Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 – 2015 môn: sinh học – lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1451Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 – 2015 môn: sinh học – lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 – 2015 môn: sinh học – lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút
Phòng giáo dục & đào tạo đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 
 Năm học 2014 – 2015
 Môn: Sinh học – Lớp 9
 Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 2 điểm): Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 2: ( 2 điểm):Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là động vật bậc cao ?
 Người ta có thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen không ? Tại sao?
Câu 3: ( 2 điểm) :Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN ?
Câu 4: ( 1 điểm):Vì sao nói prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào ?
Câu 5: ( 3 điểm):Từ một phép lai giữa hai giống cây người ta thu được:
-150 cây có thân cao, hạt dài. -151 cây có thân thấp, hạt dài
-149 cây có thân cao, hạt tròn. -150 cây có thân thấp, hạt tròn.
 Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trạng trội.
Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
Câu 6: ( 2 điểm)
yếu tố nào dẫn đến tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN ?
Vì sao tính đặc thù và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối ?
Cho biết:
Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ ba:
AAT - TAA - AXG – TAG – GXX –
(1) ( 2) (3) (4) (5)
 Hãy viết bộ ba thứ (3) tương ứng trên mARN.
Câu 7: (3 điểm)
 1)Trong một trai nuôi cá khi thu hoạch người ta được 1600 cá chép .
Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh . Cho biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% và của trứng là 20%.
 2) Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp sau:
 	a) 4 tế bào sinh tinh.
	b) 8 tế bào sinh trứng.
Câu 8: ( 3 điểm)
 Một đoạn phân tử ADN dài 35700 A0 và có tỉ lệ A/G = 3/2. Do đột biến đoạn phân tử ADN nói trên bị mất đi một đoạn và bị giảm đi 2340 liên kết hiđrô. Đoạn mất đi có tỉ lệ A/ G = 2/ 3.
Tính tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêotit của đoạn phân tử ADN trước và sau khi đột biến.
Đoạn phân tử ADN còn lại tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu so với trước khi nó bị đột biến ?
Câu 9: ( 2 điểm)
Bố mẹ có nhóm máu A, đẻ con trai nhóm máu A, con gái nhóm máu O. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
Phòng giáo dục & đào tạo hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện 
 Năm học 
 Môn: Sinh học – Lớp 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
* Thường biến phân biệt với đột biến ở những điểm sau:
Thường biến
-Là biến dị kiểu hình nên không di truyền được cho thế hệ sau.
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng , tương ứng với các điều kiện môi trường.
- Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật
Đột biến
-Là những biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền ( AND, NST) nên di truyền được.
-Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
-Thường có hại cho bản thân sinh vật. 
0,5
0,5
0,5
0,5
2
-Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật, nhất là động vật bậc cao vì: Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành kiểu hình của sinh vật. Những biến đổi này thường ít thích nghi với điều kiện môi trường sống của sinh vật nên thường có hại. Đối với sinh vật bậc cao, sự thích nghi thường hình thành chậm chạp trong quá trình sống nên những biến đổi về kiểu hình của sinh vật thường gây hại.
- Người ta không thể dự báo được sự xuất hiện của đột biến gen vì : Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành những biến đổi về kiểu hình của sinh vật tuỳ thuộc vào sự tương tác của kiểu gen và môi trường nên thường không dự báo được
1
1
3
Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN.
Cấu trúc ADN 
Cấu trúc ARN
- Có chiều dài và khối lượng phân tử rất lớn.
- Là mạch kép.
- Nguyên liệu xây dựng là các nuclêôtít: A,T,G,X
-Trong nuclêôtít là đường 
đềôxi ribôzơ C5H10O4.
-Trong ADN có chứa Timin.
- Liên kếtt hoá trị trên mạch đơn là mối liên kết giữa đường C5H10O4 của nuclêôtít này với phân tử H3PO4của nuclêôtit bên cạnh, đó là liên kết khá bền vững. 
