Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn : sinh học 9

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3869Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn : sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn : sinh học 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015-2016
Môn : SINH HỌC 
(Thời gian làm bài : 120 phút, không kể giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Chọn đáp án đúng và ghi kết quả vào bài làm trên tờ giấy thi. VD : Câu A : B
Câu 1. Chức năng của tARN là:
A. Truyền thông tin từ ADN tới riboxom
B. Vận chuyển a xít amin tới riboxom để tổng hợp protein
C. Tham gia cấu tạo nên riboxom,nơi tổng hợp protein
D. Cả A, B, C
Câu 2 Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:
A. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn B. Một bazơ lớn bù cho 1 bazơ bé.
C. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit D. Bán bảo toàn
Câu 3. Một gen có chiều dài 10200 A0, số lượng nuclêôtít A chiếm 20%, số lượng liên kết hiđrô có trong gen là 
A. 7200 B. 3900 C. 600 D. 7800 
Câu 4. Chức năng của NST là
A. Lưu giữ,bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
B. Phân chia các bào quan 
C. Điều hòa tổng hợp protein
D. Cả a,b,c
Câu 5. Một tế bào ruồi giấm (2n= 8) đang ở kỳ đầu của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng: 
 A. 4 B. 8 C. 14 D. 16
Câu 6. Một tế bào người( 2n= 46) đang ở kỳ giữa của giảm phân lần 1 . Số NST trong tế bào đó bằng: 
 A. 23 B. 46 C. 92 D. 69
Câu 7. Tiểu cầu có chức năng là: 
A. Vận chuyển O2 và CO2 B. Bảo vệ cơ thể 
C. Tham gia vào quá trình đông máu, chống mất máu D. Vận chuyển chất dinh dưỡng
Câu 8. Đường dẫn khí có chức năng là: 
A. Dẫn khí vào và ra 
B. Làm ấm,làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi
C. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
D. Cả A và B
 	Câu 9. Khi tâm thất trái co nơi máu được bơm tới là: 
A. Tâm nhĩ trái B. Tâm thất phải 
C. Động mạch chủ D. Động mạch phổi 
 	Câu 10. Quá trình hô hấp gồm 
A. Sự thở B. Trao đổi khí ở phổi
C. Trao đổi khí ở tế bào D. Cả A, B,C
II. PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: (4.0 điểm)
1.1:(2.0 điểm) Một cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb). Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Cá thể này có thể có kiểu gen như thế nào?
- Quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?
- Để thế hệ lai nhận được ít kiểu hình nhất thì cá thể dị hợp trên phải lai với cá thể có kiểu gen như thế nào?
1.2:(2.0 điểm) Ở một loài động vật, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen. Gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt.
Người ta cho 2 cá thể thuộc 2 dòng thuần lai với nhau, đời F1 đều có kiểu hình thân xám, cánh dài và dị hợp tử về 2 cặp gen (Aa, Bb).
Không viết sơ đồ lai, có thể dùng phép lai nào để xác định được 2 cặp gen (Aa, Bb) nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau hay nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể?
Câu 2: (4.0 điểm)
2.1:(2.0 điểm) Ong mật có bộ nhiễm sắc thể (2n = 32). Ở loài này có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các ong con là 65536.102 
a. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân chia liên tiếp.
b. Tính số tinh trùng tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 75%.
2.2:(2.0 điểm) Có một số tế bào mầm của một thỏ đực (2n = 44) đều nguyên phân 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 5940 NST. Tất cả các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I, giảm phân bình thường. Tất cả các tinh trùng đều tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 1,5625%. Cơ thể của một thỏ cái được thụ tinh từ số tinh trùng nêu trên đã đẻ được 6 thỏ con. Xác định:
a. Số tế bào mầm ban đầu của thỏ đực.
b. Số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử.
c. Tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử.
Câu 3: (4.0 điểm) Trong nhân một tế bào xét 3 gen A, B, C có chiều dài bằng nhau:
- Gen A có tổng số liên kết hydrô bằng 1900.
- Gen B có số lượng ađênin nhiều hơn số ađênin của gen A là 80 nuclêôtít và ít hơn gen C 10 nuclêôtít loại ađênin. Khi tế bào chứa 3 gen trên nguyên phân một số lần liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp cho sự tự nhân đôi của 3 gen là 67500 nuclêôtít các loại.
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào?
b. Tính chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
Câu 4: (3.0 điểm) Gen trội E có tỉ lệ đã đột biến thành gen lặn e có tỉ lệ . Khối lượng phân tử của gen e hơn gen E là 600 đ.v.C. Số liên kết hidrô của gen E kém hơn gen e là 2 liên kết hidrô.
 Hãy xác định:
a. Dạng đột biến của gen nói trên.
b. Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen.
c. Nếu cặp gen Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp là bao nhiêu?
Hết .
Họ và tên TS:  Số báo danh: .
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG 
Môn : SINH HỌC 9 
NĂM HỌC 2015 - 2016
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
a
D
A
b
b
c
d
c
d
II. PHẦN TỰ LUẬN (15,0 điểm)
Câu 1
4.0 điểm
Điểm
1.1
(2.0 điểm)
- Kiểu gen: AaBb hay hay 
- Quy luật di truyền chi phối: Phân li độc lập và Liên kết gen.
- Để thế hệ lai có ít kiểu hình nhất: cá thể dị hợp phải lai với cá thể đồng hợp về gen trội (cho 100% kiểu hình trội)
(Ý 1 và 2 nếu chỉ xác định có 1 trường hợp đạt 0 điểm)
0.5
0.5
1.0 
1.2
(2.0 điểm)
* Dùng phép lai phân tích:
Cho F1 thân xám, cánh dài lai với cá thể đồng hợp lặn (thân đen, cánh cụt) thu được Fa.
- Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
- Nếu Fa phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb liên kết trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể.
* Cho các cá thể ruồi F1 thân xám, cánh dài tạp giao với nhau thu được F2.
- Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 thì 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau (di truyền phân ly độc lập)
- Nếu F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1 thì các gen quy định các tính trạng liên kết trên cùng 1 nhiễm sắc thể. (di tuyền liên kết).
(HS có thể lập luận cách khác, đúng và hợp lý vẫn đạt trọn số điểm).
0.5 
0.5 
0.5 
0.5 
Câu 2
4.0 điểm
Điểm
2.1
(2.0 điểm)
a) Số ong mỗi loại: Theo giả thiết ta có:
- Bộ NST của ong thợ: 2n = 32
- Bộ NST của ong đực: n = 32/2 = 16
Gọi x là số trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ.
Gọi y là số trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực.
Ta có: x + y = 1000
 28 (32x + 16y) = 65536.102
 ( 28 là số tế bào con thu được sau 8 lần phân chia)
=>
 x + y = 1000
 2x + y = 1600
=>
 x = 600
 y = 400
Vậy: - Số ong thợ: 600 con
 - Số ong đực: 400 con
b) Số tinh trùng tham gia thụ tinh:
- Số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh = 600
- Vậy tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh là:
 (tinh trùng) 
(HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, đúng và hợp lý đạt trọn điểm)
0.25
0.25
0.25
0.25 
0.25 
0.25
0.25
0.25
2.2
(2.0điểm)
a) Gọi a là số tế bào mầm ban đầu của thỏ đực
 Theo đề bài ta có số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là: ( 2x - 1 ) . a . 2n = 5940
 	(tế bào)
 Vậy có 9 tế bào mầm.
b) Số tinh bào bậc I = số tế bào con sau nguyên phân.
 a . 2x = 9 . 24 = 144
Số tinh trùng được tạo ra: 144 . 4 = 576 (tinh trùng)
Hiệu suất thụ tinh bằng 1,5625%. Suy ra số hợp tử được tạo ra 
 576 . 1,5625% = 9 (hợp tử)
Số NST có trong các hợp tử: 9 . 2n = 9 . 44 = 396 (NST)
c) Có 9 hợp tử nhưng chỉ có 6 thỏ con được đẻ ra.
Vậy tỉ lệ sống và phát triển của hợp tử bằng: 
(HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, đúng và hợp lý đạt trọn điểm)
0.25 
0.25
0.25 
0.25 
0.25 
0.25
0.5 
Câu 3
4.0 điểm
Điểm
a. Tính số lần nguyên phân của tế bào: (2,5đ)
- 3 gen có chiều dài bằng nhau nên có số nuclêôtit bằng nhau.
- Gọi N là số nuclêôtit của mỗi gen.
- 3 gen cùng nằm trên một tế bào nên có số lần tự nhân đôi bằng nhau và số lần nguyên phân bằng nhau.
- Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào (k: nguyên, dương)
Theo đề bài, ở gen A:
Số liên kết hydrô: 2A + 3G = 1900 (1)
 2A + 2G = N (2)
Số nuclêôtit tự do cung cấp cho sự tự nhân đôi của mỗi gen:
 N(2k – 1) = = 22500 (3)
Từ (3) => N = 
Ta lại có: 2A + 2G < 2A + 3G < 3A + 3G
N < 1900 < 
ó < 1900 < .
ó < 2k – 1< .
ó < 2k – 1 < 
ó 11,8 < 2k – 1 < 17,8
ó 12,8 3,6 < k < 4,3
 k nguyên => k = 4
Vậy tế bào nguyên phân 4 lần liên tiếp.
b. Tính chiều dài và số lượng từng loại Nuclêôtít của mỗi gen: (1,5đ)
Từ (3) ta có: N = = 1500 (N)
Chiều dài của mỗi gen:
LA = LB = LC = 750 . 3,4 Å = 2500 Å
- Số lượng từng loại Nuclêôtít của gen A:
2A + 3G = 1900 
 } => G = X = 400(N), A = T = 350(N)
2A + 2G = 1500 
- Số lượng từng loại Nuclêôtít của gen B:
A = T = 350 + 80 = 430(N), G = X = 750 – 430 = 320(N)
- Số lượng từng loại Nuclêôtít của gen C:
A = T = 430 + 10 = 440(N), G = X = 750 – 440 = 310(N)
(HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau nếu đúng và hợp lý vẫn đạt trọn điểm)(Kết quả câu a sai, không tính điểm câu b)
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0,25
Câu 4
3.0 điểm 
Điểm
 (3.0điểm)
a. Số nuclêôtit của gen e hơn gen E là: 600 : 300 = 2 nuclêôtit
Theo đề bài ra số liên kết hydrô của gen e hơn gen E là 2. Vậy đột biến ở đây là đột biến thêm một cặp nuclêôtit. Cặp nuclêôtit được thêm là cặp A = T.
b. Căn cứ vào tỉ lệ A/G của mỗi gen ta có: 
e - E = - = – = – = 
Suy ra số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen là: 
 A= T = 75(N) A = T = 76(N)
Gen E{ Gen e {
 G = X =100(N) G = X = 100(N)
c. Nếu cặp Ee tự nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cần cung cấp là:
A = T = (75 +76) . (23 – 1) = 1057(N)
G = X = (100 + 100) . (23 – 1) = 1400(N)
(HS có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, đúng và hợp lý đạt trọn điểm)
1.0
0.5
0.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_chon_DT_Sinh_hoc_9_PN_20152016.doc