Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
Môn thi: LỊCH SỬ 
Lớp 9 THCS 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
Đề này có 01 trang, gồm 05 câu. 
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM 
Câu 1 (6,0 điểm) 
 Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết đặt ra của cách mạng Việt Nam là 
phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước? Yêu cầu đó đã được giải 
quyết như thế nào? 
Câu 2 (6,0 điểm) 
 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: 
 a. Âm mưu của Pháp-Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? 
 b. Diễn biến chính của chiến dịch? 
 c. Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt 
chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? 
 B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI 
Câu 3 (3,0 điểm) 
 Trình bày sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60- 
70 của thế kỉ XX. Những nhân tố nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản? 
Câu 4 (3,0 điểm) 
 Hội nghị Ianta (2-1945) đã có những quyết định quan trọng nào và hệ quả của 
các quyết định đó? 
C. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
Câu 5 (2,0 điểm) 
 Em hãy nêu một vài hiểu biết của mình về di tích lịch sử Thành nhà Hồ ở 
Thanh Hóa. 
 -------------------------------HẾT-------------------------------- 
Số báo danh 
............... 
 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 
(Đề chính thức) 
Lớp 9 THCS 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
(Hướng dẫn gồm 04 trang) 
Câu Yêu cầu nội dung Điểm
Câu1 
(6,0điểm) 
 Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết đặt ra của cách 
mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả 
nước? Yêu cầu đó đã được giải quyết như thế nào? 
* Vì sao....(3,0 đ) 
- Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân 
chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường 
cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của ba tổ 
chức cộng sản: Đông dương cộng sản đảng (6-1929), An nam cộng 
sản đảng (8-1929) và Đông dương cộng sản liên đoàn (9-1929)... 
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách 
mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ 
sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều 
cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân..... 
- Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ, 
tranh giành ảnh hưởng của nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có 
nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng 
Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả 
nước. 
* Yêu cầu được giải quyết....(3,0 đ) 
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc 
đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.... 
- Hội nghị diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long 
(Hương Cảng, Trung Quốc)...... 
- Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản 
để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt 
Nam... 
- Hội nghị tháng 2-1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp 
nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương 
vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh 
đầu tiên của Đảng.... 
- Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn cả ba tổ chức cộng sản ở 
Việt Nam đã được hợp nhất thành một Đảng thống nhất: Đảng Cộng 
sản Việt Nam 
1,0 đ 
1,0 đ 
1,0 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
1,0 đ 
0,5 đ 
 Câu 2 
(6,0điểm) 
 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: 
a. Âm mưu của Pháp – Mĩ:(2,0 đ) 
- Đầu tháng 12-1953, bộ đội chủ lực ta ở Tây Bắc tổ chức một cuộc 
 2
bao vây, uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ; bộ phận còn lại mở cuộc tấn 
công địch giải phóng thị xã Lai Châu, Na va buộc phải đưa 6 tiểu 
đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường .... 
- Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ 
điểm mạnh nhất Đông Dương. Chúng tập trung ở đây lúc cao nhất là 
16 200 quân, được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành ba phân khu.... 
- Giới quân sự Pháp – Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là một “pháo đài 
bất khả xâm phạm”. Từ ngày 3-12-1953, chúng quyết định giao 
chiến với quân ta tại Điện Biên Phủ. 
b. Diễn biến:(3,0 đ) 
- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở 
chiến dịch Điện Biên Phủ... 
- Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày 7-5-1954 được 
chia làm 3 đợt 
- Đợt 1, quân ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu 
Bắc... 
- Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu 
Trung tâm... 
- Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở 
phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5, quân ta đánh vào 
sở chỉ huy địch. Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu của 
địch đầu hàng.... 
c. Tại sao....(1,0 đ) 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định vào ý chí 
xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải thay đổi thái độ trên 
bàn đàm phán, chấp nhận kí kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến 
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương... 
0,5 đ 
0,75đ 
0,75đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
1,0 đ 
1,0 đ 
 Câu 3 
(3,0điểm) 
Trình bày sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong 
những năm 60-70 của thế kỉ XX. Những nhân tố nào dẫn đến sự 
phát triển của kinh tế Nhật Bản? 
* Sự phát triển thần kì: (1,5 đ) 
- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến 
tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để 
đạt được sự tăng trưởng “thần kì”... 
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ 
USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD... 
- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng 
bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%... 
- Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những 
thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% 
nhu cầu lương thực trong nước..... 
- Kết quả là từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây 
Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính 
của thế giới 
* Những nhân tố dẫn đến sự phát triển: (1,5 đ) 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,5 đ 
 3
- Khách quan: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những 
thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại... 
- Chủ quan: 
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật... 
+ Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti 
Nhật Bản... 
+ Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược 
phát triển.... 
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên... 
0,5 đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
 Câu 4 
(3,0điểm) 
 Hội nghị Ianta (2-1945) đã có những quyết định quan trọng 
nào và hệ quả của các quyết định đó? 
* Những quyết định của Hội nghị Ianta: (2,5 đ) 
- Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, ba nguyên thủ các cường quốc 
Liên Xô, Mĩ, Anh đã có cuộc gặp gỡ tại Ianta (Liên Xô). Hội nghị 
đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng 
giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. 
- Ở Châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Bắc 
nước Đức và phía đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và 
Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh... 
- Ở châu Á: Liên Xô duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên 
Xô phía Nam đảo Xakhalin, trao trả cho Trung Quốc đất đai đã bị 
Nhật chiếm đóng... 
* Hệ quả:(0,5 đ) 
- Những thỏa thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một 
trật tự thế giới mới, mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên 
Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 
0,5 đ 
1,0 đ 
1,0 đ 
0,5 đ 
 Câu 5 
(2,0điểm) 
 Em hãy nêu một vài hiểu biết của mình về di tích lịch sử 
Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa. 
- Thành nhà Hồ được xây dựng ở làng Tây Giai thuộc địa phận núi 
Yên Tôn, ngày nay thuộc xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến huyện Vĩnh 
Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được khởi công xây vào năm 1397 dưới 
thời nhà Hồ.... 
- Thành được bố cục mặt bằng hình chữ nhật dài 900m, rộng 700m. 
Toàn bộ mặt thành được ghép đá khối, phía trong đắp đất. Độ cao 
trung bình từ 5-6m. Những khối đá ốp được ghè đẽo công phu, 
vuông vức được chồng ghép lên nhau tạo thành độ dốc thẳng đứng ở 
phía ngoài... 
- Đây là một di tích thành lũy quân sự, một công trình kiến trúc độc 
đáo tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam thời xưa. Hiện nay, Bộ văn hóa 
thông tin du lịch đã đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa 
thế giới... 
0,75đ 
0,75đ 
0,5 đ 
 -------------------------------------HẾT--------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDeDA_mon_Su_thi_HSG_THCS_Thanh_hoa_2012.pdf