Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (2.0 điểm)
Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa. Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
 (Theo Hoài Thanh)
Câu 2. (4.0 điểm)
Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
 (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
Câu 3. (4.0 điểm) 
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:
	 [...] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
	Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
	Bác về ... Im lặng. Con chim hót
	Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
	 (Tố Hữu, Theo chân Bác)
Câu 4. (10.0 điểm)
Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. 
Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.
. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO 
HDC ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
I. YÊU CẦU CHUNG
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
CÂU
HƯỚNG DẪN (SƠ LƯỢC)
ĐIÊM
Câu 1
(2.0 điểm)
Tìm câu bị động và giải thích:
- Câu bị động: Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
- Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
(4.0 điểm)
- Biện pháp liệt kê: 
+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù.
+ trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da ngựa, 
- Phân tích:
+ Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn.
+ Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc.
+ Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận
2 điểm
2 điểm
Câu 3
(4.0 điểm)
 Học sinh viết đoạn văn có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: 
– Về các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh: Từ láy (thánh thót, ngẫn ngơ); hình ảnh (trắng rừng ... nở hoa mơ”.
+ Phép tu từ: Liệt kê (xuân); đảo ngữ (trắng rừng ...; thánh thót ...).
+ Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu !; dấu ..., dấu chấm ngắt câu (ở câu thứ ba).
– Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Khắc đậm mốc thời gian, sự kiện lịch sử (thời điểm Bác Hồ trở về Tổ quốc ...)
+ Tăng cường độ diễn tả một khung cảnh đẹp trong thời khắc lịch sử.
+ Sự lắng đọng thời gian, không gian sự xúc động thiêng liêng đến tận cùng, ....	 
2 điểm
2 điểm
Câu 4
(10.0 điểm)
1. Yêu cầu hình thức:	
Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đạt được những ý sau:
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm.
- Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng- xơ
b. Thân bài
- Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên.
+ Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng)
+ Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc.
+ Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật.
- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.
- Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị của hai tác phẩm
- Nêu bài học cho bản thân.
1 điểm
8 điểm
4 điểm
2 điểm
2 điểm
1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_sinh_gioi_van_7.doc