Đề tham khảo kiểm tra giữa học kì II Vật lí lớp 10

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 606Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kiểm tra giữa học kì II Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo kiểm tra giữa học kì II Vật lí lớp 10
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA HKII VẬT LÝ 10
Phần 1 (3 điểm): TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi một vật chuyển động chỉ chịu sự tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng:
	A. Không bảo toàn 	B. Biến thiên đều đặn 
	C. Thay đổi theo thời gian	D. Được bảo toàn
Câu 2: Ở một độ cao cách mặt đất 25m một vật có khối lượng 50g được thả không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật tại điểm cách mặt đất 5m là: 
 A. 20J B. 22,5J 	 C. 12,5J 	D. 2,5J
Câu 3: Chọn câu Sai: 
	A. Thế năng trọng trường của một vật thay đổi khi độ cao thay đổi 
	B. Thế năng đàn hồi của một vật thay đổi khi vật càng biến dạng 
	C. Thế năng trọng trường của một vật tăng khi vận tốc vật tăng 
	D. Thế năng đàn hồi của vật chỉ phụ thuộc vào độ biến dạng
Câu 4: Khi một vật di chuyển từ vị trí bất kì lên đến vị trí có độ cao cực đại thì cơ năng của vật: 
	A. Bằng 0 	B. Bằng độ biến thiên động lượng của vật 
	C. Bằng thế năng 	D. Bằng động năng
Câu 5: Một hòn bi được ném với v = 5m/s từ vị trí cách mặt đất 10m. Tính độ cao cực đại mà viên bi đạt được. Biết viên bi có khối lượng 0,5kg và lấy g = 10m/s2. 
	A. 11,25m 	B. 13,75m 	C. 15m 	D. 12,5m
Câu 6: Trong những tính chất sau tính chất nào đúng với chất khí: 
	A. Khó nén 	B. Có tính bành trướng 
	C. Cà A và B đều sai 	D. Cả A và B đều đúng
Câu 7: Hãy sắp xếp độ dẫn nhiệt của ba thể rắn, lỏng, khí theo chiều tăng dần: 
	A. Lỏng < Khí < Rắn 	B. Khí < Lỏng < Rắn 
	C. Rắn < Khí < Lỏng 	D. Rắn < Lỏng < Khí
Câu 8: Chọn câu Sai: 
	A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ 
	B. Khi chuyển động các phân tử va chạm với nhau 
	C. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng 
	D. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng chậm
Câu 9: Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái chất khí mà: 
	A. Nhiệt độ lúc sau lớn hơn lúc đầu bằng một hằng số xác định 
	B. Nhiệt độ lúc sau nhỏ hơn lúc đầu bằng một hằng số xác định 
	C. Nhiệt độ được giữ nguyên không thay đổi 
	D. Nhiệt độ biến đổi đều đặn
Câu 10: Biểu thức nào sau đây Sai ở định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt:
	A. p.V=const	B. pV=const
	C. p ~ 1V	D. p1V1=p2V2
Câu 11: Một lượng khí có thể tích V1 ở áp suất 6atm biến đổi đẳng nhiệt thì thể tích lúc sau của khối khí giảm 3 lít so với ban đầu và áp suất tăng 3atm. Tìm thể tích ban đầu của khối khí: 
	A. 3 lít 	B. 5 lít 	C. 7 lít 	D. 9 lít
Câu 12: Nhiệt độ tuyệt đối bằng: 
	A. T = t0C + 273 (K)	B. T = t0C - 273 (K)
	C. T = t0C (K)	D. T = 273 (K)
Câu 13: Một lượng khí có nhiệt độ 270C ở áp suất p1 được nén đẳng tích đến áp suất p2 = ⅔p1 và có nhiệt độ bao nhiêu? 
	A. -1730C 	B. -730C 	C. -230C 	D. 00C
Câu 14: Một lượng khí có thể tích 5 lít được chứa trong một bình kín, người ta bơm thêm một lượng khí có thể tích 5 lít và ở nhiệt độ 370C vào bình với cùng một áp suất khí có trong bình. Nhiệt độ khí thay đổi ra sao:
	A. ∆T = 155	B. ∆T = 160	C. ∆T = 165	D. ∆T = 170
Câu 15: Hệ tọa độ nào đúng với định luật Sác-lơ:
Phần 2 (7 điểm): TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm): Một vật m = 3kg được đẩy với vận tốc v0 = 8m/s trên mặt phẳng ngang bởi lực F có phương luôn song song với mặt ngang và có độ lớn là 9N. Sau khi đi được đoạn BC = 20m, vật leo lên mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang 600 thì lực cũng có phương hợp với phương ngang một góc 600. Hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang là μ1 = 0,1 và mặt phẳng nghiêng là μ2 = 0,2. Tính quãng đường xa nhất mà vật đi được trên mặt phẳng nghiêng. Giải bài toán: 
Bằng phương pháp động lực học. 
Bằng định lí động năng.
Câu 2 (1 điểm): Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 1 (atm). Tính áp suất của không khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 40cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 370C.
Câu 3 (1 điểm): Tính khối lượng khí oxi đựng trong bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150atm ở nhiệt độ 00C. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của oxi là 1,43 kg/m3.
