Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 816

doc 4 trang Người đăng minhhieu30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 816", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Giáo dục công dân - Mã đề 816
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề 816
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
A. Mức độ vi phạm của người phạm tội.	B. Hành vi của người phạm tội.
C. Độ tuổi của người phạm tội.	D. Mức độ thương tật của người bị hại.
Câu 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được hiểu là
A. cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
B. cha, mẹ cùng nhau yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc các con.
C. cha, mẹ phải chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con.
D. cha, mẹ phải tôn trọng ý kiến của con.
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo.
B. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình.
C. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau.
D. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình.
Câu 4: A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã
A. phân biệt đối xử giữa các con.	B. không tôn trọng ý kiến của các con.
C. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ.	D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Tính chính xác khi thi hành.
C. Tính quy phạm phổ biến	D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 6: Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường của anh A là biểu hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.	C. Thi hành pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Khi thấy trong hợp đồng lao động có điều khoản về điều kiện lao động không rõ ràng, chị T đã đề nghị sửa lại rồi sau đó mới kí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong việc thực hiện quyền lao động.	B. Trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Trong lựa chọn việc làm.	D. Trong việc thực hiện nội quy lao động.
Câu 8: Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức
A. thực hiện quyền công dân.	B. thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. không làm điều mà pháp luật cấm.	D. thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân.
Câu 9: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của
A. cơ quan công an.	B. thanh tra chính phủ.
C. viện kiểm sát.	D. cơ quan điều tra.
Câu 10: Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội do nhà nước ban hành với những đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa.	B. kinh tế.	C. chính trị.	D. giáo dục.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được hiểu là quyền
A. thừa kế.	B. tổ chức quá trình sản xuất.
C. tự do kinh doanh.	D. sở hữu sản phẩm lao động.
Câu 12: Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. ưu tiên người lao động.	B. khác nhau
C. như nhau	D. ưu tiên người giữ chức vụ.
Câu 13: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
A. Sử dụng pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.	C. Thi hành pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 14: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.	B. Tuân thủ pháp luật.	C. Sử dụng pháp luật.	D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Chị T bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
B. Anh N trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
C. Bà L bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 16: Hành vi nào sau đây được coi là thực hiện pháp luật?
A. Hành vi hợp pháp.	B. Hành vi đẹp.	C. Hành vi đạo đức.	D. Hành vi chính trị.
Câu 17: Ông K bán rau tại chợ, hàng tháng ông A đều nộp thuế. Hành vi của ông A thuộc nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 18: Bạn G đã mượn một số truyện tranh của bạn A đọc nhưng không trả lại vì mâu thuẫn nảy sinh. Không những thế, G còn có ý định vứt truyện tranh đó đi. Hành vi của G trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.	B. Áp dụng pháp luật.	C. Sử dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 19: Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.	B. Công dân bình đẳng về quyền.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.	D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 20: UBND xã X cho phép công ty ông Y đặt cơ sở sản xuất trên địa bàn của xã. Chất thải của công ty đã gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở đó. Để tiếp tục hoạt động sản xuất của mình, công ty Y phải
A. xây dựng hệ thống xử lý chất thải.	B. đóng thuế đầy đủ.
C. đưa tiền cho người dân để họ không kiện.	D. tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh.
Câu 21: N và M rủ nhau đi cướp giật tài sản của người đi đường. Hành vi của N và M đã bị tòa án nhân dân huyện X xử phạt 10 năm tù.Việc xử phạt của tòa án thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Tổ chức xã hội.	B. Giáo dục chung.
C. Cưỡng chế người khác.	D. Quản lí xã hội.
Câu 22: Anh A (20 tuổi) đủ điều kiện để đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng không được cấp giấy phép hoạt động. Anh đã làm đơn kiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Việc khiếu nại đúng quy định pháp luật của A thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Duy trì ổn định trật tự xã hội.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Đảm bảo sự phát triển của xã hội.
D. Phát huy quyền của công dân.
Câu 23: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong
A. sản xuất.	B. lao động.	C. mua – bán.	D. kinh doanh.
Câu 24: Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền
A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.	B. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
C. thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.	D. mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình.
Câu 25: Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ nói rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này ?
A. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. Mọi người được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
C. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.
D. Mọi người có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
Câu 26: Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần
A. xin ý kiến cha mẹ.	B. tự giao dịch.	C. tự quyết định.	D. thỏa thuận với vợ.
Câu 27: Sinh viên A đã nhiều lần bỏ học. quay cóp bài kiểm tra nên bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. A còn thường xuyên uống rượu bia. Hành vi của A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Dân sự.	B. Phê bình.	C. Kỉ luật.	D. Hành chính.
Câu 28: Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?
A. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
B. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.
C. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
D. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
Câu 29: Nội dung nào sau đây không thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, tất cả mọi người.
B. Quy tắc xử sự chung.
C. Khuôn mẫu chung.
D. Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.
Câu 30: Trong trường hợp bị một người hung hăng liên tục nhắn tin đe dọa giết, em sẽ chọn cách cách nào phù hợp nhất dưới đây để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình?
A. Tìm cách lẩn trốn để bảo toàn tính mạng.
B. Trình báo và nhờ cơ quan công an bảo vệ.
C. Báo cho bạn bè biết để cùng đối phó.
D. Nhờ người thân đến đánh người đó trước để họ sợ.
Câu 31: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là bình đẳng giữa
A. anh - chị - em.	B. ông bà và cháu.	C. cha mẹ và con.	D. vợ và chồng.
Câu 32: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.
B. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kỳ nhất định.
C. Chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình.
D. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
Câu 33: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.
C. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.
Câu 34: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện thông qua
A. quảng cáo tuyển lao động.	B. tìm kiếm việc làm.
C. trả lương.	D. giao kết hợp đồng lao động.
Câu 35: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do lỗi cố ý?
A. 12 tuổi.	B. 14 tuổi.	C. 16 tuổi.	D. 18 tuổi.
Câu 36: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh H (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh H, anh H bị thương nặng. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm kỉ luật.	B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự	D. Vi phạm hình sự.
Câu 37: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.	B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Thực hiện pháp luật.	D. Vi phạm pháp luật.
Câu 38: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?
A. 18 tuổi.	B. 12 tuổi.	C. 16 tuổi.	D. 14 tuổi.
Câu 39: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.
C. Lấy trộm ví tiền trị giá 450.000 đồng.
D. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
Câu 40: Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.	B. Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức.
C. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.	D. Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc816.doc