PhòngGD&ĐT Vũng Liêm ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT Trường THCS Lưu Văn Mót MÔN SINH HỌC 7 –năm học 2014-2015 TỔ HÓA-SINH-THỂ DỤC Qưới Thiện,ngày 28 / 10 / 2014 A.Thiết kế câu hỏi: I. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1:( 2 điểm) Có thể gặp trùng roi ở đâu? Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào? Câu 2:( 2,5 điểm)Đề xuất các biện pháp phòng chống giun –sán kí sinh và giải thích tại sao phải làm như vậy? Câu 3:( 1,5 điểm)nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác đối với tự nhiên và đời sống con người. Câu 4:( 1 điểm)Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? II.TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1:Cách bắt mồi của trùng biến hình A.Dùng chân giả bao lấy mồi B.Dùng lông bơi dồn mồi về lỗ miệng C.Dùng roi bơi quấn lấy mồi. D.Tự nuốt mồi Câu 2:Không đi chân đất tránh nhiễm bệnh: A.Sán lá gan,sán dây. B.Giun móc câu,sán lá máu C.Giun chỉ, giun kim D.Sán dây lợn, sán dây chó Câu 3:Những động vật nào sau đây được xếp vào ngành giun đốt: A.Giun đũa,giun kim, đĩa B.Rươi, giun chỉ, giun đỏ C.Giun đất,đĩa ,giun đỏ. D. Giun chỉ,giun đất,giun móc câu Câu 4:Loại thân mềm đục thủng thuyền và phá hoại các công trình bằng gỗ dưới nước là: A.Ốc bươu vàng B.Hà C.Ốc sên D.Bạch tuộc Câu 5:Ý nghĩa thực tiễn của trai là làm sạch môi trường nước ,vì thức ăn của trai là: A.Thực vật B.Động vật C.Vụn hữu cơ D.Vi sinh vật Câu 6:Bộ phận giúp tôm bơi được trong nước là: A.Các chân ngực B.Các chân bụng C.Đuôi D.Các chân hàm Câu 7:Loài giáp xác bám vào làm giảm tốc độ tàu,thuyền đi biển là: A.Hà B.sun C.San hô D.Cua nhện Câu 8:Bộ phận có chức năng bắt mồi và tự vệ ở nhện là: A.Các núm tuyến tơ B.Bốn đôi chân bò C.Đôi chân xúc giác phủ đầy lông D. Đôi kìm có tuyến độc Câu 9:loài sâu bọ sống nơi thiếu ánh sáng là: A.Ong mật B.Ve sầu C.Muỗi D.Chuồn chuồn Câu 10:Đặc điểm nào sau đây thuộc ngành thân mềm: A.Cơ thể dẹp BCơ thể phân đốt C.Thường có vỏ đá vôi D.Có vỏ ki tin Câu 11:Trong các loài sâu bọ sau đây,loài nào có tập tính dự trữ thức ăn và sống thành xã hội A.Nhện B.Ve sầu C. Chuồn chuồn D. Ong mật Câu 12:Trong các loài giun,sán sau đây,loài nào kí sinh ở tá tràng? A.Giun đũa B.Giun Kim C.Giun móc câu D.Sán lá máu ĐÁP ÁN A.TỰ LUẬN : Câu Nội dung Điểm 1 -Váng nước màu xanh ngoài ao,hồ hay nuôi cấy từ bèo Nhật Bản trong 3 ngày đầu -Giống thực vật: có hạt diệp lục, tự dưỡng khi có đủ ánh sáng -Khác thực vật: +Có giác quan( điểm mắt),cư quan di chuyển( roi bơi) +Tự dưỡng 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Biện pháp phòngchống giun sán kí sinh: -Vệ sinh môi trường:Xử lí phân,tiêu diệt vật chủ trung gian →cắt vòng đời của chúng. -Vệ sinh cá nhân:Ăn chín,uống sôi,rửa tay trước khi ăn,sau khi đi vệ sinh,không đi chân đất → tránh bị nhiễm giun- sán - Phát hiện sớm, điều trị kiệp thời theo hướng dẫn của bác sĩ( đúng thuốc,đúng liều), nên tẩy giun 6 tháng/lần →hạn chế tác hại do giun-sán gây ra. 0,75 1,0 0,75 3 -Hầu hết giáp xác đều có lợi: +Làm thức ăn cho cá. +Là thực phẩm quan trọng của con người. +Là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay. -Một số loài có hại: +Kí sinh gây chết cá. +Có hại cho giao thông thủy +Là vật trung gian truyền bệnh giun sán 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng có những đặc điểm chung của ngành thân mềm: -Thân mềm -Không phân đốt -Khoang áo phát triển -Hệ tiêu hóa phân hóa 0,25 0,25 0,25 0,25 B TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C B C B B D C C D D DUYÊT CỦA BGH GVBM Huỳnh Thị Bích Phượng
Tài liệu đính kèm: