: Sóng cài then; đêm sập cửa).
 1,0
- Con người ra đi với niềm vui phơi phới ( Câu hát căng buồm cùng gió khơi). Chữ “căng”, chữ “cùng” nối ba sự vật vốn rất khác nhau( câu hát, buồm, gió khơi) trong một trường liên tưởng mới mẻ tạo nên một hình ảnh đẹp, lạ 
 1,0
b. Khúc ca về tư thế làm chủ của con người trên biển cả (3,5 điểm)
- Cảnh đoàn thuyền lướt trên biển cả rất đẹp, rất lãng mạn:
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
+ Các hình ảnh” lái gió”, “buồm trăng”, “ mây cao”, “biển bằng”, vừa gợi một không gian rộng lớn vừa gợi tâm trạng hào hứng , phấn khởi của con người trong lao động. Con người được nâng cao ngang tầm vũ trụ. Chân dung người lao động trở nên lớn lao, cao rộng.
 1,25
+ Các từ như “lướt”, “dò bụng biển” “dàn đan” ,” vây giăng” đã diễn tả được sức mạnh của người lao động trên biển với tư thế của người làm chủ. Các từ ngữ, hình ảnh chứa chất niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ.
1,25
+ Chất lãng mạn bay bổng bao trùm cả bức tranh lao động, biến công việc nặng nhọc thành niềm vui (“ Ta hát bài ca gọi cá vào”: “ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”)
 1,0
c. Khúc ca của những con người chiến thắng trở về. (2,5 điểm)
“ Câu hát căng buồm với gió khơi.
 Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Mỗi câu thơ một hình ảnh đẹp góp cho khổ thơ thành một bức tranh hùng vĩ và sống động. Tất cả tạo nên một khung cảnh lao động đầy khí thế của con người trong khung cảnh tươi sáng rực rỡ.
 1,25
 - Sự vận động của đoàn thuyền thắng lợi trở về hoà nhập trong hành trình của vũ trụ biểu hiện một khí thế mạnh mẽ của con người làm chủ biển khơi làm chủ đất nước. Trong cuộc chạy đua ấy con người đã về đích trước, con người chiến thắng vũ trụ.
 1,25
4. Đánh giá chung. (1,0 điểm)
 Cả bài thơ là một khúc ca đầy say mê, tự hào về tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời của con người lao động mới; Giọng điệu của bài thơ sôi nổi, khoẻ khoắn, tạo nên âm hưởng hào hùng; Đoàn thuyền đánh cá đánh dấu sự chuyển mình đầy ấn tượng của một hồn thơ trước cuộc đời mới.
 1,0
---------------------------HẾT ----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
THANH HÓA
Năm học: 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Đề chính thức)
Lớp 9 THCS
Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I
2,0
* Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ: (0,5 điểm)
+ So sánh: “chúng tôi(như/là) một thứ quả trên đời”.
+ Ẩn dụ hình tượng: quả, hái, bàn tay, mỏi, quả non xanh...
+ Hoán dụ: Bàn tay mỏi - mẹ đến tuổi già.
0,5
* Phân tích giá trị: (1,5 điểm)
+ Cách so sánh, hoán dụ, ẩn dụ hình tượng khéo léo, tinh tế tạo nên những hình ảnh quen thuộc mà mới mẻ, ấn tượng, đầy tính triết lí.
0,5
+ Việc sử dụng những biện pháp tu từ diễn tả sâu sắc cùng lúc nhiều suy nghĩ và cảm xúc của người con (bé bỏng trước mẹ; biết ơn với mẹ; vừa hoảng sợ thấy mình chưa xứng, vừa lo mẹ không kịp hái quả; thương mẹ...). Tất cả tạo nên sự trầm lắng, ngân vang tiếng lòng tri ân tha thiết của nhà thơ đối với mẹ. Đồng thời gợi cảm xúc trong lòng người đọc. Lời thơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc đối với đạo làm con.
1,0
II
6,0
Yêu cầu về kĩ năng 
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
0,5
Yêu cầu về kiến thức 
5.5
1. Nêu vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
0,5
2. Giải quyết vấn đề: (4,5 điểm)
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (0,75 điểm)
+ Con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành phải qua bao trường học như: Học ở gia đình, học ở trường, học ở xã hội...Song, trường học vĩ đại nhất mà người con học được nhiều nhất và quan trọng nhất là từ người mẹ.
0,25
+ Mẹ không chỉ sinh thành ra con, cao cả hơn mẹ còn dạy dỗ, dưỡng dục con suốt cả cuộc đời.
0,25
=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ đề cao vai trò quan trọng của người mẹ trong giáo dục con cái.
0,25
b. Mẹ là trường học vĩ đại nhất vì: (3,75 điểm)
+ Nội dung mẹ dạy con: Phong phú và toàn diện
Đứa con là máu thịt, là tài sản của người mẹ nên mẹ luôn bên con, trực tiếp dìu dắt, nâng bước con trong suốt cuộc đời. Mẹ dạy con từ những hành động, cử chỉ nhỏ nhất, từ lời ăn tiếng nói, cách cư xử, kỹ năng sống, tri thức, hiểu biết sâu sắc về cuộc, mẹ dạy con biết yêu thương... "Mọi cử chỉ, hành động, tính cách của mẹ hằn in vào con (dẫn chứng).
