Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Nông Cống 1

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Nông Cống 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Nông Cống 1
Sở GD-ĐT Thanh Hoá
Trường THPT Nông Cống I
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013– 2014
Môn thi : LỊCH SỬ 
Ngày thi: 25/02/2014
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này gồm 06 câu trong 01 trang)
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam? 
Câu 2. (3,0 điểm) 
Nêu các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1945. Công tác xây dựng mặt trận có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc? 
Câu 3. (3,0 điểm) 
Quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua những sự kiện nào? 
Câu 4. (4,0 điểm) 
	Trong kháng chiến chống Pháp, chiến thắng quân sự nào đã đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến của nhân dân ta là bắt đầu giành thế chủ đông trên chiến trường chính Bắc Bộ? Trình bày chiến thắng đó?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) 
	Hoàn thành bảng tổng hợp sau:
Thời gian
Sự kiện
12/10/1945
9/11/1953
18/04/1951
11/2007
2/1976
20/09/1977
08/08/1967
26/01/1950
Câu 6. (4,0 điểm) 
Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN?
-Hết-
SỞ GD-ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013 – 2014
MÔN: LỊCH SỬ
Ngày thi: 25/02/2012
( Hướng dẫn chấm này có 07 trang)
Câu
Nội Dung
Điểm
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu 1
4,0 điểm
Anh(chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cho nhân dân Việt Nam.
+ Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, đến năm 1920, Người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lê nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Người đã xác định Con đường giành độc lập dân tộc cho nhân dân Việt Nam: Độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã hội.
+ Trong hội nghị thành lập Đảng (6-1-1930), Người đã cụ thể hóa một bước về con đường cứu nước ở chính cương vắn tắt, sách lược vắt tắt, điều lệ vắn tắt, được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 * Cương lĩnh chính trị đầu tiên có những ưu điểm nổi bật sau:
 + Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt nam: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Ngay từ đầu Người đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng VN là kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
+ Xác định nhiệm vụ của cách mạng VN là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước VN được độc lập tự doNgười đã đề cao vấn đề dân tộc lên trên vấn đề đấu tranh giai cấp là chống phong kiến là đúng đắn, sáng tạo. Điều đó chứng tỏ Lãnh tụ đã nhìn thấy mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa, là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm
 + Xác định lực lượng của cách mạng VN:ngoài công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức thì cách mạng phải lợi dụng hoặc trung lập với tầng lớp phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản dân tộcLãnh tụ đã tranh thủ tối đa lực lượng cho cách mạng, cô lập cao độ kẻ thù. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở công – nông trí liên minh.
 + Xác định cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới, “VN phải liên lạc với các dân tộc và vô sản thế giới.”
+ Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
+ Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
+ Trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, vấn đề dân tộc luôn luôn được đưa lên hàng đầu (Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, Hội nghị trung ương lần thứ 8, tháng 5-1941, việc thành lập mặt trận thống nhất dân tộc , rồi mặt trận Việt Minh.
+ Trong thực tế tiến trình vận động tiến tới cách mạng tháng Tám-1945, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đường lối cứu nước do lãnh tụ Hồ Chí Minh tìm ra cho nhân dân Việt Nam đã được thực thi một cách hoàn hảo và đã dẫn tới cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi.
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 2
3,0 điểm
Nêu các hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1945. Công tác xây dựng Mặt trận có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
a. Các hình thức tổ chức Mặt trận từ 1930 đến 1945.
* Thời kì 1930 - 1931:
+ Trong thời kì này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất do đó còn nhiều hạn chế trong việc tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân chống đế quốc – phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút kinh nghiệm để đến thời kì cách mạng 1936 – 39 chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất dân chủ Đông Dương. 
* Thời kì 1936 -1939: 
+ Tại Hội nghị Ban chấp hàng Trung ương tháng 7 năm 1936 đã chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 
+ Tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau để đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành tự do dân chủ, cải thiện dân sinh bảo vệ hòa bình thế giới...
