PHÒNG GD&ĐT TÂN SƠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017 Đề thi môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (phần trắc nghiệm 45 phút, tự luận 105 phút Không kể thời gian giao đề) Đề thi có: 04 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng? Câu 1: Từ Nam ra Bắc phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? A. 12 vĩ độ B. 13 vĩ độ C. 14 vĩ độ D. 15 vĩ độ Câu 2: Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với các quốc gia: A. Campuchia và Lào B. Trung Quốc và Campuchia C. Campuchia và Ma-lai-xi-a D. Trung Quốc và Lào Câu 3: Môi trường biển nước ta bị suy thoái nhiều, chủ yếu do: A. Chất thải của các thành phố, thị xã ven biển B. Hoạt động giao thông vận tải biển C. Khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản D. Chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp Câu 4: Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông trực thuộc thành phố và tỉnh nào? A. Thành phố Hạ Long và tỉnh Khánh Hòa B. Thành phố Hội An và tỉnh Bình Thuận C. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa D. Thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định Câu 5: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao trung bình A. Từ 500 đến 800m B. Dưới 1000m C. Từ 1000 đến 2000m D. Từ 1200 đến 1500m Câu 6: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính: A. Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung B. Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung C. Bắc – Nam và hướng vòng cung D. Tây – Đông và hướng vòng cung Câu 7: Gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết mùa đông miền Bắc nước ta có đặc điểm: A. Nắng nóng, khô hạn suốt mùa B. Mưa phùn, mưa lớn vào các tháng cuối năm C. Khô lạnh, mưa phùn D. Lạnh giá, mưa lớn suốt năm Câu 8: Gió tây khô nóng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 9: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là: A. Đất trồng B. Địa hình C. Nguồn nước D. Khí hậu Câu 10: Các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm không giáp biển là A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh B. Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội C. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế D. Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên Câu 11: Lạc là cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều nhất ở: A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 12: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển ngành du lịch ở nước ta là: A. Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế đất nước B. Giải quyết việc làm cho nhân dân C. Tạo nguồn thu nhập lớn cho đất nước D. Mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới Câu 13: Sản lượng lúa nước ta tăng nhanh chủ yếu do A. Diện tích trồng lúa tăng B. Năng suất lúa tăng C. Diện tích và sản lượng đều tăng D. Năng suất lúa tăng nhanh hơn diện tích lúa Câu 14: Lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở nước ta là: A. Có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng từ sản xuất nông, ngư nghiệp B. Cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại C. Thị trường xuất khẩu rộng lớn D. Giá thành của sản phẩm thấp hơn những nước khác Câu 15: Ngành công nghiệp phân bố gắn với các thành phố đông dân là: A. Chế biến lương thực, thực phẩm C. Luyện kim B. Hóa chất D. Sản xuất hàng tiêu dùng Câu 16: Bình quân lương thực trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng còn thấp hơn mức trung bình cả nước vì; A. Diện tích, đất canh tác ít B. Dân số đông C. Thời tiết thất thường, biến động D. Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước Câu 17: Hoạt động kinh tế nào sau đây không có ở tiểu vùng Tây Bắc? A. Chăn nuôi bò sữa C. Nuôi hải sản B. Chăn nuôi trâu D. Nuôi thủy sản Câu 18: Khó khăn lớn nhất của cho sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vào mùa đông là: A. Thiếu nước tưới B. Thời tiết quá lạnh C. Thời tiết diễn biết thất thường D. Bão lũ thường sảy ra Câu 19: Vấn đề dân số và lương thực được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa xã hội của cả nước B. Dân số đông và đất nông nghiệp ít hơn so với cả nước C. Lúa là lương thực chủ yếu D. Bình quân lương thực đầu người thấp Câu 20: Tài nguyên du lịch của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là: A. Tài nguyên du lịch nhân văn B. Tài nguyên du lịch tự nhiên C. Tài nguyên du lịch biển D. Cả A, C đều đúng II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1(2 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh: Việt Nam là một nước đông dân. Dân số nước ta liên tục tăng nhưng đang có xu hướng giảm về tỉ lệ gia tăng? Câu 2 (3 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? b. Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay Câu 3 (3,5 điểm): a. Nêu các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? b. Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? Câu 4 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Diện tích (Nghìn ha) 1051,8 1057,6 1193,0 1212,4 1138,5 Sản lượng lúa (Nghìn tấn) 3091,9 3618,1 5090,4 6594,8 6199,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Hồng b. Qua biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét ********** Hết ********** Họ và tên thí sinh.. Số báo danh Chú ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Tài liệu đính kèm: