Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Tin học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Tin học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Tin học lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tin học
Thời gian làm bài: 150 phút
Tạo Folder mang tên số báo danh của thí sinh và lưu theo đường dẫn: D:\SBD_K9. Các file trong bài được đặt tên lần lượt là BAI1.PAS, BAI2.PAS, BAI3.PAS và lưu vào Folder vừa tạo. 
 Bài 1.(7 đ). Một bộ ba số tự nhiên được gọi là bộ số Py-ta-go nếu thỏa mãn điều kiện : bình phương một số bằng tổng bình phương hai số còn lại.
Ví dụ : Bộ số (3; 4, 5) là một bộ số Pytago vì : .
Yêu cầu : Nhập vào từ bàn phím số nguyên X.
Kết quả : 	- Nếu (1≤X≤1000). 
	+ In ra màn hình số 1 nếu có thể tách X thành tổng của ba số nguyên dương a, b, c sao cho (a; b; c) là một bộ ba số Py-ta-go.
	+ In ra màn hình số 0 nếu không thể tách X thành tổng của ba số nguyên dương a, b, c sao cho (a; b; c) là một bộ ba số Py-ta-go.
	- In ra màn hình số 2 nếu (1000 <X<1).
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản PYTAGO.INP có cấu trúc như sau: 
- Dòng 1: Ghi số nguyên X.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản PYTAGO.OUT trên một dòng số 0 hoặc 1 hoặc 2 vừa tìm dược.
Ví dụ:
PYTAGO.INP
PYTAGO.OUT
12
1
Bài 2: (6 đ) Hãy tạo ra mảng A gồm n phần tử. Tìm phần tử lớn nhất MAX trong mảng, kiểm tra xem nếu MAX là số chẵn thì có tồn tại 2 số nguyên tố r và m sao cho r+m=MAX(r,m0), nếu có cho biết giá trị của chúng.
Yêu cầu: 	- Nếu (n>10). In ra dòng thông báo: n>10.
	- Nếu n<1. In ra dòng thông báo: n<1.
	- Nếu: (-15≤ A[i] ≤ 50) Yêu cầu nhập lại,
Ví dụ: 
Nhập
Kết quả
Giải thích
n= 5
1,3,5,2,6
MAX=6.
6=1+5
6=3+3
1 và 5 là số nguyên tố.
3 và 3 là số nguyên tố.
n=-5
n<1
Bài 3: (7đ) Cho 1 xâu có độ dài s điều kiện (s<40). Hãy biến đổi xâu đã cho bằng cách thay đổi trong đó :
a. Tất cả các dấu ! bằng dấu chấm .
b. Mỗi một nhóm các dấu chấm liền nhau bằng một dấu chấm .
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản XAU.INP có cấu trúc như sau: 
- Dòng 1: Ghi xâu ký tự.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản XAU.OUT như sau.
- Dòng đầu tiên: Chuyển tất cả các dấu chấm than có trong xâu thành dấu chấm.
- Dòng thứ hai: Một nhóm các dấu chấm đứng liền nhau thành một dấu chấm
Ví dụ:
XAU.INP
XAU.OUT
!!!gfhd........TRE3....!sade...!!!...
...gfhd........TRE3.....sade.........
.gfhd.TRE3.sade.
SBD:______________Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm_______________

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chon_HSG_cap_Huyen_Tin_hoc_9_nam_hoc_20152016.doc