* Thời kì 1939 - 1945:
+ Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và xác định: để tập trung mọi lực lượng của dân tộc vào nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc và ách thống trị của phát xít thuộc địa, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ không còn thích hợp.
+ Tháng 5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chủ tương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng yêu nước, chống đế quốc, lấy tên là “Hội cứu quốc”...
b. Ý nghĩa:
+ Công tác tổ chức mặt trận của Đảng đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết hàng nghìn năm của lịch sử dân tộc và nó tiếp tục được phát huy trên đỉnh cao mới
+ Khả năng thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc bắt nguồn từ đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. Trên cơ sở khối liên minh công nông Đảng đã mở rộng đội ngũ cán bộ cách mạng đến các giai cấp và tầng lớp khác có xu hướng dân tộc và dân chủ. Với các hình thức tổ chức thích hợp, khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn hình thành. Đó là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng.
+ Thắng lợi của thời kì 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945 gắn liền với thắng lợi của các Mặt trận của Đảng đề ra trong từng thời kì. Đặc biệt thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh.
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
3,0 điểm
.Quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
a. Quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng...
* Từ năm 1940 đến 9/3/1945
+ Tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, đội du kích Bắc Sơn được duy trì và phát triển thành Việt Nam Cứu quốc quân. Thực dân Pháp tiến công Bắc Sơn - Võ Nhai, Cứu quốc quân chiến đấu suốt 8 tháng (từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942) đã tiêu hao sinh lực địch và sau đó rút khỏi vòng vây. Cứu quốc quân phân tán thành nhiều bộ phận để hoạt động...15/9/1941 trung đội Cứu quốc quân ra đời
+ Tại căn cứ Cao Bằng, Ban Việt Minh được thành lập, các đội tự vệ chiến đấu được xây dựng, công tác huấn luyện quân sự được đẩy mạnh
+ Tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng 8/1944, Đảng kêu gọi: “Sắm vũ khí, đuổi thù chung”.
+ Ngày 22/12/1944. thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Vừa mới ra đời, đội quân đó đã thắng hai trận liên tiếp ở Phay Khắt và Nà Ngần.
+ Ở Thái Nguyên, đội Cứu quốc quân đã hạ nhiều đồn địch, giải phóng một vùng rộng lớn.
* Từ ngày 9/3/1945 đến tháng 8/1945:
+ Ngày 12/3/1945, chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ra đời, cao trào Kháng Nhật cứu nước được phát động.
+ Ngày 11/3/1945, khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) bùng nổ, đội du kích Ba Tơ ra đời.
+ Ngày 15/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập. Ngày 15/5/1945, Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
+ Ngày 4/6/1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời, trở thành căn cứ chính của cả nước.
- Phong trào đấu tranh yêu nước lan rộng ở thành thị và nông thôn, các đội tự vệ chiến đấu phát triển rất mau lẹ.
* Trong những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám
+ Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân khai mạc tại Tân Trào, một đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
+ Khắp nơi, các lực lượng vũ trang và đội tự vệ đã hỗ trợ quần chúng nổi dậy cướp chính quyền
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4. 
4,0 điểm
Trong kháng chiến chống Pháp chiến thắng quân sự nào đã đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến của nhân dân ta là bắt đầu giành thế chủ đông trên chiến trường chính Bắc Bộ? Trình bày chiến thắng đó? 
* Trong kháng chiến chống Pháp chiến thắng quân sự nào đã đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến của nhân dân ta là bắt đầu giành thế chủ đông trên chiến trường chính Bắc Bộ là chiến thắng biên giới thu – đông 1950.
*Hoàn cảnh
- Thuận lợi: 
+ Ngày 18/1/1950, Trung Quốc đã công nhận và đất quan hệ ngoại giao với chính phủ ta, ngày 30/1/1950, Liên Xô và trong vòng 1 tháng các nước XHCN khác cũng đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ ta 
 + Cũng trong thời gian này, cách mạng Lào, Campuchia có những bước phát triển mạnh mẽ, cuộc kháng chiến chống Pháp mạng tính chất chính nghĩa của ta được nhân dân lao động Pháp và nhân loại yêu chuộng hoà bình trên thế giới ủng hộ
 + Ở trong nước, sau chiến thắng Việt Bắc thu -đông năm 1947, ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn diện và đến năm 1949 thì thu được thắng lợi về mọi mặt
- Khó khăn:
 + Ngày 13/5/1949, có sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. 