1,0
+ Cách dạy của mẹ: Thường xuyên, liên tục, kiên nhẫn, mẹ dạy con từ thơ bé cho đến khi mẹ nhắm mắt xuôi tay(dẫn chứng).
0,75
+ Mẹ là tấm gương về mọi mặt, soi sáng cuộc đời con. Mẹ không chỉ giúp con hình thành, phát triển về thể chất mà còn là sự phát triền, trưởng thành về mặt tâm hồn, tình cảm, ý chí, nghị lực, bản lĩnh sống... Thật hạnh phúc cho ai sinh ra đã có mẹ và được ở bên mẹ trong những tháng năm của cuộc đời. (dẫn chứng)
1,0
=> Có thể nói sức bền vững từ trường học vĩ đại của mẹ có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục con cái. Chính vì thế con cái phải nhận thức rõ công lao của mẹ, đồng thời phải biết đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục lớn lao đó. 
1,0
3. Kết thúc vấn đề: (0,5 điểm)
+ Khẳng định vai trò của người mẹ, sự dạy dỗ của người mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con. Vì:
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con...”
0,5
III
12,0
Yêu cầu về kĩ năng 
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
1,0
Yêu cầu về kiến thức 
11,0
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, mạch cảm xúc của bài thơ: (1,0 điểm)
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Hữu Thỉnh
0,25
- Sang thu là bài thơ tiêu biểu được nhiều bạn đọc yêu thích và được đánh giá là một thi phẩm đẹp.
0,25
- Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc Việt Nam. Mạch vận động của cảm xúc khá độc đáo vừa là cảm xúc trước sự biến đổi của tạo vật sang thu vừa là sự vận động của nhận thức tư tưởng của nhà thơ.
0,5
2. Giải thích sự vận động của mạch cảm xúc trong thơ: (0,5 điểm)
 Sự vận động mạch cảm xúc trong thơ được hiểu là diễn biến của những cung bậc, sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình.
0,5
3. Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ: (8,5 điểm)
- Bài thơ được viết vào năm 1977, lúc đất nước chuyển mình từ chiến tranh sang hoà bình. Cuộc sống khẩn trương của thời chiến chuyển dần sang sự cân bằng lắng lại của thời bình, nhưng không vì thế mà giản đơn, ngược lại nhiều vấn đề trở nên phức tạp hơn.
0,5
- Mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu vận động khá nhạy cảm, tinh tế, logic. Hữu Thỉnh nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu bằng nhiều giác quan khác nhau: Thị giác, thính giác, khứu giácVới cái nhìn từ gần đến xa, từ xa đến gần.
0,5
- Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mây trắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên. Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ “hương ổi”, lập tức tâm hồn thi sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị giác...) để đón nhận thu về. Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắp nơi, luồn vào trong sương khiến sương chùng chình bâng khuâng lưu luyến→Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên và khúc giao mùa thật tinh tế, sâu sắc. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Trong sương có gió, có hương, có tình.
2,0
- Từ không gian hẹp (vườn, ngõ), từ những gì vô hình (hương, gió) chuyển sang không gian rộng lớn với nhiều tầng bậc cụ thể hơn (sông, chim, mây): Sông thì dềnh dàng trôi một cách thanh thản; chim thì vội vã bay khi cơn gió đầu tiên mang hơi lạnh tới; đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu
2,0
- Không gian giao mùa ngày càng được mở rộng (trước đó chỉ là không gian hẹp: ngõ, xóm, làng; giờ đây là cả đất trời). Khổ thơ cuối đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới làm trọn vẹn thêm ý sang thu của thiên nhiên tạo vật. Mùa thu dường như đã về, đã sang nhưng vẫn còn bao nhiêu nắng, chỉ có cơn mưa đã vơi dần, sấm cũng thưa đi, bớt đi sự bất ngờ, sợ hãi trên hàng cây đứng tuổi.
2,0
=>Có thể nói mạch cảm xúc trong bài thơ vận động một cách tự nhiên, liền mạch. Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm câu đặt ở cuối bài thơ: Nếu hai khổ thơ đầu là những cảm nhận trực tiếp từ những biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên, đất trời thì ở khổ cuối mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm sâu lắng. Cảnh thu đang đi từ xa vào tâm tưởng, lắng đọng, suy tư về cuộc đời
1,5
4. Đánh giá khái quát: (1,0 điểm)
- Sự vận động của mạch cảm xúc cho thấy nhà thơ không dừng lại ở việc quan sát tinh tế với những hình ảnh cụ thể mà hướng tới những suy ngẫm, chiêm nghiệm.
0,5
- Sang thu không chỉ là khoảnh khắc chuyển mình của thiên nhiên mà cả hồn người cùng một nhịp sang thu. Vừa lưu luyến, bồi hồi, vừa trang nghiêm chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng tự hào kiêu hãnh khi con người đã đi qua những cuộc chiến ác liệt, nay được sống trong bình yên, hạnh phúc, mới càng thấy trân trọng và yêu cuộc sống tha thiết nhường nào.
0,5
- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 2 điểm; câu II: 6 điểm; câu III: 12 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
-----------------------HẾT----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_NGU_VAN_6.doc