Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 1836Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Vật lý – Lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1 ( 4.0 điểm ).
Một gương phẳng hình tròn đường kính10cm đặt trên bàn cách trần nhà 2m, mặt phản xạ hướng lên trên. Đặt một bóng đèn pin (xem là nguồn sáng điểm S) cách trần nhà 1m.
a. Hãy vẽ chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S đến gương và chùm tia phản xạ tương ứng.
b. Giải thích tại sao trên trần nhà xuất hiện một vệt sáng hơn và tính đường kính của vệt sáng hơn ?
c. Cần phải dịch bóng đèn (theo phương vuông góc với gương) về phía nào và dịch một đoạn bằng bao nhiêu để đường kính vệt sáng hơn tăng gấp đôi ?
Bài 2 ( 4.0 điểm ) 
Một ô tô chuyển động trên quãng đường AB. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường trong hai trường hợp :
a. Nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc v1, nửa quãng đường còn lại ôtô đi với vận tốc v2 .
b. Nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau ôtô đi với vận tốc v2, đoạn đường cuối cùng ô tô đi với vận tốc v3. 
Bài 3 ( 4.0 điểm )
Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở về bên A trên một dòng sông. Hỏi nước sông chảy nhanh hay chảy chậm thì vận tốc trung bình của ca nô trong suốt thời gian cả đi lẫn về sẽ lớn hơn (coi vật tốc ca nô so với nước có độ lớn không đổi)
Bài 4 ( 4.0 điểm ) 
Một khối gỗ hình hộp có kích thước 20cm x 30cm x 50cm. Thả khối gỗ vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng 8/10 trọng lượng riêng của nước 
a. Khối gỗ nổi hay bị chìm trong nước ? Vì sao ?
b. Nếu khối gỗ nổi, tính phần thể tích gỗ nổi trên mặt nước ?
c. Nếu khối gỗ nổi, có thể đặt thêm một vật có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu lên khối gỗ trên để chìm ngay tại mặt nước ?
Bài 5 ( 4.0 điểm ) 
Cho một ống thủy tinh chữ U, một thước có chia độ tới mm, một phễu nhỏ, một cốc đựng nước, một cốc đựng dầu nhờn. Hãy nêu phương án để xác định khối lượng riêng của dầu nhờn? Biết khối lượng riêng của nước là D1. 
---------- Hết ----------
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh..............
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi:Vật lý – Lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1 ( 4.0 điểm )
Một gương phẳng hình tròn đường kính 10cm đặt trên bàn cách trần nhà 2m, mặt phản xạ hướng lên trên. Đặt một bóng đèn pin (xem là nguồn sáng điểm S) cách trần nhà 1m.
a, Hãy vẽ chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S đến gương và chùm tia phản xạ tương ứng.
b, Giải thích tại sao trên trần nhà xuất hiện một vệt sáng hơn và tính đường kính của vệt sáng hơn ?
c, Cần phải dịch bóng đèn (theo phương vuông góc với gương) về phía nào và dịch một đoạn bằng bao nhiêu để đường kính vệt sáng hơn tăng gấp đôi ?
Bài
Đáp án
Điểm
Bài 1
(4.0 đ)
H
D
C
S2
B
A
So
O
N
M
S1
S
1.0
a, - Vẽ S1 là ảnh của S qua gương phẳng MN bằng cách lấy S1 đối xứng S qua gương phẳng.
- Chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S đến gương là chùm tia giới hạn bởi hai tia SM và SN
- Chùm tia phản xạ tương ứng (có đường kéo dài qua ảnh S1) được giới hạn bởi hai tia MA và NB
0.25
0.25
0.5
b, Trên nền sáng của trần nhà do nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta thấy xuất hiện vệt sáng hơn hình tròn có đường kính AB do đồng thời nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và ánh sáng phản xạ từ gương.
Đổi 1m = 100cm; 2m = 200cm
- Ta có MN//AB (gt) suy ra tam giác S1MN đồng dạng với tam giác S1AB
Vậy đường kính vệt sáng hơn trên trần nhà là 30cm
0.5
1.0
c, Giả sử dịch bóng đèn đến vị trí So thì đường kính vệt sáng hơn tăng gấp đôi. Khi đó ảnh ở vị trí S2 đối xứng So qua gương phẳng
Đường kính vệt sáng hơn là CD = 2AB = 60cm
- Ta có MN//CD (gt) suy ra tam giác S2MN đồng dạng với tam giác S2CD
- Vậy phải dịch bóng đèn (theo phương vuông góc với gương) về phía gương phẳng một đoạn bằng 60cm để đường kính vệt sáng hơn tăng gấp đôi. 
0.5
Bài 2 ( 4.0 điểm )
Một ô tô chuyển động trên quãng đường AB. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả quãng đường trong hai trường hợp :
a. Nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc v1, nửa quãng đường còn lại ôtô đi với vận tốc v2 .
b. Nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau ôtô đi với vận tốc v2 , đoạn đường cuối cùng ô tô đi với vận tốc v3. 