+ Ngày 7/2/1950, Mĩ công nhận Chính phủ Bảo Đại. Ngày 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ về quân sự và kinh tế cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
 Để thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6/1949, Pháp đưa nhiều vũ khí mới vào Việt Nam nhằm: Khoá chặt biên giới Việt-Trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4. Thiết lập “hành lang Đông-Tây” ( Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng), Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2 để một lần nữa kết thúc chiến tranh.
* Chủ trương của ta: Đảng ta quyết định chủ động mở một cuộc chiến dịch biên giới năm 1950 nhằm 3 mục đích sau:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. 
- Khai thông biên giới Việt-Trung, mở đường liên lạc với quốc tế. 
- Phá vỡ hành lang Đông-Tây, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
 * Diễn biến 
- Ngày 16/9/1950, Ta đã nổ sung đánh cứ điểm Đông Khê, mỡ đầu chiến dịch. Sau 2 ngày chiến đấu dũng cảm (18/9), ta chiếm được Đông Khê, cắt đôi hệ thống phòng ngự trên đường số 4, đẩy Cao Bằng vào tình thế cô lập, Thất Khê rơi vào tình trạng bị uy hiếp
- Thực dân Pháp thực hiện 1 cuộc “hành quân kép” để cứu nguy. Cuộc hành quân thứ nhất do Lơpadơ chỉ nhuy từ Thất Khê cho quân đánh chiếm Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về do Sáctông chỉ huy. Cuộc hành quân thứ 2 là do 7 tiểu đoàn lính Âu-Phi từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên nhằm thu hút lực lượng quân chủ lực của ta 
 - Ta tiếp tục chắn đánh quân tiếp viện, ta đã đập tan cánh quân của Lơpadơ và Sáctông làm cho chúng không thể gặp nhau và chi viện cho nhau được. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp phải rút về Na Sầm (8/10), ngày 13/10, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên củng bị quân ta chặn đánh. 
- Phối hợp với các chiến trường khác, ta kiềm chế địch không cho chúng chi viện chiến trường chính
- Ngày 22/10/1950, thực dân Pháp phải rút tất cả các cứ điểm còn lại trên đường số 4 từ Thất Khê đến Tiên Yên. ..
* Kết quả: Chiến dịch Biên giới thằng lợi ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 8300 tên, thu 3000 tấn vũ khí , giải phóng toàn bộ biên giới Việt-Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập dài 750 km với 35 vạn dân. Khai thông hoàn toàn biên giới Việt-Trung, mở đường liên lạc tự do với quốc tế . Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc .Chọc thủng hành lang Đông-Tây Kế hoạch Rơve bị phá sản.
* Ý nghĩa:Chiến dịch biên giới năm 1950 là chiến dịch lớn lần đầu tiên của ta chủ động mở và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của ta .Đối với chiến dịch biên giới thì cục diện chiến trường hoàn toàn thay đổi: Thực dân Pháp từ thế chủ động bị đẩy vào thế bị động, phòng ngự lung túng, gặp nhiều khó khăn khi kinh tế tài chính thì cạn kiệt, nội bộ lục đục, tinh thần quân lính hoang mang. Còn về phía ta thì hoàn toàn giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 5. 
2,0 điểm
Hoàn thành bảng tổng hợp sau:
Thời gian
Sự kiện
12/10/1945
Lào tuyên bố độc lập
9/11/1953
Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia
18/04/1951
Cộng đồng than – thép Châu Âu ra đời(ECSC)
11/2007
Hiến chương ASEAN được kí kết
2/1976
Hiệp ước Ba-li được kí kết
20/09/1977
Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc
08/08/1967
Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập
26/01/1950
Ấn Độ tuyên bố độc lập
Câu 6. 
4,0 điểm
Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN?
