Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: lịch sử – lớp 9

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 9544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: lịch sử – lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: lịch sử – lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 TĨNH GIA Năm học 2015 - 2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Lịch sử – Lớp 9
 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Lịch sử thế giới
Câu 1(2.0 điểm): Hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
 Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập tại Matxcơva.
08/01/1949
..
 Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
01/10/1949
.......
 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào quỹ đạo Trái đất.
01/01/1959
.
 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập
12/1989
.
 Liên minh Châu Âu (EU) ra đời.
28/7/1995
.
Câu 2 (5.0 điểm)
 	 Có ý kiến cho rằng “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
Câu 3 (5.0 điểm)
 Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay là gì? Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
II. Lịch sử Việt Nam
Câu 4 (6.0 điểm) 
	 a. Hãy giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại manh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới? 
 	 b. Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất? 
 III. Lịch sử địa phương
Câu 5 (2 điểm). Tháng 4 năm 2015, Thanh Hóa vinh dự được đón bằng công nhận một khu di tích lịch sử là di tích quốc gia đặc biệt.
	 Em hãy cho biết đó là khu di tích lịch sử nào? Hãy giới thiệu những nét chính về khu di tích lịch sử đó. Thái độ của em đối với việc gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử.
Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: ..........................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Lịch sử – Lớp 9
Câu 1: (2.0 điểm): Hoàn thiện bảng sau: (Mỗi ý đúng 0,2 điểm)
Thời gian
Sự kiện
 3/1919
 Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) được thành lập tại Mátxcơva.
08/01/1949
 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập.
 4/1949
 Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập.
01/10/1949
 Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
 1957
 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào quỹ đạo Trái đất.
01/01/1959
 Cuộc cách mạng của nhân dân Cu-ba giành thắng lợi.
08/08/1967
Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập
 12/1989
 Tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
 12/1991
 Liên minh Châu Âu (EU) ra đời.
 28/7/1995
 Việt Nam gia nhập khối ASEAN.
Câu 2
Nội dung
Điểm
5,0 đ
* Giới thiệu đôi nét về chấu Á trước và sau chiến tranh thế giới II.
- Là châu lục đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Trước chiến tranh TG II, châu Á chịu sự nô dịch và bóc lột nặng nề của
CNTD...
0,5 đ
- Sau CTTG II, phong trào GPDT phát triển mạnh, hầu hết các nước đã
giành độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào
thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được
thành tựu to lớn.
0,5 đ
*Chứng minh “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”:
- Ấn Độ:
+ Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn
nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước
phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông
nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn một tỉ người
0,5 đ
+ Về công nghiệp: các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép,
máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi; những thập niên gần đây, công nghệ
thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở
thành cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân và công
nghệ vũ trụ.
0,5 đ
- Trung Quốc:
+ Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ
7 thế giới...
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt...
0,5 đ
0,5đ
- Xin-ga-po: Từ 1965- 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con
rồng” ở châu Á.
0,5 đ
- Ma-lai-xi-a: Từ 1963-1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%
0,5 đ
-Thái Lan: Từ 1987-1990 tăng trưởng kinh tế 11,4%
0,5 đ
=> Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
0,5 đ
Câu 3
5,0 đ
* Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 dến nay: Hầu hết các nước đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các dân tộc Đông Nam Á đã và đang gắn bó với nhau hơn trong công cuộc hợp tác, phát triển vì hòa bình, ổn định của khu vực.
1.0 đ
* Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “Một chương mới đã mở ra
trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”
- Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với 3 nước
Đông Dương rất phức tạp, có lúc căng thẳng và đối đầu.
0,5 đ
- Sau chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình
chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, xu hướng nổi bật đầu tiên là sự
mở rộng thành viên của tổ chức này.
0,5 đ
+ 7.1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên thứ 7 của
ASEAN.
0,25 đ
+ 9.1997 Lào và Mianma gia nhập tổ chức này.
0,25 đ
+ 4.1999 Campuchia được kết nạp và là thành viên thứ 10 của ASEAN.
0,25 đ
- Trên cơ sở tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình ổn định...
0,5 đ
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực
mậu dịch tự do trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn
đàn khu vực.
0,5 đ
=> Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
0,25 đ
* Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN:
- Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực
và thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ
hội giao lưu, học tập và tiếp thu trình độ KHKT, công nghệ, văn hóa
0,5 đ
- Thách thức: Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu... Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì sẽ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội...
0,5 đ
Câu 4
6.0 đ
a. Giải thích:
- Về chủ quan: 
+ Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn thất bại. 
0.5 đ
+ Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân, chúng trở thành kẻ thù của dân tộc.
0.5 đ
+ Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
0.5 đ
- Về khách quan: 
+ Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu âu qua sách báo mới từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. 
0.5 đ
+ Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam học tập và noi theo.
0.5 đ
+ Các nhà yêu nước Việt Nam (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà nho yêu nước khác) đã nhận thấy con đường cứu nước cũ không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới, họ hăng hái đón nhận luồng tư tưởng mới và đi tìm con đường cứu nước mới nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam và đòi quyền dân chủ cho nhân dân. 
0.5 đ
b, Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại 
- Các phong trào nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ đoạn dã man....
1.0 đ
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là những phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng bản thân các giai cấp đại diện cho khuynh hướng này ( tư sản dân tộc, tiểu tư sản) mới đang trên con đường hình thành,số lượng ít, địa vị kinh tế và vai trò chính trị còn non yếu...
1.0 đ
- Các phong trào yêu nước không có đường lối lãnh đạo đúng đắn của một giai cấp tiên tiến,vì vậy các chủ trương cứu nước của họ (cải cách xã hội hay bạo động) chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ... 
1.0 đ
Câu 5
2.0 đ
- Đền Bà Triệu.
0.5 đ
- Đền Bà Triệu cách thành phố Thanh Hóa 17 Km về phía bắc. Tọa lạc tại chân núi Gai, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là nơi thờ nữ anh hùng Triệu Thị Trinh.
0.25 đ
- Đền Bà Triệu được khởi công xây dựng vào năm 248 và được tu sửa nhiều lần. Kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào cuối thế kỉ XVIII. Đền bao gồm các hạng mục chính: cổng ngoại, cổng nội, hồ nước hình chử nhật, nhà tiếp khách, nhà sắm lễ... 
 Trong hậu cung được bố trí đăng đối theo một trục trung tâm từ thấp lên cao, trong đó hậu cung được xây cao hơn hẳn, lưng tựa vào vách núi...
0.5 đ
- Nằm trong khu di tích đền Bà Triệu còn có khu lăng tháp và đình làng Phú Điền... Với công lao to lớn của Bà Triệu, tháng 4 năm 2015 Chính phủ đã công nhận Đền bà Triệu là một khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
0.25 đ
- Thái độ của học sinh.....
0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDEDAP_AN_HSG_MON_LICH_SU_9_HUYEN_TINH_GIA_NAM_HOC_20152016.doc