Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Sinh học

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1669Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Sinh học
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: SINH HỌC
(Đề thi gồm 01 trang) 	Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
	 	 ----------------------
Câu 1(2,5điểm)
Thế nào là thể đồng hợp, thể dị hợp? Cho ví dụ.
Vì sao thể đồng hợp lại có đặc tính di truyền ổn định, còn thể dị hợp lại có đặc tính di truyền không ổn định?
Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày cách để xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn. Cho ví dụ.
Câu 3 (1,5 điểm): Thế nào là phép lai phân tích? Ý nghĩa thực tiễn của phép lai này?
Câu 4 (2.0 điểm): Ở một loài thực vật, người ta thực hiện các phép lai sau:
Phép lai 1. P: hoa đỏ x hoa đỏ, được F1 toàn hoa đỏ.
Phép lai 2. P: hoa đỏ x hoa vàng, được F1 50% hoa đỏ: 50% hoa vàng.
Phép lai 3. P: hoa đỏ x hoa đỏ, được F1 75% hoa đỏ: 25% hoa vàng.
Bịên luận và lập sơ đồ lai cho từng phép lai trên? (Biết một gen quy định một tính trạng).
Câu 5 (2.0 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn là trội so với hạt nhăn. Cho hai thứ đậu giao phấn với nhau được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 50% hạt trơn: 50% hạt nhăn.
Viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Nếu tiếp tục cho F1 ở trên tự thụ phấn; giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong mỗi trường hợp sẽ như thế nào?
Câu 6 (1,5 điểm): Trong thí nghiệm về phép lai hai cặp tính trạng, căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng hai cặp tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau?
Câu 7 (2.0 điểm) 
Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ. Vì sao biến dị tổ hợp lại là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống?
Vì sao sự phân li độc lập lại dẫn đến xuất hiện biến dị tổ hợp?
Câu 8 (2,5điểm): Cho một cây F1 giao phấn với 3 cây khác:
- Với cây 1 được thế hệ lai gồm 400 cây, trong đó có 25 cây thấp, quả vàng.
- Với cây 2 được thế hệ lai gồm 280 cây, trong đó có 35 cây thấp, quả vàng.
- Với cây 3 được thế hệ lai gồm 260 cây, trong đó có 65 cây thấp, quả vàng.
Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST khác nhau và tương phản với tính trạng thấp, vàng là tính trạng cao, đỏ. Xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai.
Câu 9 (2,5 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng (A) là trội hoàn toàn so với hạt xanh (a); hạt trơn (B) là trội hoàn toàn so với hạt nhăn (b). Xác định kiểu gen và kiểu hình của P để ngay ở F1 đã có sự phân ly kiểu hình về hai cặp tính trạng trên là:
3:3:1:1 b) 3:1 c) 1:1:1:1
Câu 10 (1,5 điểm): Ở một loài thực vật gen A quy định hạt đỏ, gen a quy định hạt trắng; gen B quy định hạt tròn, gen b quy định hạt dài. Từ 2 giống thuần chủng ban đầu là: AAbb(đỏ, dài) và aaBB(trắng, tròn), làm thế nào để tạo ra được giống thuần chủng AABB(đỏ, tròn)
------ Hết ------
Họ và tên thí sinh: ............................................................	SBD:.............
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN.
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 đ)
a) Thể đồng hợp, thể dị hợp:
- Thể đồng hợp là KG chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau
VD: AA hoặc aa
- Thể dị hợp là KG chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau
VD: Aa
b) Giải thích:
- Thể đồng hợp gồm các gen tương ứng giống nhau, khi tạo giao tử chỉ cho một loại giao tử duy nhất nên khi tổ hợp lại chỉ tạo ra kiểu gen duy nhất.
- Thể dị hợp gồm các gen tương ứng khác nhau, khi tạo giao tử sẽ cho nhiều loại giao tử khác nhau nên khi tổ hợp lại sẽ tạo ra nhiều KG khác nhau đẫn đến hình thành nhiều KH khác nhau.
