Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Tam Đường Đề thi tuyển sinh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 615Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Tam Đường Đề thi tuyển sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 9 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Tam Đường Đề thi tuyển sinh
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 05 câu)
Môn thi: Sinh học - Lớp 9
Ngày thi: 20/01/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ tên thí sinh: . Số báo danh: ..
ĐỀ BÀI
	Câu 1 (3,5 điểm) 
1.1) (2 điểm) So sánh quá trình phát sinh giao tử được và giao tử cái ?
	1.2) (1.5 điểm) Quan niệm cho rằng việc sinh con trai hay con gái do người mẹ quyết là đúng hay sai ?
	Câu 2 (5 điểm) 
2.1) (2 điểm) Tại sao nói NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Để NST thực hiện được chức năng, nó có những hoạt động gì, hãy giải thích ?
2.2) (3 điểm) Nêu cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói ADN có tính đa dạng và đặc thù?
	Câu 3 (3,5 điểm)
3.1. (2 điểm) Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất?
	3.2. (1.5 điểm) Thường biến là gì? Nguyên nhân phát sinh, đặc điểm và ý nghĩa của thường biến ?
	Câu 4 (4 điểm) 
Cho hai cá thể hoa đỏ quả dài giao phấn với nhau , F1 thu được một số kiểu hình trong đó có 6,25 % cây hoa trắng, quả tròn.
	a) Phép lai trên tuân theo định luật di truyền nào?
	b) Biện luận và viết sơ đồ lai cho phép lai trên ?
	c) Hai các thể hoa đỏ, quả dài trên có thể được tạo ra từ những phép lai nào?
Câu 5 (4 điểm) 
Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số nuclêôtit loại A với một loại khác bằng 10% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Cho biết loại T bằng 750 nuclêôtit .
a) Tính chiều dài, khối lượng của đoạn ADN nói trên.
b) Gen trên 4 nhân đôi 4 lần, tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp.
c) Tính số liên kết hiđrô hình thành và bị phá vỡ.
----------------HẾT----------------
 - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 - Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: SINH HỌC LỚP 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
1
* Giống nhau:
+ Đều phát sinh từ các TB mầm sinh dục.
+ Đều lần lượt trải qua các quá trình NP và giảm phân.
+ Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
- Khác:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng có kích thước lớn.
- Kết quả: từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh
-Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Kết quả: từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh .
0,5
0,5
0,5
0,5
2
* Quan niệm cho rằng Việc sinh con trai hay gái là do người mẹ quyết định là không đúng vì qua giảm phân người mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng(giao tử) mang NST X, còn người bố cho 2 loại tinh trùng mang NST X và Y . Sự thụ tinh giữa trứng mang X với tinh trùng mang X tạo ra hợp tử mang NST XX sinh ra con gái, còn sự thụ tinh giữa trứng mang X với tinh trùng mang Y tạo ra hợp tử mang NST XY sinh ra con trai.Như vậy chỉ có người bố có NST Y quyết định giới tính nam, người mẹ chỉ có NST X nên quan niệm trên là sai.
1
2
1
- NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì : Các hoạt động của NST gắn liền với hoạt động phân chia của tế bào trong cơ thể. Qua nguyên phân hoặc giảm phân, tế bào mẹ sản sinh ra các tế bào con chứa đựng các thông tin di truyền từ NST truyền sang.
- Những hoạt động của NST : Để thực hiện chức năng di truyền NST có những hoạt động trong quá trình nguyên phân và giảm phân như : nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về các cực của tế bào. Nhờ đó thông tin di truyền trong NST được nhân lên và phân chia cho các tế bào con 
1
1
2
Cấu tạo hóa học của ADN:
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H N, O, P.
- ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là Nucleotit gồm 4 loại : A, T, G, X.
Cấu trúc không gian của ADN:
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải. Các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34 ăngtrôn gồm 10 cặp nu, đường kính vòng xoắn là 20 ăngtrôn.
- Các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS : A liên kết với T; G liên kết với X. Vì vậy khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn kia.
- Trong phân tử ADN số A=T và G=X do đó A + G = T + X. 
- Hệ quả của NTBS: Khi biết trình tự các nu trên 1 mạch đơn thì ta có thể suy ra trình tự các nu trên mạch đơn còn lại (theo NTBS: A – T, G – X)
* ADN có tính đa dạng và đặc thù:
+ Tính đa dạng: cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo ra vô số phân tử ADN (do sự thay đổi trật tự sắp xếp, số lượng, thành phần các nu trên ADN)
+ Tính đặc thù: Mỗi loại ADN có cấu trúc đặc thù, phân biệt nhau ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
3
1
- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì:
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Tuy nhiên cũng có 1 số đột biến có lợi.
- Vai trò và ý nghĩa : 
Đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp và trong môi trường thích hợp. qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở thành có lợi, đột biến làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại cảnh.đột biến có lợi có ý nghĩa đối với chân nuôi và trồng trọt.Vì vậy con người có thể gây đột biến nhân tạo về đột biến gen tạo ra những giống có ý lợi cho nhu cầu của con người.
1
1
2
- Thường biến : là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
- Nguyên nhân: do tác động trực tiếp của môi trường
- Đặc điểm: thường biến xảy ra theo hướng xác định tương ứng điều kiện của môi trường, do dó không làm biến đổi kiểu gen và không di truyền được.
- Ý nghĩa: Giúp cho sinh vật có những thay đổi để thích ứng với điều kiện sống.
0,5
0,25
0,5
0,25
a
F1 xuất hiện 6.25% = 1/16 hoa trắng quả tròn -> theo qui luật phân li độc lập của MĐ: tính trạng hoa trắng, quả tròn là tính trạng lặn
Qui ước : A.hoa đỏ; a.hoa trắng
 B..quả dài; bquả tròn
0,75
0,25
b
F1 xuất hiện 16 tổ hợp -> bố, mẹ cho 4 gt -> P dị hợp hai cặp gen
-> cây hoa đỏ quả dài P có KG : AaBb
Ta có sơ đồ lai: HS tự viết sơ đồ lai
P: AaBb ( đỏ dài ) X AaBb ( đỏ dài )
1
0,5
0,5
4
c
Cây hoa trắng quả tròn dị hợp 2 cặp gen, có thể được tạo ra từ các phép lai sau:
*Trường hợp 1: P1 Đỏ, dài x trắng, tròn
 AABB aabb
*Trường hợp 2: P2 đỏ, tròn x trắng, dài
 AAbb aaBB
- HS tự viết sơ đồ lai
0,5
0,5
5
a
- Số lượng nuclêôtit của đoạn gen trên là: 
 Ta có hệ phương trình sau:
 %A +%G = 50%
 %A -%G = 10% 
 A = T = 30% = 750 (nuclêôtit)
 G = X = 20% = 500 (nuclêôtit)
- Chiều dài của đoạn gen trên là:
 L = = 4250 (Å)
- Khối lượng của gen là: M = 300.N = 750000 (ĐvC)
0,5
0,5
0,5
b
- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường nội bào cung cấp là:
A’ = T’ = (24 – 1). A = 11250 (nuclêôtit)
G’ = X’ = (24 – 1). G = 7500 (nuclêôtit)
0,5
0,5
c
- Số liên kết hi đrô của đoạn gen trên là:
H = 2A + 3G = 3000
- Số liên kết hiđrô hình thành:
H’HT = 24.H = 48000
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ:
HPV = (24 – 1). H = 45000
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: + Điểm lẻ đến 0,25; không làm tròn điểm toàn bài.
+ Học sinh có các giải theo cách khác đúng, khoa học cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docde_HSG_sinh_9.doc