Bài
Đáp án
Điểm
Bài 2
4.0 đ
a.
a. Gọi quãng đường ôtô đã đi là s . 
Thời gian để ôtô đi hết nửa quảng đường đầu là : 
Thời gian để ôtô đi hết nửa quảng đường còn lại là : 
Vận tốc trung bình của ôtô trên cả quảng đường: 
0.5
0.5
1.0
b.
* Ta có thời gian chuyển động trên nửa quãng đường đầu là:
* Gọi thời gian sau là t. Ta có: 
* Vận tốc trung bình là:
0.5
0.5
1.0
Bài 3 ( 4.0 điểm )
Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở về bên A trên một dòng sông. Hỏi nước sông chảy nhanh hay chảy chậm thì vận tốc trung bình của ca nô trong suốt thời gian cả đi lẫn về sẽ lớn hơn (coi vật tốc ca nô so với nước có độ lớn không đổi)
Bài
Đáp án
Điểm
Bài 3
4.0 đ
Gọi v là vận tốc của ca nô so với nước 
vn là vận tốc của nước so với bờ sông	
S là chiều dài quãng đường AB	
Thời gian để ca nô đi từ A đến B (giả sử xuôi dòng) 
t1= S/(v + vn) 
Thời gian để ca nô chạy từ B đến A (ngược dòng) 
t2= S/(v - vn) 
Thời gian để ca nô chạy từ A đến B rồi về lại A : 
t = t1 + t2 = S/(v + vn) + S/(v - vn) = 2v.S /( v2 - vn2)
Vận tốc trung bình của ca nô trong cả đoạn đường từ A đến B về A 
vtb= 2S/t = 2S/ 2v.S /(v2 - vn2)= (v2 - vn2)/v 
Do đó khi vn càng lớn (nước sông chảy càng nhanh) thì vtb càng nhỏ. 
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
0.5
Bài 4 (4.0 điểm ) 
Một khối gỗ hình hộp có kích thước 20cm x 30cm x 50cm.Thả khối gỗ vào trong nước ,
 biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng 8/10 trọng lượng riêng của nước 
a) Khối gỗ nổi hay bị chìm trong nước ? Vì sao ?
b) Nếu khối gỗ nổi, tính phần thể tích gỗ nỗi trên mặt nước ?
c) Nếu khối gỗ nổi, có thể đặt thêm một vật có khối lượng lớn nhất là bao nhiêu lên khối gỗ trên để chìm ngay tại mặt nước ?
Bài
Đáp án
Điểm
Bài 4
4.0 đ
V2
V1
m0
a) Khối gỗ nổi trong nước, vì dgỗ = 8/10 dnước	
b) Phần thể tích của khối gỗ nỗi trên mặt nước :
+ vì khối gỗ nổi , nên FA = P (vật) 	(1)	
+ Trong đó : FA = d(nước).V2 = d1 .( V – V1 ) (2)	 P( vật) = d(vật) .V(vật) = d2 .V	 (3)	
+ từ (1), (2) và (3) , ta có d1 .( V – V1 ) = d2 .V (4)	
từ (4) , suy ra : 
V1 = 20.30.50.10 -6 ( 1- 0,8) = 30.0,2.10 -3 = 6.10 -3 ( m3) = 6 dm3	
c) Khi đặt thêm một vật có khối lượng m0 lên khối gỗ và khối gỗ vừa chìm ngay tại mặt nước , thì:
FA = P(vật) + P0 = d2.V + 10.m0 	
suy ra : 	 
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Bài 5(4.0 điểm ):
Cho một ống thủy tinh chữ U, một thước có chia độ tới mm, một phễu nhỏ, một cốc đựng nước, một cốc đựng dầu nhờn. Hãy nêu phương án để xác định khối lượng riêng của dầu nhờn? Biết khối lượng riêng của nước là D1. 
Bài
Đáp án
Điểm
Bài 5
4.0 đ
Bước 1: Đổ nước vào bình thông nhau, đổ dầu vào một nhánh.
Bước 2: Dùng thước đo độ cao của cột dầu h2, đo độ chênh lệch 
mực chất lỏng ở hai nhánh h.
Bước 3: Tính :
Áp suất tại hai điểm: A- ở đáy cột dầu và B ở cùng mặt phẳng ngang với A ở bên nhánh nước là bằng nhau: pA=pB
h
h2
h1
=> d1h1=d2h2 => D1(h2 - h)=D2h2
=> D2=D1(h2-h)/h2
(Hình vẽ đúng cho 1,0 điểm)
 1.0
1.0
1.0
1.0
Lưu ý: 
- HS làm theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
- HS làm gộp, làm tắt không trừ điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc.doc