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
2
(2.0 đ)
- Cho P khác nhau về một cặp tính trạng tương phản lai với nhau, thì tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
VD: P Cao x thấp ----> F1 toàn thân cao ---> Cao là trội so với thấp.
- Cho P khác nhau về một cặp tính trạng tương phản lai với nhau, mà đến F2 có sự phân ly KH theo tỷ lệ 3:1 thì Kh chiếm ¾ là trội; ¼ là lặn.
VD: P Cao x thấp được F1, cho F1 tự thụ phấn mà F2 có tỷ lệ 3 cao: 1 thấp thì cao là trội, thấp là lặn.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(1,5 đ)
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.
- Ý nghĩa: 
+ Nhằm xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
+ Trong chăn nuôi trồng trọt kiểm tra mức độ thuần chủng của giống.
0,5
0,5
0,5
4
(2.0 đ)
- Dựa vào phép lai 3: hoa đỏ x hoa đỏ, đươc F1 có tỷ lệ hoa đỏ: hoa vàng = 3:1 ---> Hoa đỏ là trội so với hoa vàng. 
Quy ước gen: A quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng.
- Phép lai 1: Vì F1 đồng tính ----> P: AA x AA hoặc AA x Aa
Sơ đồ lai P: (Hoa đỏ) x (Hoa đỏ)
	 AA AA
 G: A A
 F1 : AA(100% hoa đỏ)
Hoặc: (Hoa đỏ) x (Hoa đỏ)
 AA Aa
 G: A A; a
 F1: AA: Aa (100% hoa đỏ)
- Phép lai 2: F1 có tỉ lệ 1: 1 nghiệm đúng phép lai phân tích một cặp gen ---> KG của P là Aa x aa.
Sơ đồ lai P: (Hoa đỏ) x (Hoa vàng)
 Aa aa	
 G: 1A : 1a a
 F1 : 1Aa 1aa
 KH: 50% hoa đỏ : 50% hoa vàng
Phép lai 3: F1 có tỉ lệ KH 3:1 nghiệm đúng qui luật phân li ---> KG của P là Aa x Aa.
Sơ đồ lai P: (Hoa đỏ) x (Hoa đỏ)
	 Aa Aa
 G: 1A : 1a 1A : 1a
	F1 :KG(3) 1AA : 2Aa : 1aa
	KH(2) 75% đỏ : 25% vàng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(2.0 đ)
- Quy ước: A hạt trơn; a hạt nhăn
- F1 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 50% hạt trơn: 50% hạt nhăn ---> P: Aa x aa
Sơ đồ lai: P Aa (trơn) x aa (nhăn)	
 G: 1A : 1a a
 F1 : 1Aa 1aa
 KH: 50% trơn : 50% nhăn
- F1 tự thụ phấn: ½ (aa x aa) ---->1/2aa
 ½ (Aa x Aa) ---> 1/8 AA: 2/8 Aa: 1/8 aa
--->F2 : 1/8 AA: 2/8 Aa: 5/8 aa ---> KH: 3 trơn: 5 nhăn
- F1 giao phấn ngẫu nhiên: tỷ lệ giao tử A = ½.1/2 = ¼; a= ½.1/2 + ½ = ¾
F2: (1A + 3a).(1A + 3a) = 1AA: 6Aa: 9aa ---> 7 trơn: 9 nhăn
0,5
0,5
0,5
0,5
6
(1,5 đ)
- Tỷ lệ mỗi loại KH ở F2 bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành.
VD: 9/16 vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn
- Tỷ lệ phân ly KH ở F2 bằng tích tỷ lệ các cặp tính trạng
VD: 9:3:3:1 = (3:1).(3:1)
0,5
0,25
0,5
0,25
7
(2.0 đ)
a) Biến dị tổ hợp:
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện KH mới ở đời con khác với bố mẹ.
