Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Vật lý

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1591Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Vật lý
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: VẬT LÝ
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4.0 điểm)
Một vật dự định chuyển động đều từ địa điểm A đến địa điểm B, rồi lại trở về A. Lượt đi ngược gió nên muộn hơn so với dự định 15 phút. Lượt về xuôi gió nên về sớm hơn so với dự định 12 phút. Hãy tính vận tốc dự định của vật đó và khoảng cách từ A đến B. Biết gió có vận tốc không đổi là 2km/h. 
Câu 2 (4.0 điểm)
	Một khối gỗ đặc dạng hình hộp chữ nhật không thấm nước có khối lượng riêng 850kg/m3, chiều cao 8cm được đặt nằm ngang trong một cái chậu.
	a) Người ta đổ nước từ từ vào chậu cho đến khi áp suất do nước và do khối gỗ tác dụng lên đáy chậu bằng nhau thì dừng lại. Tính độ cao của cột nước lúc đó?
	b) Tiếp theo, rót từ từ vào chậu một chất dầu không trộn lẫn được với nước cho đến lúc mặt trên của khối gỗ ngang với mặt thoáng của dầu, thì đo được lớp dầu dày 4,8cm. Xác định khối lượng riêng của dầu. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
	c) Nếu lại tiếp tục rót thêm dầu cho mực dầu cao thêm 4,8cm nữa, thì phần chìm của khối gỗ trong dầu tăng hay giảm bao nhiêu?
Câu 3 (4.0 điểm) 
Một ấm điện được làm từ một chất có nhiệt dung riêng là 880J/kg.K, có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 20oC. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 15 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K và 35% nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh.
G1
G2
O
S
Câu 4 (4.0 điểm)
 	Có hai gương phẳng G1 và G2 đặt 	vuông góc với
 nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trong góc giữa hai 
gương có một điểm sáng O và điểm S (Hình vẽ).
a) Có bao nhiêu ảnh của O qua hai gương?
b) Vẽ tất cả các tia sáng đi từ O đến S?
Giải thích tại sao S không phải là ảnh của O mặc dù có 
nhiều tia sáng đi từ O đến cắt nhau tại S.
Câu 5 (4.0 điểm)
Cho các dụng cụ sau: Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi; một điện trở R0 đã biết trị số và một điện trở Rx chưa biết trị số; một vôn kế có điện trở Rv chưa xác định. 
Hãy trình bày phương án xác định trị số điện trở Rx và điện trở RV. 
---- Hết ----
Họ và tên thí sinh: .................................................................SBD: ..................
(Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đề thi gồm 03 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: VẬT LÝ
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4.0 đ)
Gọi v là vận tốc theo dự định, t là thời gian dự định.
+ Khi đi ngược gió: S = (v-2)(t+0,25) = v.t + 0,25.v – 2.t – 0,5 (1)
+ Khi đi xuôi gió: S = (v+2)(t-0,2) = v.t – 0,2.v + 2.t – 0,4 (2)
Từ (1) và (2) ta có: v.t + 0,25.v – 2.t – 0,5 = v.t – 0,2.v + 2.t – 0,4
 	 	 (3)
+ Ta lại có: S = v.t (4)
Từ (2) và (4): v.t – 0,2.v + 2.t – 0,4 = v.t
 	 (5)
Từ (3) và (5): = 
 v = 18km/h
 Quãng đường từ A đến B: S = v.t = 
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 2
(4.0 đ)
a, Gọi S là diện tích đáy của khối gỗ, H là chiều cao cột nước.
