Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Tam Đảo

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 771Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Tam Đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Vật lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Tam Đảo
UBND HUYỆN TAM ĐẢO 
PHÒNG GD&ĐT 
-------------- 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
Năm học: 2016 - 2017 
Môn: Vật lý 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (1,5 điểm) 
Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một 
hướng: Hàng các vận động viên chạy và hàng các vận động viên đua xe đạp. Các vận 
động viên chạy với vận tốc 6 m/s và khoảng cách giữa hai người liên tiếp trong hàng là 
10m; còn những con số tương ứng với các vận động viên đua xe đạp là 10 m/s và 20m. 
a) Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vận động viên đua xe đạp vượt qua 
một vận động viên chạy? 
b) Hỏi sau thời gian bao lâu, một vận động viên đua xe đang ở ngang hàng một 
vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiếp theo? 
Câu 2: (2,0 điểm) 
Đĩa xe đạp có 52 răng, líp có 18 răng và 22 răng. Biết đường kính của bánh xe là 
650mm. 
1. Hãy tính đoạn đường mà bánh xe đi được nếu đĩa quay một vòng trong trường 
hợp: 
a) Dùng líp 18 răng. b) Dùng líp 22 răng. 
2. Trong thực tế, khi nào cần dùng líp có số răng lớn? 
Câu 3: (2,0 điểm) 
Người ta kê một tấm ván để kéo một cái hòm có trọng lượng 600N lên một chiếc 
xe tải. Sàn xe cao 0,8m, tấm ván dài 2,5 m, lực kéo bằng 300N. 
a) Tính lực ma sát giữa đáy hòm và mặt ván? 
b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? 
Câu 4: (2,5 điểm) 
Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1), trong đó Đ1 và Đ4 là 2 bóng đèn loại 6V-
9W; Đ2 và Đ3 là 2 bóng đèn loại 6V - 4W. Hiệu điện thế giữa 2 điểm A, B là U = 12V. 
a) Tính công suất tiêu thụ của mỗi đèn và cho biết chúng sáng 
 như thế nào, trong hai trường hợp là: K mở và K đóng. 
b) Khi đóng khóa K, dòng điện qua khóa K có độ 
lớn bao nhiêu và có chiều như thế nào? 
Câu 5: (2,0 điểm) 
Cho những dụng cụ và vật liệu sau: Lực kế, bình nước (Nước đựng trong bình có 
khối lượng riêng D0). 
Em hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của một vật bằng kim loại có 
hình dạng bất kì? 
-------------Hết---------------
Đ1 
A B 
Đ2 
K 
Đ3 Đ4 
C 
D 
Hình 1 
 UBND HUYỆN TAM ĐẢO 
PHÒNG GD&ĐT 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
Năm học: 2016- 2017 
Môn: Vật lý 
Câu Nội dung Điểm 
1 -Gọi vận tốc của vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp là: 
v1, v2. 
- Khoảng cách giữa hai vận động viên chạy và hai vận động viên đua 
xe đạp là l1, l2. 
-Vì vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp chuyển động 
cùng chiều nên vận tốc của vận động viên đua xe khi chọn vận động 
viên chạy làm mốc là: 
v21= v2 - v1 = 10 - 6 = 4 (m/s). 
0,5 
- Thời gian hai vận động viên đua xe vượt qua một vận động viên 
chạy là: 2
1
21
20
5
4
l
t
v
   (s) 
0,5 
- Thời gian một vận động viên đua xe đạp đang ở ngang hàng một vận 
động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiếp theo là: 
1
2
21
10
2,5
4
l
t
v
   (s) 
0,5 
2 1.Nếu bánh xe quay được một vòng thì xe đi được đoạn đường là: 
S = 3,14. 650mm = 2041 mm = 2,041m 
0,5 
a)Nếu đĩa quay 1 vòng thì líp 18 răng quay được 52: 18= 2,89 vòng. 
Xe đi được đoạn đường là: S1 = 2,89 . 2,041m = 5.90 m 
0,5 
b) Nếu đĩa quay 1 vòng thì líp 22 răng quay được 52 : 22 = 2,36 vòng. 
Xe đi được đoạn đường là: S1 = 2,36 . 2,041m = 4,81 m 
0,5 
2. Dùng líp có số răng lớn xe đi được đoạn đường ngắn hơn nhưng 
lực đẩy của xe tăng lên, vì vậy khi lên dốc, vượt đèo người ta thường 
dùng líp có số răng lớn. 
0,5 
3 a) Nếu không có ma sát thì lực kéo hòm sẽ là F’ 
áp dụng định luật bảo toàn công ta được: F’.l = P.h 
=> F’ = N
l
hP
192
5,2
8,0.600.
 
0,5 
Vậy lực ma sát giữa đáy hòm và mặt ván: 
Fms = F – F’ = 300 – 192 = 108 N 
0,5 
b) áp dụng công thức hiệu suất: 
A0 = P.h 
Và A = F.l => H = %100
.
.
lF
hP
0,5 
thay số vào ta có: H = %64%100
5,2.300
8,0.600
 
Vậy hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 64% 
0,5 
4 a)R1 = R4 =4 ; 
R2 = R3 = 9 
*Khi K mở: R12 = R34= 4+9 = 13 I12 = I34 = 
13
12
A 
0,25 
0,25 
P1 = P4 = 
13
12
.4 3,4W < 9W  Đ1 và Đ4 tối hơn mức bình thường 
 P2 = P3 = 
13
12
.9  7,6W > 4W  Đ2 và Đ3 sáng hơn mức bình 
thường 
0,5 
* Khi K đóng: 
R13 = R24 U13 = U24 = 12:2 = 6 V = UĐM 
Nên các đèn đều sáng bình thường. 
0,5 
b) Khi K đóng: I1 = I4 = 6: 4= 
2
3
A; I2 = I3 = 
3
2
9
6
 A 
0,5 
Vì I1> I2 nên tại C, I1 = I2 + IK  IK = I1 -I2 = 
2
3
 -
3
2
 = 
6
5
A 
Vậy dòng điện đi từ CD qua khóa K như hình vẽ 
0,5 
5 -Để XĐ khối lượng riêng của vật bằng kim loại ta cần biết m và V 
của nó 
- Dùng lực kế xác định trọng lượng P1 của vật trong không khí và P2 
trong nước. 
- Hiệu hai trọng lượng này bằng đúng lực đẩy ácsimét FA= P1-P2 
0,25 
0,25 
0,25 
- Mặt khác FA= V.d0 mà d0= 10 D0 nên FA= V.10 D0 0,5 
Đ1 
A B 
Đ2 
IK 
Đ3 Đ4 
C 
D 
I2 I1 
=>
0
21
0
A
D10
pp
D10
F
V

 
Khối lượng riêng của vật 
V10
p
V
m
D 1 0
21
1
0
21
1 D.
)pp(
p
D10
)pp(
10
p
D



 
0,5 
Làm như thế ta đã xác định được khối lượng riêng của 
vật 0
21
1 D.
pp
p
D

 
0,25 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HSG_VL9_D2.pdf