- Có chiều dài và khối lượng phân tử rất bé.
- Là mạch đơn.
- Nguyên liệu xây dựng là các ribô nuclêôtít: A,U,G,X.
-Trong ribô nuclêôtít là đường ribôzơ C5H10O5.
-Trong ARN có chứa Uraxin
- Liên kết hoá trị trên mạch ARN là mối liên kết hoá trị giữa đường C5H10O5 của ribô nuclêôtít này với phân tử H3PO4của ribô nuclêôtit bên cạnh, đó là liên kết kém bền vững
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
4
Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào. Vì prôtêin tham gia vào :
Cấu trúc tế bào.
Xúc tác, điều hòa quá trình trao đổi ( Vai trò của enzim, hooc môn).
Bảo vệ cơ thể ( các kháng thể là prôtêin).
Vận chuyển, cung cấp năng lượng.
1
5
Theo bài ra ta có qui ước: A thân cao, a thân thấp.
 B hạt dài, b hạt tròn.
* Phân tích từng cặp tính trạng con lai F1 .
- Về chiều cao cây: Thân cao = 150 + 149 = 299 Xấp xỉ 1
 Thân thấp 151 + 150 301 1
Là tỉ lệ của phép lai phân tích suy ra P có một cây mang tính trạng lặn aa và một cây dị hợp Aa.
 P. Aa (cao) x aa (thấp) 
- Về hình dạng hạt. Hạt dài = 150 +151 = 301 xấp xỉ 1
 Hạt tròn 149 + 150 299 1
Là tỉ lệ của phép lai phân tích suy ra P có một cây mang tính trạng lặn bb và một cây dị hợp Bb.
 P. Bb (hạt dài) x bb (hạt tròn) 
 Tổ hợp 2 cặp tính trạng, suy ra kiểu gen, kiểu hình của P có thể là.
 P. AaBb (cao,hạt dài) x aabb (thấp,hạt tròn) 
Hoặc: P. Aabb (cao,hạt tròn) x aaBb (thấp,hạt dài) 
Sơ đồ lai:
- Nếu: P. AaBb (cao,hạt dài) x aabb (thấp,hạt tròn) 
 GP: AB, Ab, aB, ab ab
 F1: AaBb, Aabb, aaBb, aabb 
Kiểu hình: 1 cây cao, hạt dài; 1 cây cao, hạt tròn; 1 cây thâp, hạt dài; 1 cây thấp, hạt tròn.
 - Nếu: P. Aabb (cao,hạt tròn) x aaBb (thấp,hạt dài) 
 GP: Ab, ab aB, ab
 F1: AaBb, Aabb, aaBb, aabb 
Kiểu hình: 1 cây cao, hạt dài; 1 cây cao, hạt tròn; 1 cây thâp, hạt dài; 1 cây thấp, hạt tròn. 
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
6
a.Yếu tố qui định tính đa dạng và đặc thù của ADN là:
- Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các đơn phân (nuclêôtít).
b. Tính ổn định chỉ mang tính tương đối vì: 
- Có thể xảy ra đột biến do các tác nhân gây đột biến của môi trường làm thay đổi cấu trúc của ADN.
- Có thể xảy ra sự trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN.
c. Bộ ba thứ (3) trên mARN là: UGX
0,5
0,25
0,25
0,5
7
1).Số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh:
 1 tinh trùng thụ tinh 1 trứng tạo 1 hợp tử.
 1600 cá chép = 1600 hợp tử = 1600 trứng thụ tinh với 1600 tinh trùng.
* Số tế bào sinh tinh:
+ Số tinh trùng ban đầu: Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%nên ta có:
100 tinh trùng ban đầu → 50 tinh trùng trực tiếp thụ tinh.
