Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Lịch sử

docx 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1185Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Lịch sử
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: LỊCH SỬ
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5, 0 điểm)
Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao các đề nghị đó không thành hiện thực?
Câu 2 (5, 0 điểm)
	Các danh nhân sau đây gắn với những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ X X? Trình bày một sự kiện mà em cho là có tác động mạnh mẽ nhất đến vận mệnh dân tộc.
TT
Tên nhân vật
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
1
Hàm Nghi
2
Hoàng Hoa Thám
3
Nguyễn Trường Tộ
4
Phan Bội Châu 
5
Nguyễn Tất Thành
Câu 3 (2, 5 điểm):
Trình bày chính sách kinh tế của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam từ 1897 đến 1914. 
Câu 4 (7, 5 điểm):
	Tóm tắt những nét chính về lịch sử Liên Xô qua các thời kì: 1945-1950; 1950 đến đầu những năm 70; đầu những năm 70 đến 1991, từ đó rút ra nhận xét về chế độ XHCN ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
--- Hết---
Họ và tên thí sinh: .................................................................SBD: ..................
(Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 02 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: Lịch sử
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Nội dung
Điểm
Câu 1: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao các đề nghị đó không thành hiện thực?
5,0
Hoàn cảnh ra đời
Về khách quan: CNTB phát triển mạnh ở Âu-Mỹ và đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở phương Đông. Hầu hết các nước châu Á đang trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
1,0
Tình hình trong nước: Thực Pháp đã chiếm 6 tỉnh Nam Kì và đang chuẩn bị đánh chiếm cả nước. Triều đình Huế vẫn thực hiện các chính sách lỗi thời, khiến cho đất nước khủng hoảng toàn diện, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
1,0
Để tìm lối thoát cho đất nước, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, tiêu biểu là Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... 
1,0
Nguyên nhân không thành hiện thực
Các đề nghị cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rác, thiếu cơ sở xã hội, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại để giải quyết mâu thuẫn của xã hội Việt Nam đương thời.
1,0
Triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trước các vấn đề đặt ra cho dân tộc, không có khả năng thích ứng với những chuyển biến của thời đại nên đã khước từ mọi đề nghị cải cách.
1,0
Câu 2: Các danh nhân sau đây gắn với những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ X X? Trình bày một sự kiện mà em cho là có tác động mạnh mẽ nhất đến vận mệnh dân tộc.
5,0
Nhân vật gắn với sự kiện
TT
Tên nhân vật
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
1
Hàm Nghi
Nhà vua yêu nước đã xuống chiếu Cần vương, mở đầu cho phong trào khởi nghĩa chống pháp rộng lớn, kéo dài từ năm 1885-1895.
2
Hoàng Hoa Thám
Thủ lĩnh của phong trào nông dân khởi nghĩa chống pháp ở Yên Thế từ 1884-1913.
3
Nguyễn Trường Tộ
Nhà cải cách tiêu biểu của Việt Nam trong những năm 60 của thế ký XIX.
4
Phan Bội Châu 
Người đứng đầu Hội Duy tân (thành lập năm 1904), đưa nhiều học sinh Việt Nam sang Nhật Bản du học.
5
Nguyễn Tất Thành
Là người quyết tâm tìm con đường cứu nước mới. Ngày 5-6-1911 đã ra đi tìm đường cứu nước.	
2,5
Trình bày một sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến vận mệnh dân tộc
Thí sinh có thể lựa chọn một trong năm sự kiện trên để trình bày, nhưng phải phân tích được sự tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc thì mới cho điểm tối đa
0,5
Gợi ý: Sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là bước khởi đầu, đặt nền móng cho một xu hướng cứu nước mới, mở ra khả năng giải quyết sự bế tắc, khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam để làm thay đổi vận mệnh dân tộc sau này.
2
Câu 3: Trình bày chính sách kinh tế của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam từ 1897 đến 1914. 
2,5
Về nông nghiệp: Tạo điều kiện cho người Pháp và Giáo hội cướp đất.
Duy trì phương thức bóc lột phát canh thu tô. 
0,5
Về công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại; mở một số ngành sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, diêm, đường, vải rượu...
0,5
Về giao thông: Tăng cường xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.
0,5
Về thương nghiệp: Thi hành chính sách độc quyền để cho hàng hóa Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam; Xuất khẩu hàng của Việt Nam vào thị trường Pháp
0,5
Về Tài chính: Đánh nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện.
0,5
Câu 4: Tóm tắt những nét chính về lịch sử Liên Xô qua các thời kì lịch sử: 1945-1950; 1950 đến đầu những năm 70; đầu những năm 70 đến 1991, từ đó rút ra nhận xét về chế độ XHCN ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
7,5
Nét chính các thời kỳ lịch sử Liên Xô (1945-1991)
1945-1950: Khôi phục kinh tế sau chiến tranh, với sự nỗ lực của toàn dân, kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.
1
1950 đến đầu những năm 70: Thực hiện các kế hoạch dài hạn xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH. Trong thời kỳ này, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới
1,75
Từ đầu những năm 70 đến 1991: Liên Xô lâm vào trì trệ. Giới cầm quyền do Goocbachôp đứng đầu tiến hành cải tổ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Nhưng cuộc cải tổ phạm sai lầm khiến đất nước lún sâu hơn vào khủng hoảng. Kết quả là cuối năm 1991, Liên Xô tan rã, chế độ XHCN sụp đổ.
1,75
Nhận xét
 Chế độ XHCN ở Liên Xô từ 1945-1991 đã trải qua những chặng đường quanh co, phức tạp. Có lúc đã phát triển thành một siêu cường trên thế giới, nhưng cuối cùng đã sụp đổ
1,5
Những gì Liên Xô đã trải qua trong những năm 1945-1991 chứng tỏ con đường xây dựng CNXH không phải là con đường bằng phẳng, có những thành tựu rực rỡ, những cống hiến to lớn cho nhân loại, nhưng cũng có những sai lầm và thất bại đau đớn.
1,5
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docxSử.docx