Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Long An

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Sở GD & ĐT Long An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN THI: ĐỊA LÝ 
NGÀY THI: 11/4/2012
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
a. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện như thế nào?
b. Khoảng cách từ Thành phố Tân An (tỉnh Long An) đến Thành phố Hồ Chí Minh là 50 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 
2,5cm. Hỏi bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ?
Câu 2: (1 điểm)
Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc ?
Câu 3: (2 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam hãy nhận xét về đặc điểm của địa hình nước ta.
Câu 4: (2 điểm) 
Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì? Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía bắc ?
Câu 5: (4 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và nông thôn ở Việt Nam (đơn vị: triệu người)
Năm
1989
2000
2007
Nông thôn
51,5
58,9
61,8
Thành thị
12,9
18,8
23,3
a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở nước ta qua các năm.
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn ở nước ta.
Câu 6: (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng, năm 2002 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
53,2
20,1
17,8
26,5
9,2
89,4
53,8
Hãy nhận xét và giải thích về hoạt động thương mại giữa các vùng ở nước ta.
Câu 7: (4 điểm)
Trong phát triển kinh tế -xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ?
(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam khi làm bài.)
--- Hết---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
MÔN THI: ĐỊA LÝ 
NGÀY THI: 11/4/2012
THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1: (3 điểm)
a.Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Cách biểu hiện của tỉ lệ bản đồ.
-Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. (0,5đ )
-Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng:
	 + Tỉ lệ số: Là một phân số luôn có tử số là một. (0,25đ )
 + Tỉ lệ thước: Tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. (0,25đ )
b. Tính tỉ lệ bản đồ:
- Khoảng cách từ Thành phố Tân An (tỉnh Long An) đến Thành phố Hồ Chí Minh trên thực địa là: 50km = 5.000.000cm (0,5đ )
- Khoảng cách từ Thành phố Tân An (tỉnh Long An) đến Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ đo được 2,5cm. (0,5đ )Vậy 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu cm trên thực địa?
- Ta có: 5.000.000cm : 2,5cm = 2.000.000cm (0,5đ)
- Bản đồ đó có tỉ lệ: 1:2.000.000 (0,5đ )
Câu 2: (1 điểm)
 Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc là do :
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước (0,25đ) đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. (0,25đ)
- Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ. (0,25đ)
- Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là các trung tâm công nghiệp.(0,25đ)
Câu 3: (2 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam nhận xét về đặc điểm của địa hình nước ta:
Căn cứ vào nền màu ta nhận thấy:
	- Phần lớn lãnh thổ nước ta ở độ cao dưới 1000m là chủ yếu.(0,25đ )
	- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.(0,5đ )
	- Núi cao trên 1500m phân bố nhiều ở phía bắc. (0,25đ )
	- Địa hình có sự phân bậc: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa.(0,25đ )
	- Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là tây bắc- đông nam.(0,5đ )
	- Núi có hai hướng chính là tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.(0,25đ )
Câu 4: (2 điểm) 
* Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc (0, 5đ) được thể hiện qua các yếu tố khí hậu chính như : 
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm tăng cao từ bắc vào nam. Vượt 25oC ở đồng bằng và trên 21oC ở vùng núi, biên độ nhiệt năm giảm. (0,25đ) 
- Mưa: chế độ mưa không đồng nhất. (0,25đ)
+ Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong một thời gian ngắn. (0,25đ)
+ Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa dài 6 tháng, ( từ tháng 5 đến tháng 10). Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng. (0,25đ)
* Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía bắc:
- Do tác động của gió mùa đông bắc giảm sút mạnh mẽ.(0,25đ)
- Gió tín phong đông bắc khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu. (0,25đ)
Câu 5: (4 điểm)
a. Xử lý số liệu và lập bảng sau: 1,5 điểm (mỗi năm 0,5đ )
Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Việt Nam (%)
Năm
1989
2000
2007
Nông thôn
80,0
75,8
72,6
Thành thị
20,0
24,2
27,4
- Vẽ biểu đồ: (1,5đ )
+ Học sinh vẽ ba cột chồng có giá trị bằng nhau là 100%, trong mỗi cột chia chính xác cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn nước ta của từng năm.
+ Ghi số liệu từng phần.
+ Ghi năm dưới mỗi cột.
+ Có kí hiệu và lập bảng chú giải.
+ Tên biểu đồ.
	 Nếu thiếu hoặc sai một yêu cầu trừ (0,25 đ)
b. Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn của nước ta có sự chênh lệch (0,25đ ): dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn và quá ít ở thành thị (0,25đ ). Năm 2007 có 72,6% dân số sống ở nông thôn và 27,4% dân số sống ở thành thị. (0,25đ )
- Giải thích: Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân ta là sản xuất nông nghiệp nên dân số tập trung nhiều ở nông thôn.(0,25đ )
Câu 6: (4 điểm)
* Nhận xét về hoạt động thương mại giữa các vùng ở nước ta:
	- Không đều giữa các vùng. (0,5đ )
	- Các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tập trung cao các hoạt động thương mại (0,5đ ), cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 89,4 nghìn tỉ đồng, năm 2002. (0,25đ )
	- Các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung thấp các hoạt động thương mại (0,5đ ), thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 9,2 nghìn tỉ đồng, năm 2002. (0,25đ )
* Giải thích:
	- Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung đông dân cư (0,5đ ) và kinh tế phát triển với nhiều ngành sản xuất nên hoạt động thương mại phát triển mạnh. (0,5đ )
	- Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt (0,5đ ), kinh tế còn mang nặng tính tự cấp, tự túc nên hoạt động thương mại chậm phát triển. (0,5đ )
Câu 7: (4 điểm)
Trong phát triển kinh tế -xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn là:
a. Thuận lợi: 
- Vị trí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa (0,25 đ ). Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.(0,25đ )
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Các tỉnh trong vùng đều có núi gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh. (0,25đ )
+ Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển : biển nhiều hải sản, tổ chim yến, muối, nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu(0, 5đ )
+ Khoáng sản chính : cát thủy tinh, ti tan, vàng. (0,25đ )
+ Rừng: ngoài gỗ, còn một số đặc sản quý, chim thú quý hiếm. (0,25đ )
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Dân cư cần cù lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác nguồn lợi biển. (0,5đ )
- Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa, lịch sử, thu hút khách du lịch: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn. (0, 25đ )
b. Khó khăn: 
- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ : Ninh Thuận, Bình Thuận. (0,5đ )
- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, độ phì thấp. (0,25đ )
- Độ che phủ rừng thấp.(0,25đ)
- Môi trường ở một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường. (0,25đ)
- Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. (0,25đ )
--- Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_dia_9.doc