Theo bài ra: PGỗ = PNước 
b, Phần khỗi gỗ chìm trong nước có chiều cao: 
h1 = 8-4,8=3,2cm=0,032m
Gọi F1 là lực ác si mét tác dụng vào phần chìm của khối gỗ trong dầu:
F1=ddầu.V1 = 10.Ddầu.S.0,048
Gọi F2 là lực ác si mét tác dụng vào phần chìm của khối gỗ trong nước:
F2 = dn.V2 = 10000.S.0,032
Ta có: F1 + F2 = 10.Ddầu.S.0,048 + 10000.S.0,032
Mà: PGỗ = 10.D1.S.h = 10,850.S.0,08
(Vì: 6,8cm+4,8cm>8cm cho thấy khối gỗ đứng cân bằng trong hai chất lỏng) nên: F1 + F2 = PGỗ
10.Ddầu.S.0,048 + 10000.S.0,032 = 10.850.S.0,08
c, - Khối gỗ đã chìm hẳn trong dầu, trong nước và đứng cân bằng. Nên khi rót thêm 4,8cm dầu vào thì khối gỗ vẫn chìm như trước. Khi đó lực đẩy của các chất lỏng lên khối gỗ không đổi, nên độ cao của hai phần chìm trong dầu và trong nước không đổi.
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 3
(4.0 đ)
 + Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của ấm nhôm từ 25oC tới 100oC là:	
	 Q1 = m1c1 ( t2 – t1 ) = 0,5.880.(100 – 20 ) = 35200 ( J )	
 + Nhiệt lượng cần để tăng nhiệt độ của nước từ 25oC tới 100oC là:
	 Q2 = mc ( t2 – t1 ) = 2.4200.( 100 – 20 ) = 672000 ( J )	
 + Nhiệt lượng tổng cộng cần thiết:
	 Q = Q1 + Q2 = 707200 ( J )	 ( 1 )	
 + Mặt khác nhiệt lượng có ích để đun nước do ấm điện cung cấp trong thời gian 15 phút 
	 Q.100% = H.P.t	 ( 2 )	
( Trong đó H = 100% - 35% = 65%; P là công suất của ấm;
 t = 15 phút = 900 giây )
 +Từ ( 1 ) và ( 2 ) : P = 
(0,5đ)
(0,5đ)
(1,0đ)
(1,0đ)
(1,0đ)
Câu 4
(4.0 đ)
a) Có 3 ảnh (vẽ hình)
b) Có 4 tia và nói 4 cách truyền 
 + Truyền thẳng từ O đến S
+ Truyền từ O đến (G)1 đến S
+ Truyền từ O đến ( G1) đến (G2) rồi đến S
+ Truyền từ O đến G2 rồi đến S
(Vẽ đúng đường đi của các tia) 
-Giải thích: 
Ảnh phải là giao của các tia trong cùng một chùm. Bốn tia đi từ O đến S thuộc 4 chùm tia truyền theo 4 cách khác nhau nên giao điểm S của chúng không phải là ảnh của O. 
(1,0đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1,0đ)
Câu 5
(4.0 đ)
R0
+
_
Rx
V
a) Cở sở lý thuyết: 
Xét mạch điện như hình 1:
Gọi U là hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch
 U1 là số chỉ của vôn kế.
Mạch gốm (Rv//R0) nt Rx, theo 
tính chất đoạn mạch nối tiếp ta có:	 
 (1)	(Hình 1)
+
_
Rx
R0
V
Xét mạch điện khi mắc vôn kế song 
song Rx (hình 2). Gọi U2 là số chỉ của vôn kế.
Mạch gồm R0 nt (Rv//Rx). 
Theo tính chất đoạn mạch nối tiếp ta có:
 (2)
Chia 2 vế của (1) và (2) => 	 (Hình 2)
b) Cách tiến hành: 
Dùng vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch là U
Mắc sơ đồ mạch điện như H1, đọc số chỉ của vôn kế là U1
Mắc sơ đồ mạch điện như H2, đọc số chỉ của vôn kế là U2
Thay U1; U2; R0 vào (3) ta xác định được Rx
Thay U1; U; R0; Rx vào (1) Giải phương trình ta tìm được Rv
c) Biện luận sai số: 
- Sai số do dụng cụ đo. 
- Sai số do đọc kết quả và do tính toán,
 - Sai số do điện trở của dây nối
(1,0đ)
(1,0đ)
(1,0đ)
(1,0đ)
(HS giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docLÝ.doc