- VD: P: Vàng, trơn x vàng, trơn mà ở F1 có vàng, nhăn và xanh, trơn
- Biến dị tổ hợp làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú, tăng khả năng thích ứng của sinh vật ----> có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa và chọn giống.
b) Ở sinh vật bậc cao, KG chứa rất nhiều gen và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về KG và KH ở đời con là rất lớn ---> cơ sở xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,5
0,5
0,5
0,5
8
(2,5 đ)
+ Xét phép lai với cây 1: Tỷ lệ thấp, vàng = 25/400 = 1/16 suy ra F2 gồm 16 tổ hợp của các giao tử. Tỷ lệ KH thấp, dài vàng = là các tính trạng lặn.
Quy ước gen:
A: quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a: quy định thân thấp.
B: quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so vơi b quy định quả vàng.
Vì F2 gồm 16 tổ hợp ---> F1 và cây 1 đều phải cho 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau, nên chúng đều có 2 cặp gen dị hợp ---> KG đó là AaBb (cao, đỏ) x AaBb (cao, đỏ)
+ Xét phép lai với cây 2: tỷ lệ thấp, vàng = 35/280 = 1/8 suy ra gồm 8 tổ hợp của các giao tử, mà F1 đã cho 4 loại giao tử ---> cây 2 sẽ cho 2 loại giao tử. Mà ở F2 có cây thấp, vàng KG là aabb ---> cây thứ 2 phải cho giao tử ab. Nên KG của cây 2 phải là: Aabb(cao, vàng) hoặc: aaBb(thấp, đỏ)	
+ Xét phép lai với cây 3 : tỷ lệ thấp, vàng = 65/260 = suy ra F2 gồm 4 tổ hợp của các giao tử. Mà F1 đã cho 4 loại giao tử ---> cây 3 chỉ cho 1 loại giao tử duy nhất, KG là: aabb(thấp, vàng) 
0,5
0,75
0,75
0,5
9
(2,5 đ)
a) Ta có 3: 3: 1: 1 = (3: 1)(1: 1) ---> P: AaBb (vàng, trơn) x Aabb (vàng, nhăn) hoặc P: AaBb (vàng, trơn) x aaBb (xanh, trơn)
b) Ta có 3: 1 = (3: 1)(1:0) ---> suy ra P:
1.AaBB (vàng, trơn) x AaBB (vàng, trơn) 
2. AaBB (vàng, trơn) x AaBb (vàng, trơn) 
3. AaBB (vàng, trơn) x Aabb (vàng, nhăn)
4. A abb (vàng, nhăn) x Aabb (vàng, nhăn) 
5. AABb (vàng, trơn) x AABb (vàng, trơn)
6. AABb (vàng, trơn) x AaBb (vàng, trơn)
7. AABb (vàng, trơn) x aaBb (xanh, trơn)
8. aaBb (xanh, trơn) x aaBb (xanh, trơn)
(Làm được 6 trường hợp vẫn cho điểm tối đa)
c) Ta có 1: 1: 1: 1 = (1: 1)(1: 1) ---> P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) hoặc P: Aabb (vàng, nhăn) x aaBb (xanh, trơn)
0,5
1,5
0,5
10
(1,5 đ)
- Đem 2 giống ban đầu giao phấn với nhau: AAbb x aaBB ---> F1 đồng tính AaBb(đỏ, tròn)
- Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thì đến F2 sẽ cho 4 loại KH khác nhau ---> ta chọn KH (đỏ, tròn) rồi tiếp tục cho tự thu phấn nghiêm ngặt, theo dõi riêng từng dòng.
- Theo dõi F3: dòng nào cho kết quả đồng tính về KH hạt đỏ, tròn ---> chọn được giống thuần chủng AABB.
0,5
0,5
0,5
Lưu ý: Nếu HS trình bày theo cách khác cho kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH.doc