* Trước những năm 90
+ Nhật đầu hàng đồng minh các nước Đ.N.Á nổi dậy giành chính quyền, 1967 thành lập tổ chức ASEAN để hợp tác phát triển kinh tế
+ Cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương
+ Giữa thập niên 80, khi vấn đề Cam-pu-chía dần được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. 
* Đầu những năm 90
+ Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX “Chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam pu chia được giải quyết, tình hình chính trị được cải thiện, xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên của ASEAN
+ Kết nạp thêm Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Cam-pu-chia (1999).
+ Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh tế. ..
+ 1992 ASEAN quyết định trong vòng 10 - 15 năm biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
=> Như vậy từ một thời kì mới đã mở ra cho khu vực Đông Nam Á.
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN
- Cơ hội:
+ Nến kinh tế Việt Nam có được hội nhập với nền kinh tế các nứơc trong khu vực, đó là cơ hội để vươn ra thế giới
+ Tạo điều kiện để ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
+ Ta có điều kiện để thu hút nguồn vốn, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỉ thuật, học hỏi trình độ quản lí của các nuớc trong khu vực 
+ Gia nhập ASEAN, thuận lợi để giao lưu và hợp tác về văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học - kỉ thuật, thể thao với các nước trong khu vực
- Thách thức:
+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực với nuớc ta do có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, xã hội
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá và chủ quyền của dân tộc, hoà nhập đễ hoà tan.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,75
0,75
TỔNG
20,0
------Hết------
Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa
Sở GD-ĐT Thanh Hoá
Trường THPT Nông Cống I
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Tổ: Sử - Địa - GDCD
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
 Năm học 2013– 2014
Môn thi : LỊCH SỬ 
Ngày thi: 15/05/2014
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này gồm 05 câu trong 01 trang)
Câu 1. (5,0 điểm)
Quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua những sự kiện nào? 
Câu 2. (3,0 điểm) .
Tại sao nói: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là một biến cố lịch sử của dân tộc ta và có ý nghĩa thời đại sâu sắc?
Câu 3. (5,0 điểm) 
Sách lược của Đảng và Chính phủ ta đối với quân Pháp trong hai thời kì trước và sau ngày 6/3/2946 được thể hiện như thế nào? Biện pháp và tác dụng của việc thực hiện sách lược đó? 
Câu 4. (5,0 điểm) 
Trong kháng chiến chống Pháp chiến thắng quân sự nào có ý nghĩa lược đầu tiên đã làm phá sản hoàn toàn kế họach đánh nhanh thắng nhanh của Pháp? Hãy trình bày chiến thắng đó?
Câu 5. (2,0 điểm) 
	Hoàn thành bảng tổng hợp sau:
Thời gian
Sự kiện
12/10/1945
9/11/1953
18/04/1951
11/2007
2/1976
20/09/1977
08/08/1967
26/01/1950
-----------Hết----------
Họ và tên thí sinh: ............................. Số báo danh:
Sở GD-ĐT Thanh Hoá
Trường THPT Nông Cống I
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Tổ: Sử - Địa - GDCD
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
 Năm học 2013– 2014
Môn thi : LỊCH SỬ 
Ngày thi: 15/05/2014
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề này gồm 05 câu trong 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm)
	Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò của Liên Hợp Quốc?
Câu 2. (5,0 điểm)
Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới II? 
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời ,quá trình hoạt động và vai trò của tổ chức ‘‘ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á’’(ASEAN)? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập vào ASEAN?
Câu 4. (2,0 điểm) 
Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ sự sụp đổ đó, e suy nghĩ như thế nào về công cuộc xây dựng CNXH ở 1 số nước XHCN hiện nay?
Câu 5. (3,0 điểm) 
	Hoàn thành bảng tổng hợp sau:
Thời gian
Sự kiện
12/10/1945
9/11/1953
18/04/1951
11/2007
2/1976
20/09/1977
08/08/1967
26/01/1950
17/04/1975
2/12/1975
24/10/1945
1/1/1993
-----------Hết----------
Họ và tên thí sinh: ............................. Số báo danh:

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hsg_12.doc