Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2011-2012 - môn thi: sinh học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2011-2012 - môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trung học cơ sở năm học 2011-2012 - môn thi: sinh học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2011-2012 - Môn thi: SINH HỌC
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1. (6 điểm) 
	1.1. Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
	1.2. Khi cho lai chuột lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn. Người ta thu được thế hệ con đồng loạt chuột lông đen, ngắn. Biết hai dòng xuất phát đều thuần chủng, các cặp gen di truyền độc lập và tác động riêng lẻ.
	a) Có thể rút ra kết luận gì từ kết quả này?
	b) Cho chuột thu được (F1) giao phối với nhau, sự phân li thống kê của các tính trạng trong đời sau như thế nào? 
	c) Làm thế nào để xác định được một con chuột lông đen, ngắn là thuộc dòng thuần? Ví dụ minh hoạ.
Câu 2. (2 điểm) 
	Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
Câu 3. (3,5 điểm) 
 Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ARN với cấu trúc ADN ?
Câu 4. (3 điểm) 
Có 2 tế bào mầm đực và cái phân bào một số đợt. Tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 160. Số NST trong tinh trùng nhiều hơn so với trứng là 18720 NST.
 a) Xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng. Cho biết bộ NST 2n = 78 (gà).
Số đợt phân bào của tế bào mầm đực và cái là bao nhiêu?
Câu 5. (5,5 điểm)
Một gen bình thường có chiều dài 0,255 micrômet, bị đột biến làm mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen. 
 a) Đột biến làm mất bộ ba mã hoá thứ mấy trong gen.
 b) Prôtêin do gen đột biến tổng hợp mất 1 axit amin thứ mấy trong chuỗi axit amin do gen bình thường tổng hợp.
 c) Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến. Biết gen bình thường, ađenin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
- HẾT -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS 
Năm học 2011-2012
CÂU
NỘI DUNG TRẢ LỜI
ĐIỂM
Câu 1
(6đ)
1.1. Trong sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P và làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
 - Loại biến dị tổ hợp này khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.
1.2. 
 a) Rút ra kết luận:
	- Lông đen là tính trạng trội; lông trắng là tính trạng lặn
	- Lông ngắn là tính trạng trội; lông dài là tính trạng lặn
 b) Qui ước gen:
	Gen A: Lông đen ; gen a: Lông trắng
	Gen B: Lông ngắn ; gen b: Lông dài
 Sơ đồ lai:
	P:	Đen, dài x trắng, ngắn
	 AAbb aaBB
	Gp:	 Ab aB
	F1:	 AaBb (đen, ngắn)
	F1 x F1 AaBb x AaBb
	GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab 
	F2: 1AABB, 2AaBB, 2AABb, 4AaBb, 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb
=> Tỉ lệ kiểu hình: 9 đen, ngắn : 3 đen, dài : 3 trắng, ngắn : 1 trắng, dài
 c) Cho chuột lông đen, ngắn lai phân tích.
	- Nếu thế hệ con đồng tính => chuột lông đen, ngắn là thuần chủng
	Sơ đồ lai kiểm chứng
	P: AABB x aabb
	- Nếu thế hệ con phân tính => chuột lông đen, ngắn là không thuần chủng
	+ Nếu thế hệ con phân tính có chuột lông đen, chuột lông trắng thì chuột lông đen muốn tìm có kiểu gen là dị hợp
	+ Nếu thế hệ con phân tính có chuột lông ngắn, chuột lông dài thì chuột lông ngắn muốn tìm có kiểu gen là dị hợp
	Có 3 sơ đồ kiểm chứng:
	- Sơ đồ 1: P: AABb x aabb
	- Sơ đồ 2: P: AaBB x aabb
	- Sơ đồ 3: P: AaBb x aabb
¦0,5 đ
¦0,5 đ
¦0,25 đ
¦0,25 đ
¦0,5 đ
¦0,5 đ
¦0,25 đ
¦0,25 đ
¦0,25 đ
¦0,5 đ
¦0,25 đ
¦0,25 đ
¦0,25 đ
¦0,5 đ
¦0,5 đ
¦0,5 đ
Câu 2
(2đ)
- Trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần giảm phân này bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với tế bào ban đầu. 
