Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
Năm học 2015 - 2016 
MÔN: NGỮ VĂN 9 
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). 
Đề thi gồm 02 phần - 04 câu và 01 trang. 
Phần I: Đọc - hiểu: 
Câu 1: (1 điểm) 
 “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như 
chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa 
cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết 
rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”. 
(Trích “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng-Ngữ văn 9-tập 1-Trang 200) 
Đoạn văn trên gợi cho em cảm xúc gì? 
Câu 2: (1 điểm) 
Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan có viết: 
 “Bước vào thế kỉ mớinếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều 
cản trở sự phát triển của đất nước”. 
Ý kiến của em về nhận định trên. 
Phần II: Làm văn 
Câu 1: (3 điểm) 
Người xưa có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Giáo sư Toán học 
Ngô Bảo Châu lại cho rằng: “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng nhất để nhà khoa 
học đi đến tận cùng con đường mình đã chọn”. 
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn khoảng 2 
trang giấy thi. 
Câu 2: (5 điểm) 
Bàn về văn chương Hoài Thanh viết: 
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những 
tình cảm ta sẵn có”. 
(Trích “Ý nghĩa văn chương”- SGK Ngữ văn 7, tập hai) 
 Từ bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
------------------------Hết------------------------ 
* Chú ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
 - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
Năm học 2015-2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Ngữ văn 9 
------------ 
A. YÊU CẦU CHUNG 
1 - Đề được xây dựng theo hướng “mở”, do đó ngoài việc đánh giá nội dung thể 
hiện trong bài viết, khi chấm giám khảo cần đặc biệt lưu ý kỹ năng làm bài của học sinh. 
Phát hiện và trân trọng những bài làm có cách viết chặt chẽ, sáng tạo (thể hiện được “cái 
tôi” và “chất văn”). 
2 - Đánh giá, chấm theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, trong đó chú ý đến 
năng lực chuyên biệt cao nhất của bộ môn Ngữ văn. 
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 
Câu 1 
(1,0đ) 
1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn (dung 
lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt 
chẽ, hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả. 
2. Nội dung: 
- Học sinh có thể bày tỏ cảm xúc của mình về: 
+ Sức mạnh của tình phụ tử được thử thách trong hoàn cảnh éo le của cuộc 
chiến tranh. 
+ Sự mất mát, nỗi đau của con người trong chiến tranh. 
0,25đ 
0,75đ 
Câu 2 
(1,0đ) 
 1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn ngắn (dung 
lượng bài viết không quá một trang giấy thi). Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi 
chảy hợp lí; lời văn lưu loát, sắc sảo. Không sai lỗi chính tả. 
0,25đ 
2. Nội dung: Học sinh phải đưa ra được chính kiến riêng về nhận định trên 
và lý giải thuyết phục. 
- Đây là một ý kiến đúng. 
- Giải thích: 
+ Nếp nghĩ sùng ngoại quá mức: chỉ thái độ coi trọng, tôn trọng, tin tưởng, 
yêu thích quá mức. 
+ Nếp nghĩ bài ngoại quá mức: bác bỏ, tẩy chay, chê bai... quá mức. 
=> Ý nghĩa của câu nói: tác giả phủ định cả hai thái độ, nếp nghĩ đều không 
thể chấp nhận vì sẽ cản trở đến sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, 
thời kỳ hội nhập. 
- Rút ra bài học cho bản thân về việc tiếp nhận văn hóa của thế giới trong 
thời kỳ hội nhập. 
0,75đ 
Câu 3 
(3.0đ) 
1. Hình thức: Đúng hình thức một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng; 
kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, 
lỗi dùng từ và ngữ pháp. 
0,25đ 
2. Nội dung: 
- Học sinh phải xác định đúng vấn đề nghị luận: lòng kiên trì và niềm đam 
mê để dẫn tới thành công. 
- Bố cục: 
a. Mở bài: 
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận 
b. Thân bài: 
0,25đ 
0,25đ 
- Giải thích ý nghĩa của hai câu nói trên; 
+ “Có công mài sắt có ngày nên kim”: nói về vai trò của lòng kiên trì, của ý 
chí lập thân để đạt được mục đích. 
+ “Lòng đam mê là yếu tố quan trọng...mình đã chọn”: vai trò của niềm đam 
mê trong khi lập thân, lập nghiệp. 
- Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề nghị luận: 
+ Học sinh đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục về những tấm gương đã 
thành công nhờ có tính kiên trì và niềm đam mê. 
- Bình luận vấn đề. 
+ Tính kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công. 
+ Lòng đam mê là biểu hiện cao độ của mơ ước, khát vọng vươn cao. Nuôi 
dưỡng niềm đam mê là nuôi dưỡng nguồn năng lượng cho sự sáng tạo. 
+ Cần bồi dưỡng cả niềm đam mê và sự kiên trì, ý chí khắc phục gian khó 
mới có thể thành công. 
+ Phê phán một số người thiếu lòng kiên trì và niềm đam mê trong cuộc 
sống. 
c. Kết luận: 
- Nêu suy nghĩ và liên hệ bản thân. 
1,0đ 
1,0đ 
0,25đ 
3. Thang điểm: 
- Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết sâu sắc, lập 
luận chặt chẽ. Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề sáng tạo, hấp dẫn. 
- Điểm 2,0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Có phương pháp làm bài, 
biết lập luận vấn đề khá chắc chắn. Nội dung đảm bảo các ý. 
- Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung còn sơ sài, lập 
luận vấn đề thiếu chặt chẽ, phương pháp làm bài chưa thuyết phục. 
- Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. 
Câu 4 
(5,0đ) 
1. Hình thức và kỹ năng: 
- Đúng hình thức một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một 
nhận định; bố cục rõ ràng, hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, đúng văn 
phạm, không sai lỗi chính tả. 
- Cần đạt được những kỹ năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh, 
Khuyến khích cho điểm bài viết sáng tạo, lôi cuốn thể hiện hiểu và cảm văn 
tốt của học sinh. 
0,25đ 
2. Nội dung: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách. Tuy nhiên, 
cần phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ luận đề. Dưới đây là các ý cơ bản: 
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn luận đề: 
- Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung cơ bản của bài thơ “Bếp 
lửa”. Bài 
thơ bồi đắp tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu nặng. Tình yêu gia đình quê 
hương đất nước. 
0,5 đ 
b. Thân bài: 
b1. Giải thích ý nghĩa của luận đề: 
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng định các 
tác phẩm văn chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ 
cho mỗi người. 
- Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có: nhấn mạnh khả năng 
văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi chúng ta thêm sâu sắc, đẹp 
đẽ, bền vững. 
=> Nhận định đã khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương đều 
xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc, khái quát chức năng 
0,75đ 
giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người. 
- Từ đó khẳng định bài thơ “Bếp lửa” đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho chúng ta 
về tình bà cháu thiêng liêng, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 
b2. Chứng minh: 
Luận điểm 1: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm 
gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của người cháu về kỉ niệm 
tuổi thơ sống bên bà, bên bếp lửa. 
- Bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc để người cháu nhớ về bà. 
- Người cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. 
+ Những năm tháng gian khổ được sống cùng bà 
+ Hình ảnh người bà hiện lên chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, hết 
lòng yêu thương cháu. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với bếp lửa, là biểu 
tượng cho ý chí nghị lực, niềm tin. (phân tích dẫn chứng) 
+ Bà đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, bồi đắp trong cháu những tình cảm tốt đẹp. Bà 
là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của tình yêu thương (phân 
tích dẫn chứng) 
=> Suy ngẫm của cháu khi đã trưởng thành về bà: luôn trân trọng, biết ơn, 
thấm thía công lao và đức hi sinh của bà dành cho mình. 
Luận điểm 2: Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài 
hòa trong tình yêu quê hương, đất nước qua những suy ngẫm của cháu về bà, 
về đất nước. 
- Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, là biểu hiện của tình 
yêu quê hương đất nước. 
+ Mỗi kỉ niệm của cháu với bà đều gắn với tình làng nghĩa xóm, với những 
năm tháng đau thương của dân tộc. 
+ Người cháu nhớ về bà, nhớ về bếp lửa chính là nhớ về quê hương xứ sở - 
cội nguồn của tình yêu quê hương.(phân tích dẫn chứng) 
1,5đ 
1,0đ 
b3. Đánh giá, mở rộng: 
- Bài thơ “Bếp lửa” viết theo dòng hồi tưởng, với nhiều hình ảnh mang tính 
biểu tượng, ngôn từ bình dị mà giàu sức biểu cảm. Sử dụng nhiều biện pháp 
nghệ thuật đặc sắc đã góp phần thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng 
ấm áp, tình cảm sâu đậm với gia đình, quê hương. 
- Bài thơ đã làm sáng tỏ quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, là minh 
chứng cho những tác động to lớn của văn chương đến tình cảm của con 
người. Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến giá trị 
chân – thiện – mỹ. 
- Liên hệ với các tác phẩm khác cùng chủ đề. 
0,5đ 
c. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ tác động đến tâm hồn của mỗi con 
người. Là lời nhắc nhở trong mỗi chúng ta biết trân trọng, giữ gìn và phát 
huy những tình cảm tốt đẹp. 
- Liên hệ bản thân. 
0,5đ 
3. Thang điểm: 
- Điểm 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu về mặt hình thức. Nội dung bài viết đã thực sự lay cảm 
người đọc, có những kiến giải, phát hiện riêng, độc đáo, sáng tạo nhưng logic. Thể hiện khả 
năng suy cảm, kỹ năng viết tốt. 
- Điểm 4,0: Hiểu đề. Đã bám vào hình ảnh thơ để suy cảm. Bài viết đã có độ sâu, có những 
kiến giải, phát hiện riêng, logic. Kỹ năng viết khá tốt. 
- Điểm 3,0: Biết cách cảm nhận, phân tích bài thơ. Song thiếu sự phát hiện, khả năng thẩm 
thấu ngữ liệu hạn chế, cách viết dàn trải, đơn điệu. 
- Điểm 2,0: Diễn xuôi bài thơ, chưa làm nổi bật luận điểm, diễn đạt lủng củng. 
- Điểm 1,0: Bài viết sơ sài, kĩ năng chưa thuần thục, diễn đạt không thoát ý. 
- Điểm 0,0: Lạc đề hoặc không làm. 
* Lưu ý chung: Học sinh sẽ có nhiều cách tiếp cận vấn đề và thể hiện cách lập luận 
riêng. Khi chấm, giám khảo cần: 
- Bám sát vào ý hiểu và cách viết của học sinh trên cơ sở “Định hướng nội dung” của đáp 
án để cho điểm. 
- Đề cao năng lực giải đề và kỹ năng lập luận của học sinh. 
---------------- HẾT --------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HSG_Van_9.pdf