Trường THCS Bạch Đằng Q. 3 ĐỀ THAM KHẢO TOÁN 8 HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Bài 1: ( 3,0 đ) Thực hiện các phép tính sau: a) 3x( y – 2) + ( x – 2y)( 3 – x) b) ( 2x3 – 11x2 + 6x – 5) : ( 2x2 – x + 1) c) ( x + 5)2 + ( x – 2)2 - 4( x – 3)( x + 3) d) Bài 2: ( 1,5 đ) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a) 7x( x – 3) – x + 3 b) y2 – 16 – 8xy + 16x2 c) x2 – 6x + 8 Bài 3: ( 1,5 đ) Tìm x, biết: a) 4( x - 5)2 – 4x2 + 20 = 0 b) 2( x + 5)( 2x - 5) + ( x – 1)( 5 – 2x) = 0 Bài 4: ( 0,5 đ) Cho 3x2 + 3y2 = 10xy và 0 < x < y Tính giá trị của M = Bài 5: ( 3,5 đ) Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC) có trung tuyến AM và đường cao AH. Từ M kẻ MN vuông góc với AB tại N và ME vuông góc với AC tại E a) Chứng minh: Tứ giác ANME là hình chữ nhật b) Gọi D là điểm đối xứng của M qua AC Chứng minh: Tứ giác AMCD là hình thoi c) Gọi O là giao điểm của AM và NE Chứng minh: AH vuông góc với NE d) Gọi K là giao điểm của OC và MD Chứng minh: DK = 2MK ĐÁP ÁN Bài 1: Thực hiện các phép tính a) 3x( y – 2) + ( x – 2y)( 3 – x) = 5xy – 3x – x2 – 6y b) ( 2x3 – 11x2 + 6x – 5) : ( 2x2 – x + 1) = x - 5 c) ( x + 5)2 + ( x – 2)2 - 4( x – 3)( x + 3) = - 2x2 + 6x + 65 d) = Bài 2: Phân tích các đa thức thành nhân tử a) 7x( x – 3) – x + 3 = ( 7x – 1)( x - 3) b) y2 – 16 – 8xy + 16x2 = ( 4x – y + 4)( 4x – y - 4) c) x2 – 6x + 8 = ( x – 4)( x - 2) Bài 3: Tìm x a) 4( x - 5)2 – 4x2 + 20 = 0 Trả lời: x = 3 b) 2( x + 5)( 2x - 5) + ( x – 1)( 5 – 2x) = 0 Trả lời: ( 2x – 5)( x + 11) = 0 x = 2,5 ; x = - 11 Bài 4 3x2 + 3y2 = 10xy → 3x2 – 10xy + 3y2 = 0 3x2 – xy – 9xy + 3y2 = 0 ( x – 3y)( 3x – y) = 0 x = 3y ( loại); y = 3x ( nhận) M = = Bài 5 a) Chứng minh: Tứ giác ANME là hình chữ nhật Tứ giác ANME có: Do đó: Tứ giác ANME là hình chữ nhật b) Chứng minh: Tứ giác AMCD là hình thoi Chứng minh được E là trung điểm của MD Do đó: Tứ giác AMCD là hình bình hành có : MD vuông góc với AC nên Tứ giác AMCD là hình thoi c) Chứng minh: AH vuông góc với NE Chứng minh được NE là đường trung bình của tam giác ABC → NE // BC mà AH vuông góc với BC → AH vuông góc với NE d) Chứng minh: DK = 2MK Chứng minh được K là trọng tâm của tam giác AMC → MK = 2EK và ME = 3KE DK = DE + EK = ME + EK → DK = 3EK + EK = 4EK = 2. 2EK = 2MK
Tài liệu đính kèm: