Đề thi Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 9

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1962Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh 9
1/ Trong phép lai 1 tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?
TL: - Cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp gen
Số lượng con lai phải lớn
Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn
Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau
2/ Cần phải làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội?
TL: Cần sử dụng phép lai phân tích
3/ Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật Phân li độc lập của Menden?
TL: Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
4/ Nêu các diều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ: 9:3:3:1?
TL: - Bố mẹ phải dị hợp về 2 cặp gen
Có hiện tượng trội – lặn hoàn toàn
Số lượng cá thể con lai phải lớn
Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau
5/ Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả các phép lai?
TL: Dựa vào kết quả lai phân tích: có tỉ lệ KH là 1:1:1:1 hoặc ở đời F2 là 9:3:3:1 ta có thể biết được.
6/ Giải thích tại sao không thể tìm được 2 người có KG giống hệt nhau trên Trái đất, ngoại trừ sinh đôi cùng trứng?
TL: Vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ tạo ra là cực kì lớn: 223 x 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau
7/ Làm thế nào để phát hiện 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
TL: Dùng phép lai phân tích : 
Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li KH 1:1:1:1 thì 2 gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau 
Còn nếu tỉ lệ phân li KH là 1:1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau.
8/ Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn nằm trên NST giới tính X hay do gen lặn nằm trên NST thường quy định?
TL: Có thể theo dõi phả hệ để biết được nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
9/ Nói: Bố mẹ đã truyền cho con các tính trạng sẵn có có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
TL: Nói như vậy là không hoàn toàn chính xác.Bố mẹ không truyền cho con tính trạng có sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định việc hình thành nên tính trạng.
10/ Thế nào là tính trạng trội? Căn cứ vào đâu để biết một tính trạng là tính trội?
TL: Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội và dị hợp. Để nhận biết một tính trạng là tính trội có thể căn cứ vào:
KH ở F1 khi P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng tương phản
Sự phân tính KH ở F2
Nếu bố mẹ có KH giống nhau , đời con xuất hiện tính trạng khác bố mẹ,thì KH của bố mẹ là tính trội
Nếu bố mẹ có KH khác nhau , tính trạng được biểu hiện liên tục qua các thế hệ là tính trạng trội.
11/ Cho P thuần chủng, F1 đồng loạt xuất hiện một tính trạng. Nếu kết luận tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội thì có chính xác không?
TL: Không chính xác vì F1 có thể đồng tính lặn , đồng tính về tính trạng trung gian, có thể do tương tác gen.
12/ Phân biệt: Tính trạng, tính trạng số lượng, tính trạng chất lượng, tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn, tính trạng trung gian?
TL: - Tính trạng là những đặc điểm của cơ thể(hình thái, cấu tạo, sinh lí )do gen quy định
Tính trạng số lượng là những tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm được, có mức phản ứng rộng
Tính trạng chất lượng là những tính trạng không cân, đo, đong, đếm được, có mức phản ứng hẹp
Tính trạng tương phản là những tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau(màu hoa đỏ- trắng, thân cây cao – thấp )
Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện cả ở thể đồng hợp tử trội và dị hợp tử
Tính trạng lặn chỉ biểu hiện ở KG đồng hợp tử lặn
Tính trạng trung gian là tính trạng được biểu hiện trong trường hợp gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn.
12/ Phân biệt cặp gen đồng hợp với cặp gen dị hợp, cá thể đồng hợp với cá thể dị hợp, phương pháp tạo thể đồng hợp, dị hợp? vai trò của chúng?
TL: - Cặp gen đồng hợp là 2 gen cùng lôcut có cấu trúc giống nhau , cơ thể mang cặp gen đồng hợp khi giảm phân chỉ tạo ra một loại giao tử. cặp gen dị hợp là 2gen cùng lôcut , có cấu trúc khác nhau, cơ thể mang cặp gen dị hợp khi giảm phân cho 2 loại giao tử .
Cá thể đồng hợp là cá thể mang các gen giống nhau, cá thể dị hợp là cá thể mang các gen khác nhau.
Phương pháp tạo thể đồng hợp: Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ
Phương pháp tạo thể dị hợp: Lai khác dòng thuần chủng
Vai trò của thể đồng hợp: Ổn định các đặc điểm di truyền có lợi, tránh sự phân li qua các thế hệ; Nguồn nguyên liệu cho tạo giống mới, ưu thế lai; Dùng làm đối tượng trong lai phân tích.
Vai trò của thể dị hợp: Trong tiến hóa, các cá thể ở trạng thái dị hợp có sức sống cao, thích nghi tốt; Trong chọn giống: tạo ưu thế lai ; Hạn chế sự xuất hiện các đột biến lặn có hại ở người.
13/ Cặp NST tương đồng là gì? Cơ chế hình thành cặp NST tương đồng. Các cơ chế sinh học xảy ra đối với một cặp NST tương đồng?
TL: - Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm 2 NST có hình dạng, kích thước giống nhau, trong đó một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ.
Mỗi NST trong cặp tương đồng đếu gồm 2 cromatic dính nhau ở tâm động, mang vật chất di truyền.Mỗi NST mang 1 phân tử ADN . Các gen trên NST phân bố theo chiều dọc của NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là lôcut. Các cặp gen tương ứng(cặp alen) có thể là đồng hợp tử hay dị hợp tử.
Cặp NST tương đồng được hình thành qua sự tổ hợp bộ NST đơn bội (n) của giao tử đực với giao tử cái trong thụ tinh tạo nên bộ NST lưỡng bội, tồn tai thành từng cặp tương đồng
Các cơ chế sinh học xảy ra đối với một cặp NST tương đồng: Cơ chế nhân đôi NST; Cơ chế trao đổi đoạn trong tiếp hợp; Cơ chế phân li
14/ Hãy giải thích tại sao con cái giống bố mẹ, con cái khác bố mẹ?
TL: * Con cái giống bố mẹ:
Gen quy định tính trạng: gen cấu trúc mang thông tin di truyền quy định sự tổng hợp protein đặc thù à hình thành nên tính trạng cơ thể
Gen có khả năng nhân đôi tạo ra các gen con giống hệt mẹ . Gen có khả năng phân li và tổ hợp à Truyền cho con một cách chính xác . Ở đời con, gen lại tiến hành phiên mã, dịch mã tổng hợp Protein đặc thù giống Protein của bố mẹ à Hình thành các tính trạng giống bố mẹ
Gen của bố mẹ được truyền cho con theo các quy luật di truyền . Trong bất cứ quy luật di truyền nào con cũng có những tính trạng giống bố mẹ.
* Con cái khác bố mẹ:
- Quá trình hình thành các tính trạng có sự tương tác gen
- Quá trình hình thành các tính trạng có sự tương tác giữa KG với môi trường trong và ngoài cơ thể
- Quá trình phân li và tổ hợp của gen trong các quy luật di truyền cũng dẫn tới KH của con khác bố mẹ(Biến dị tổ hợp)
- Qúa trình đột biến
- Quá trình lai khác dòng tạo ra ưu thế lai à Con cái khác bố mẹ.
15/ So sánh sự di truyền phân li độc lập với sự di truyền liên kết gen hoàn toàn?
TL:

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi_duong_HSG_Sinh_9.doc