Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 831Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học 8 
Thời gian làm bài: 120. phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (4 điểm).
a. Mô là gì? Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào? Chức năng của các loại mô đó?
b. Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ?
Bài 2 (4điểm).
 a. Chứng minh khoang mũi là cửa ngõ của đường dân khí ?
Nêu chức năng của hồng cầu ? Cấu tạo hồng cầu ở người có những đặc điểm gì để thực hiện chức năng đó ?
Trong các khí O2 , N2, CO2, CO ; Hemoglobin có ái lực mạnh nhất với khí nào ? Nêu một dẫn chứng thực tế để chứng minh ?
Bài 3(3 điểm).
a. Huyết áp là gì ? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?
b. Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích rõ lí do : Khi ngủ ; khi chạy ; khi sợ hãi.
Bài 4 (3 điểm) 
a. Phân biệt bệnh Bazơdo với bệnh bướu cổ ?
b. Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. Theo em, trong trường hợp này thì nồng độ hoocmon TSH trong máu tăng hay giảm ? Vì sao ?
Bài 5 (3 điểm) 
Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí.
a. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu ?
b. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu ?
( Biết rằng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp thường và hô hấp sâu là 150 ml).
Bài 6 (3 điểm)
	Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi
	a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu
	b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?
	c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao?
d. Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân?
---------- Hết ----------
(Đề thi gồm có  trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh..............
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN 
Năm học 2015-2016
Môn thi: Sinh học 8
Bài
Nội dung
Điểm
 Bài1
4đ
a. Mô là gì? Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào? Chức năng của các loại mô đó?
b. Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ?
4đ
a. Khái niệm: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Trên chiếc chân giò lợn gồm có những loại mô và chức năng:
+ Mô biểu bì ( da ): Bảo vệ
+ Mô liên kết ( Mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu ): Nâng đỡ, liên kết, vận chuyển các chất.
+ Mô cơ vân: Co dãn
+ Mô thần kinh:Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, trả lời kích thích của môi trường.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
b. Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ:
Cung phản xạ
Vòng phản xạ
- Đơn giản hơn, chỉ có 1 cung phản xạ nên số lượng nơron hướng tâm, li tâm và trung gian ít.
- Không có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh.
- Xảy ra trong thời gian ngắn
- Phản ứng kém chính xác
- Phức tạp hơn, có nhiều cung phản xạ nên số lượng nơ ron hướng tâm, li tâm, trung gian nhiều.
- Có luồng thông tin ngược từ các cơ quan về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng cho phù hợp.
- Xảy ra trong thời gian dài.
- Phản ứng chính xác
Bài 2
 4 điểm 
a, Chứng minh khoang mũi là cửa ngõ của đường dẫn khí :
- Có nhiều lông mũi có tác dụng giữ bụi
- Có hệ thống xương xoăn làm tang diện tích tiếp xúc với không khí
- Lớp niêm mạc tiếp chất nhày có tác dụng làm ẩm không khí
- Có mao mạch dày đặc có tác dụng làm ẩm không khí vào phổi
1 điểm
b, Chức năng của hồng cầu : 
Kết hợp vận chuyển khí oxy từ phổi đến các tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài
0,5điểm
- Cấu tạo :
+ Chứa huyết cầu có hemoglobin ( Hb )
+ Tế bào không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt
+ Kích thước nhỏ, số lượng nhiều 
+ Thường xuyên được đổi mới
1 điểm
c, Trong các khí O2 , N2, CO2, CO ; Hemoglobin có ái lực mạnh nhất với khí CO
0,5 điểm
Vì hít phải khí CO ( bếp than ) Hb kết hợp chặt chẽ với CO tạo thành một hợp chất rất bền làm cho hồng cầu mất tác dụng ( không vận chuyển được khí oxi ) nên người bị ngộ độc
1 điểm
Bài 3
3đ
a. Huyết áp là gì ? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?
b. Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích rõ lí do : Khi ngủ ; khi chạy ; khi sợ hãi.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
a. Huyết áp: Là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Khi tâm thất co tạo ra huyết áp tối đa
- Khi tâm thất dãn gây ra huyết áp tối thiểu
b.
- Khi ngủ mọi hoạt động của cơ thể ở mức thấp nhất, tim đập chậm lại do vậy huyết áp sẽ thấp hơn so với khi thức.
- Khi chạy tim phải đập nhanh để cung cấp máu đến các cơ bắp nên huyết áp sẽ tăng.
- Khi sợ hãi adrenalin tiết ra nhiều làm co mạch máu, tim đập nhanh dẫn đến làm tăng huyết áp.
Bài 4
3,0đ
a. Phân biệt bệnh Bazơdo với bệnh bướu cổ ?
b. Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. Theo em, trong trường hợp này thì nồng độ hoocmon TSH trong máu tăng hay giảm ? Vì sao ?
0.5đ
0.5đ
0,5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
a. Phân biệt bệnh Bazơdo với bệnh bướu cổ:
Đặc điểm
Bệnh bướu cổ
Bệnh bazơdo
Nguyên nhân
- Do thiếu iôt tuyến giáp không tiết tiroxin
- Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon tiroxin
Hậu quả
 - Tuyến yên sẽ tiết hooc môn TSH thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến. 
 - Trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
 - Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
- Tăng trao đổi chất.
- Tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng. 
- Người bệnh luôn hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
 b.
- Nếu tuyến giáp bị cắt bỏ thì lượng hoocmon TSH trong máu sẽ tăng. 
Vì:
Khi tuyến giáp bị cắt bỏ thì mối liên hệ ngược từ tuyến giáp về vùng đồi và thùy trước không còn nữa nên tuyến yên tiếp tục tiết TSH làm tăng lượng TSH trong máu.
Bài 5 
(3 điểm)
a/ khi người ta hô hấp bình thường khí lưu thông trong 1 phút là :
 18.420 = 7560 (ml)	 
Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường trong 1 phút là ( vô ích )
	18.150 = 2700 (ml)	
- Lượng khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 
	7560 – 2700 = 4860 (ml)	
b/	Khi người đó hô hấp sâu:
- Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 
	12.620 = 7440 (ml)	
- Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết trong 1 phút là:	
	12.150 = 1800 (ml)	
- 1 phút người đó hô hấp sâu với lưu lượng khí hữu ích là :
	7440 – 1800 = 5640 (ml).	
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Trong 1 phút lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 
5640 – 4860 = 780 (ml)	
 (Không thực hiện phép trừ, không cho điểm; nếu bài làm thiếu trong 1 phút, mỗi lỗi trừ 0,15 điểm)	 
0,5đ
Bài 6 (3 điểm)
Đổi 5 lít = 5000 ml 
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi:
 = 1000 ml 02
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
d. - Tế bào hồng cầu người không có nhân để:
+ Phù hợp chức năng vận chuyển khí.
+ Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.
+ Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất
+ Không thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêin
- Tế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể:
+ Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .
+ Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_h.doc