Câu 4 (2 điểm): Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03atm và nhiệt độ 200K. Hỏi bán kính của bóng khi bơm, biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K?
Câu 5 (1 điểm): Một quả bóng được bơm căng không khí ở 200C, áp suất 2.105 Pa. Đem phơi nắng quả bóng ở nhiệt độ 390C thì quả bóng có bị nổ không? Bỏ qua sự tăng thể tích của quả bóng và quả bóng chỉ chịu áp suất tối đa là 2,5.105Pa.
ĐÁP ÁN
Phần 1: TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
C
C
A
B
B
D
Câu
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
B
D
A
B
A
B
Phần 2: TỰ LUẬN
Câu 1:
	Tóm tắt: 
	m = 3kg	F = 9N	μ1 = 0,1	
	v0 = 8m/s	BC = 20m	μ2 = 0,2
	Tính quãng đường xa nhất mà vật đi được trên mặt phẳng nghiêng.
	Bài giải: 
	a) Bằng phương pháp động lực học:
	Gia tốc chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang là:
	Định luật II Newton:	F+Fms1+P+N1=ma1
	Chiếu lên chiều chuyển động: F-Fms1=ma1
	⟺F-μ1N1=ma1⟺F-μ1mg=ma1
	⟺9-0,1.3.10=3a1⟺a1=2m/s2
	Vận tốc tại chân dốc (điểm C): v2-v02=2a1s⟺v=v02+2a1s=64+80=12m/s
	Gia tốc chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng:
	Định luật II Newton:	F+Fms2+P+N2=ma2
	Chiếu lên chiều chuyển động: F-Fms2-Psin600=ma2
	⟺F-μ2N2-mgsin600=ma2	(1)
	Chiếu lên phương thẳng đứng: N2-Pcos600=0⟺N2=mgcos600=15 (N) (2)
	Thay (2) vào (1): F-μ2mgcos600-mgsin600=ma2
	⟺9-0,2.15-153=3a2⟺a2=-6,66m/s2
	Vận tốc khi dừng lại: v’ = 0⟺-v2=2a2l⟺l=-v22a2=-1442.-6,66=10,81 (m)
	b) Bằng định lí động năng:
	Chọn mốc thế năng tại mặt phẳng ngang
	Trên mặt phẳng ngang vật không có thế năng:
	Độ biến thiên động năng từ B đến C:	A=F.s=12mv2-12mv02
	⟺F.s-Fms1=12mv2-12mv02⟺F.s-mgμ1.s=12mv2-12mv02
	⟺9.20 -3.20=123v2-12∙3∙64⟺v=12m/s
	Động năng tại chân dốc (điểm C): WđC = 216J
	Khi dừng lại vận tốc bằng 0 nên động năng bằng 0.
	Wđ = 0
	Biến thiên động năng: A = Fhl.l = Wđ - WđC = -216J
	Có: Fhl=F-Fms2-Psin600=F-μ2mgcos600-mgsin600=-19,98 (N)
	⟺Fhl.s=-216⟺s=10,81 (m)
Câu 2:	
	Tóm tắt: 	
	V1 = 100cm3 = 0,1 lít, p1 = 1atm, T1 = 270C + 273 = 300 (K)
	V2 = 40cm3 = 0,04 lít, T2 = 370C + 273 = 310 (K)
	Áp dụng phương trình trạng thái khi lí tưởng: p1V1T1=p2V2T2⟺p2=T2p1V1T1V2=310.1.0,1300.0,04=2,58 (atm)
Câu 3:
	Tóm tắt:
	D0 = 1,43kg/m3, p0 = 1atm
	P = 150atm, V = 10 lít = 0,01m3
	Ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của khí bằng: D0=mV0 
	Ở điều kiện 00C khối lượng riêng của khí bằng: D=mV suy ra D0V0 = DV (1)
	Mặt khác p0V0 = pV (2)	(vì nhiệt độ của khí bằng nhiệt độ ở điều kiện chuẩn).
	Từ (1) và(2) suy ra:	D=Dopp0=1,43.1501=214,5kg/m3 
	Khối lượng của khí này ở 00C: m = D.V = 214,5.0,01 = 2,145kg 
Câu 4:
	Tóm tắt:
	p1 = 1atm, T1 = 300(K)
	p2 = 0,03atm, T2 = 200(K), V2 = 43πr3=43∙3,14∙103= 4186,67 (m3)
	Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng: p1V1T1=p2V2T2⟺V1=T1p2V2p1T2=300.0,03.4186,671.200=188,4 (m3)
	Ta có: V1=43πr13⟺r1=33V14π=33.188,44.3,14=3,56 (m)
Câu 5:
	Tóm tắt:
	p1 = 2.105Pa = 2atm, T1 = 200C + 273 = 293 (K)
	T2 = 390C + 273 = 312 (K)
	p2max = 2,5.105Pa = 2,5atm
	Áp dụng định luật Sác-lơ: p1T1=p2T2⟺p2=p1T2T1=2.312293=2,13 (atm)
	Ta có: p2 < p2max nên bóng không nổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THAM_KHAO_KIEM_TRA_GIUA_HKII_VAT_LY_10.docx