- Còn ở lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các crômatit trong mỗi NST đơn ở dạng kép đi về 2 cực của tế bào. Nguồn gốc NST trong tế bào con không thay đổi, vẫn giống như khi kết thúc lần phân bào I. Lần phân bào này giống như nguyên phân
¦1đ
¦1đ
Câu 3
(3,5đ)
Cấu trúc ADN
Cấu trúc ARN
- Có chiều dài và khối lượng phân tử rất lớn.
- Là mạch kép (trừ một số sinh vật nhân sơ).
- Nguyên liệu xây dựng là các nuclêôtit: A, T, G, X.
- Trong nuclêotit là đường đêôxiribôzơ C5H10O4
- Trong ADN có chứa timin.
- Liên kết hóa trị trên mạch đơn là mối liên kết hóa trị giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh, đó là liên kết khá bền vững.
- Có chiều dài và khối lượng phân tử rất bé.
- Là mạch đơn (trừ tARN có một số đoạn có cấu tạo mạch kép tạm thời)
- Nguyên liệu xây dựng là các ribônuclêôtit:A, U, G, X.
- Trong ribônuclêôtit là đường ribôzơ C5H10O5
- Trong ARN chứa uraxin
- Liên kết hóa trị trên mạch ARN là mối liên kết hóa trị giữa đường C5H10O5 của ribônuclêôitit này với phân tử H3PO4 của ribônuclêôtit bên cạnh, đó là liên kết kém bền vững.
¦0,5đ
¦0,5đ
¦0,5đ
¦0,5đ
¦0,5đ
¦1đ
Câu 4
(3đ)
a) Xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng:
 Gọi x là số tế bào sinh tinh
 y là số tế bào sinh trứng
 Ta có:
	x + y = 160 (1)
	39 (4x – y) = 18720 (2)
 Từ (1) và (2), ta có:
x = 128 ; y = 32
 Vậy có 128 tế bào sinh tinh và 32 số tế bào sinh trứng.
b) Số đợt phân bào của tế mầm đực và cái:
 Gọi k là số đợt phân bào của tế bào mầm đực.
 - Số tế bào sinh tinh = 2k = 128 = 27 
 => Vậy có 7 đợt phân bào của tế bào mầm đực
 Gọi t là số đợt phân bào của tế bào mầm cái.
 - Số tế bào sinh trứng = 2t = 32 = 25
 => Vậy có 5 đợt phân bào của tế bào mầm cái
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,5đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
Câu 5
(5,5đ)
a) Đột biến làm mất bộ ba mã hoá thứ 4 của gen.
b) So với chuỗi axit amin do gen bình thường tổng hợp thì chuỗi axit amin của phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp mất 1 axit amin thứ 3.
c) Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen bình thường :
	0,255 micrômet = 2550 A0
 Ta có : L = N/2 x 3,4A0 => N = L/3,4 x 2 = 2550/3,4 x 2
 N= 1500 nu
	Theo đề bài: A = 30% N
A + G = 50% N => G = 20% N
Theo NTBS: A = T = 1500/100 x 30 = 450 nu
	 G = X = 1500/100 x 20 = 300 nu
 Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến: 
	+ Trường hợp 1: Mất 3 cặp A – T
	A = T = 450 – 3 = 447 nu
	G = X = 300 nu
	+ Trường hợp 2: Mất 3 cặp G – X
	A = T = 450 nu
	G = X = 300 – 3 = 297 nu
	+ Trường hợp 3: Mất 1 cặp A – T và 2 cặp G – X
	A = T = 450 – 1 = 449 nu
	G = X = 300 – 2 = 298 nu
	+ Trường hợp 4 : Mất 2 cặp A – T và 1 cặp G - X 
	A = T = 450 – 2 = 448 nu
	G = X = 300 – 1 = 299 nu
¦0,5đ
¦0,5đ
¦0,25đ
¦0,5đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
¦0,25đ
- HẾT -

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hsg_9.doc