Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: địa lý – lớp 9

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3092Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: địa lý – lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: địa lý – lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 TĨNH GIA Năm học 2015 - 2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Địa lý – Lớp 9
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm). Dựa vào kiến thức về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, em hãy:
 a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất? 
 b. Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào trên Trái Đất ở các vị trí: Xích đạo, Chí tuyến, Vòng cực và Cực? 
Câu 2 (2.0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
1. Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
2. Vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta?
Câu 3 (2.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
 Tổng số dân cả nước và số dân thành thị nước ta giai đoạn 1990 - 2003
	(Đơn vị: triệu người)
 Năm 
Tiêu chí
1990
1995
2000
2003
Tổng số dân cả nước
 66,01
71,99
77,63
80,9
Số dân thành thị
12,88
14,94
18,77
 20,87
a. Tính tỉ lệ dân số thành thị của nước ta theo các năm đó và nêu nhận xét.
b. Muốn quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển bền vững, theo em, cần giải quyết những vấn đề gì?
Câu 4 (2,5 điểm). Chứng minh trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Câu 5 (3.5 điểm). Cho bảng số liệu sau đây:	
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đơn vi: tỉ đồng)
 Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
 320,5
 541,1
 696,2
Đông Bắc
 6 179,2
 10 657,7
 14 301,3
 	Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó.
Câu 6 (2 điểm). 
 a) Trình bày những đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và diện tích của tỉnh Thanh Hóa.
 b) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 7 (6 điểm). Cho bảng số liệu sau:
	 Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Đơn vị: kg/ người)
Năm
1995
1997
2000
2005
Cả nước
363,1
392,6
444,9
475,8
Đồng bằng sông Hồng
330,9
362,4
403,1
362,2
Đồng bằng sông Cửu Long
831,6
876,8
1025,1
1124,9
 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 b. Nêu nhận xét và giải thích sự khác nhau về bình quân lương thực theo đầu người.
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Địa lí – Lớp 9
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1:
2 điểm
a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất.
 b. Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trên Trái Đất như sau:
- Vào ngày 22 tháng 6, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở chí tuyến Bắc.
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có ngày, đêm dài bằng nhau.
- Các địa điểm ở chí tuyến Bắc: có ngày dài hơn đêm; Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày ngắn hơn đêm.
- Các địa điểm ở vòng cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ; Các địa điểm ở vòng cực Nam: đêm dài suốt 24 giờ.
- Ở cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ; Ở cực Nam: đêm dài suốt 24 giờ.
0, 5
0,5
0,2
0.2
0,2
0,2
0,2
Câu 2
2 điểm
* Vị trí địa lí hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai như bão lũ, hạn hán, cháy rừng... và chống giặc ngoại xâm như xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc...
* Vai trò của các đảo và quần đảo đổi với quá trình phát triển kinh tế nước ta:
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
- Các đảo và quần đảo là kho tàng tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển và đồng thời còn là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.
- Có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
0,25đ
0.25đ
0,5đ
0,25đ
0.25đ
0,5đ
Câu 3
2 điểm
a. Tính tỉ lệ dân thành thị ở nước ta:
Năm
1990
1995
2000
2003
Tỉ lệ dân thành thị
19,51
20,75
24,18
25,80
 HS có thể nhận xét theo số liệu tương đối hoặc tuyệt đối, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa).
- Số dân thành thị có xu hướng liên tục tăng qua các năm, năm 2003 so với năm 1990 tăng 1,6 lần (tăng 8 triệu người trong vòng 13 năm).
- Số dân thành thị tăng nhanh ở các giai đoạn sau (ví dụ cụ thể: 1995-2000: tăng 4 triệu người, 2000-2003: tăng 2 triệu).
- Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
b. Muốn quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển bền vững cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Đô thị hoá phải xuất phát từ công nghiệp hoá, không tự phát...
- Đô thị phát triển phải gắn liền với qui hoạch đồng bộ ở tầm vĩ mô.
0,75đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
2,5 điểm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
* Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Tăng tỉ trọng khu công nghiệp – xây dựng. Giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định 
 Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
- Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng:
 + Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
 + Khu công nghiệp – xây dựng: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường.
 + Khu vực dịch vụ: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.
* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả.
- Công nghiệp hình thành các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất có quy mô lớn.
- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 vùng Bắc - Trung - Nam. Đây là những vùng kinh tế trọng điểm đầu tư, ưu tiên phát triển, có tác dụng quan trọng chiến lược, nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 5
3.5 điểm
* Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc)
* So sánh: Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc. Cụ thể:
- Tình hình phát triển: 
 + Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc (20,5 lần vào năm 2002)
 + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần).
- Cơ cấu ngành:
 + Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất
 + Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật
- Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc: 
 + Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả.
 + Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai.
 * Giải thích 
- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn; Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến; Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật; Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.
- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, đường sắt, đường bộ và cảng biển; Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá lớn: than, quặng sắt, thiếc..; Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,75đ
Câu 6.
2 điểm
a. Đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và diện tích tỉnh Thanh Hóa.
- Là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. 
- Phía Bắc giáp Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình; phía Nam và tây Nam giáp Nghệ An; Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào)
+ Điểm cực Bắc: 20040’B (xã Nga Trung -Huyện Quan Hóa)
+ Điểm cực Nam: 19018’B (xã Hải Hà -Huyện Tĩnh Gia)
+ Điểm cực Tây: 104022’B (xã Quang Chiểu -Huyện Mường Lát)
+ Điểm cực Đông: 106005’B (xã Nga Điền -Huyện Nga Sơn)
- Diện tích: 11.116,34 km2 (chiếm 3,37% diện tích cả nước) thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ, thứ 5 toàn quốc.( năm 2006)
b. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam 
- Nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với đường bờ biển dài 102 km, lại có cảng nước sâu Nghi Sơn, cố đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua.
- Diện tích lớn nên có nhiều vùng sinh thái khác nhau.
- Những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trong nước và trên thế giới; phát triển một nền sản xuất hàng hóa đa dạng; nhanh chóng hội nhập với các tỉnh, thành phố khác và thế giới. Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 7
6 điểm
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ cột gộp nhóm. Nếu vẽ dạng khác không chấm điểm.
- Đảm bảo vẽ đúng, đủ, chính xác, sạch sẽ, có ký hiệu, chú thích, chú giải. Có đầy đủ tên biểu đồ, năm, đơn vị tính, số liệu ghi trên biểu đồ. 
- Thiếu hoặc sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm. 
b. Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: 
+ Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần đồng bằng Sông Hồng năm 2005), đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long tăng, đồng bằng Sông Hồng có sự biến động (nêu dẫn chứng).
- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ 1995 – 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,35 lần, cả nước tăng 1,31 lần, đồng bằng sông Hồng tăng 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).
* Giải thích:
- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.
- Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp.
- Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất; do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.
2.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDEDAP_AN_HSG_DIA_LY_9_HUYEN_TINH_GIA_NAM_HOC_20152016.doc