Đề tham khảo kì thi chọn học sinh giỏi THCS môn: Lịch Sử - Trường THCS Lưu Văn Mót

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi chọn học sinh giỏi THCS môn: Lịch Sử - Trường THCS Lưu Văn Mót", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo kì thi chọn học sinh giỏi THCS môn: Lịch Sử - Trường THCS Lưu Văn Mót
PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MÓT
ĐỀ THAM KHẢO
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
MÔN:LỊCH SỬ
Câu 1 (5 điểm )
 Nêu những chủ trương lớn của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Trong những hoạt động yêu nước của hai ông có những điểm giống và khác nhau nào? Tại sao phong trào chống Pháp của hai ông đều thất bại?
Câu 2(5 điểm)
 Đánh giá vai trò của liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? Chứng minh? Nêu những thành tựu của Liên Xô sau cuộc chiến tranh thế thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX? Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô?
Câu 3 (6 điểm)
 Tình hình kinh tế, tài chính Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân của sự phát triển? Em cho biết chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ?. Hiện nay Mĩ gặp khó khăn thách thức gì?
Câu 4(4 điểm)
 Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Tại sao nói: “Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
 Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(5 điểm)
a. Chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (2 đ)
 - Phan Bội Châu: chủ trương là tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài(chủ yêu là Nhật), tổ chức bạo động để đánh đuổi Pháp, khôi phục lại nước Việt Nam, lập ra chính phủ độc lập. Ông lập ra Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông Du.
 - Phan Châu Trinh: chủ trương là vận động cải cách văn hoá xã hội, động viên lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Ông khởi xướng phong trào Duy Tân.
b. Giống và khác nhau (1 đ)
 - Giống nhau: cùng chung mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
 - Khác nhau; về phương pháp tiến hành cách mạng .
 + Phan Bội Châu: tiến hành bạo động cách mạng dựa vào nước ngoài
 + Phan Châu Trinh: đấu tranh cải lương bằng cách vận động cải cách văn hoá.
c. Nguyên nhân thất bại: (2 đ)
 - Chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn.
 - Chưa có điều kiện khách quan (Thực dân Pháp còn đang rất mạnh)
 - Chưa có lãnh đạo sáng suốt
 Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm là muốn cứu nước thắng lợi phải có phương pháp cách mạng đúng đắn, có tổ chức lãnh đạo sáng suốt.
Câu 2 (5 điểm)
a. Đánh giá vai trò của Liên Xô: trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu, chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi. (0,5đ)
b. Chứng minh: (2 đ)
 - Từ chiến thắng Xtaliagrat, Liên Xô góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới, đồng thời có điều kiện phản công phát xít.
 - Trong việc tiêu diệt Phát xít Đức: Liên Xô đi đầu trong việc mở chiến dịch công phá Béc-lin. 30-4-1945 cờ Liên Xô cấm trên toà nhà quốc hội Đức.
 - Trong việc tiêu diệt phát xít Nhật: Liên Xô tấn công vào đội quân Quan Đông Nhật, giải phóng Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều TiênNhật đầu hàng vô điều kiện.
c. Thành tựu của Liên Xô:(2 đ)
 - Từ 1945-1950: 
 + Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn.
 + Sản xuất công nghiệp tăng 73%
 + Sản xuất nông nghiệp vượt mức chiến tranh.
 + 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển về khoa học kĩ thuật.
 - Từ 1950-nửa đầu những năm 1970:
 + Công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sản lượng công nghiệp chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
 + Khoa học kĩ thuật: 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
 + Về quân sự: tạo thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự và sức mạnh hạt nhân với Mĩ và phương Tây.
d. Bài học kinh nghiệm: (0,5đ)
 - Chậm sửa đổi trước những biến động tình hình của thế giới.
 - Khi sửa đổi phạm sai lầm về đường lối (cải cách chính trị mà không có biện pháp cải kinh tế)
 - Không kiên quyết trấn áp thế lực phản động chống CNXH ở trong và ngoài nước.
Câu 3 (6 điểm)
a. Tình hình kinh tế Mĩ (1,5 đ)
 - Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
 - Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức ,I-ta-li-a và Nhật Bản công lại
 - Nắm ¾ trữ lượng vàng toàn thế giới.
 - Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất trên thế giới.
b. Nguyên nhân của sự phát triển (1, 5 đ)
 - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí đất nước không hề bị chiến tranh tàn phá.
 - Dựa vào những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động.
 - Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
 - Tài nguyên phong phú, công nhân dồi dào
c. Chính sách đối nội (1 đ)
 - Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau cầm quyền nhằm phục vụ cho lợi của tập đoàn tư bản.
 - Mĩ tìm cách phá hoại phong trào công nhân, cô lập kinh tế, chính trị đối với những người cộng sản.
d. Chính sách đối ngoại (1 đ)
 - Thực hiện chiến lược toàn cầu, nhằm thống trị toàn thế giới, bằng cách chạy đua vũ trang.
 - Thành lập các khối quân sự, gây chiến xâm lược dùng thủ đoạn thực dân kiểu mới, nhưng Mĩ vấp phải thất bại ở Việt Nam, Triều Tiên
e. Hiện nay Mĩ gặp khó khăn (1 đ)
 - Vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gây gắt của các nước Tây Âu, Nhật Bản
 - Kinh tế Mĩ trải qua nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
 - Mĩ tốn kém rất nhiều trong lĩnh vực quốc phòng.
 - Mức độ chênh lệch quá cao giữa giàu và nghèo.
Câu 4 (4 điểm )
a .Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay (2 đ)
-Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
-Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
-Dưới tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật, các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm
- Nhiều khu vực lại xảy ra xung đột, nội chiến đãm máu với những hậu quả nghiêm trọng
Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
b.Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc vì
 - Tạo ra thời cơ , điều kiện cho tất cả các dân tộc để phát triển kinh tế-xã hội khỏi phải tụt hậu, thu hút đầu tư, trao đổi khoa học kĩ thuật(1 đ)
-Thách thức: Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế – xã hội phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước, các dân tộc(1 đ)
	Quới Thiện, ngày 26 tháng 11 năm 2014
	 GVBM
	 Nguyễn Thị Kim Phú

Tài liệu đính kèm:

  • docSƯ 9.doc