 ? tinh trùng ban đầu ò 1600 tinh trùng trực tiếp thụ tinh
Nên ta có: Số tinh trùng ban đầu:
 1600 x 100 = 3200 
 50 
Vậy số tế bào sinh tinh:
1 tế bào sinh tinh → 4 tinh trùng.
 ? ò 3200 tinh trùng
 3200 x1 = 800 ( tế bào sinh tinh)
 4
* Số tế bào sinh trứng
+ Số trứng ban đầu: Vì hiệu suất thụ tinh của trứng là 20% nên ta có:
100 trứng ban đầu → 20 trứng trực tiếp thụ tinh.
 ? trứng ban đầu ò 1600 trứng trực tiếp thụ tinh
Nên ta có: Số trứng ban đầu:
 1600 x 100 = 8000 
 20 
Vậy số tế bào sinh trứng:
1 tế bào sinh trứng → 1 trứng
 ? ò 8000 trứng
 8000 x1 = 8000 ( tế bào sinh trứng)
 1
2).Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp:
a) 4 tế bào sinh tinh.
 Mỗi tế bào sinh tinh à 4 tinh trùng.
Vậy: 
 -Số tinh trùng tạo thành : 4 x 4 = 16 tinh trùng.
b) 8 tế bào sinh trứng.
Mỗi tế bào sinh trứng à 1 trứng và 3 thể định hướng.
Vậy: 
 - Số trứng tạo thành: 8x 1 = 8 trứng
 - Số thể định hướng: 8 x 3 = 24
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
8
Tỉ lệ % và số lượng của ADN trước và sau khi đột biến:
 *Trước khi đột biến:
N= 2 . L/ 3,4 = 2 . 35700 / 3,4 = 21000 ( nu)
Theo đề ra ta có: A/ G = 3/ 2 => A= 3G/ 2. (1)
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A + G = 50% (2)
Thế (1) vào (2) ta có: 3G/ 2 + G = 50% => G = 20%
 Vậy G = X = 20%N = 20% . 21000 = 4200 ( nu)
 A = T = 50% - % G = 50% - 20% = 30%N= 30% . 2100 = 6300( nu)
 * Sau khi đột biến:
+ Xét đoạn mất:
 A/ G = 2/ 3 => A =2G/ 3 ( 3)
Mà 2A + 3G = 2340 (4)
Thế (3) vào (4) ta được: 2.2G/3 + 3G = 2340 ú 13G/3 = 2340 ú G = 540 (nu)
A= 2G/3 = 2.540/ 3 = 360 ( nu)
* Đoạn phân tử ADN còn lại là: 21000 – ( 360 + 540) .2 = 19200 ( nu)
A=T = 6300 – 360 = 5940 ( nu) => A = T = 30,9375%
G = X = 4200 – 540 = 3660 ( nu) => G = X = 19, 0625%
 b)Số nuclêôtit do môi trường nội bào cung cấp giảm đi khi đoạn phân tử ADN còn lại tự nhân đôi 4 lần là:
- Khi đoạn phân tử ADN tự nhân đôi một lần thì số lượng từng loại nuclêôtít cung cấp sẽ bị giảm bằng chính số lượng nuclêôtít đoạn bị mất.
 A = T = ( 24 - 1 ). 360 = 5400 ( nu)
 G = X = ( 24 – 1) . 540 = 8100 ( nu)
1
1
1
9
Bố, mẹ đều có nhóm máu A nên it nhất mỗi người phải có một gen IA .
Con gái nhóm máu O có kiểu gen IOIO , nhận một IO từ bố, nhận một IO từ mẹ.
 Vậy bố mẹ có kiểu gen IAIO, đứa con trai có thể có một trong hai kiểu gen IAIO hoặc IAIA.
Sơ đồ lai:
 P. IAIO x IAIO
 GP: IA, IO IA, IO
 F1: KG 1 IAIA; 2 IAIO ; 1 IOIO
 KH: 3 người nhóm máu A: 1 người nhóm máu O
0,5
0,5
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_9_hot.doc