SỞ GD&ĐT BẮC NINH PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 811 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Cửa hàng bán đồ ăn đêm của bà A thường xuyên bị phản ánh về việc gây mất trật tự và giữ gìn nơi công cộng. Hành vi của bà A thuộc loại vi phạm nào dưới đây? A. Nội quy. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 2: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là A. vi phạm pháp luật. B. xử lý pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 3: Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỉ luật. Câu 4: Chị H nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Chị làm đơn khiếu nại đến giám đốc công ty theo quy định của pháp luật và được đi làm trở lại. Trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Là phương tiện để phát huy quyền lực của Nhà nước. D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước. Câu 5: Khẳng định nào dưới đây đúng với quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tôn giáo được hoạt động theo nguyên tắc của mình. B. Có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. C. Những người có tôn giáo phải tôn trọng tôn giáo của mình. D. Đoàn kết giúp đỡ các đồng bào cùng tôn giáo. Câu 6: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X. Việc làm của công an xã đã vi phạm A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. quyền tự do ngôn luận. D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Câu 7: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật có nghĩa là pháp luật được áp dụng ở A. một số khu dân cư. B. một số tổ chức. C. nhiều lần, nhiều nơi. D. một số cơ quan. Câu 8: Mặc dù vợ chồng anh A rất khó khăn, nhưng hàng tháng vẫn chu cấp đầy đủ điều kiện kinh tế cho bố mẹ mình. Vợ chồng anh A đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 9: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều A. được đối xử ngang nhau không phân biệt về giới tính, tuổi tác. B. có quyền làm việc theo sở thích của mình. C. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. D. có quyền quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng. Câu 10: Cơ sở sản xuất nhựa bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử dụng vai trò nào của pháp luật? A. Tổ chức xã hội. B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. C. Quản lý xã hội. D. Thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Câu 11: Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của Anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng? A. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. B. Nuôi con theo quy định của pháp luật. C. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. D. Thực hiện các chức năng gia đình. Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật? A. Anh Y lấy trộm tiền của chị B khi chị không cảnh giác. B. Bạn P tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp. C. Bạn V mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản. D. Anh O bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu. Câu 13: K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh C đi ngược chiều. Hậu quả là C bị chấn thương (tổn hại sức khỏe 31%), chiếc xe máy của anh C bị hỏng nặng. Trong tình huống trên, K sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? A. Kỉ luật và hành chính. B. Hình sự và dân sự. C. Dân sự và hành chính. D. Dân sự và kỉ luật. Câu 14: Hành vi đánh người xâm phạm đến A. tính mạng và sức khỏe của công dân. B. nhân phẩm của công dân. C. thân thể của công dân. D. danh dự của công dân. Câu 15: Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức xử phạt hành chính? A. Trục xuất. B. Giáo dục tại xã phường. C. Phạt tiền. D. Tịch thu tang vật. Câu 16: Nội dung cơ bản của pháp luật là A. những việc được làm và không được làm. B. những việc nên làm và không được làm. C. những việc sẽ làm và phải làm. D. những việc phải làm và phải hoàn thiện. Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Bạn T trúng tuyển vào đại học vì được cộng điểm ưu tiên. B. Trong lớp học có bạn được miễn học phí, còn các bạn khác thì không. C. Trong thời bình, các bạn nam đủ tuổi phải đi đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ thì không. D. V và G đều đủ điểm xét vào công ty X như nhau nhưng chỉ G được nhận vào làm vì có chú là giám đốc công ty này. Câu 18: Phát biểu nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Chấp hành pháp luật, chủ động tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình. B. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. C. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định. D. Tạo điều kiện để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Câu 19: Ông T là anh cả trong gia đình đã phân công em út chăm sóc anh H bị bệnh tâm thần với lí do em út giàu có nên chăm sóc tốt hơn. Hành động của ông T đã A. phù hợp với đạo đức vì anh cả có toàn quyền quyết định. B. xâm phạm tới quan hệ gia đình vì em út bị anh cả ép buộc. C. vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình. D. hợp lí vì em út có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho anh trai. Câu 20: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền A. được làm việc như nhau không phân biệt lứa tuổi. B. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi. C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp. D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng. Câu 21: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế? A. Được khuyến khích, phát triển lâu dài. B. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển. C. Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. D. Được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Câu 22: Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm kỉ luật. C. Trách nhiệm hình sự. D. Trách nhiệm hành chính. Câu 23: Trường hợp nào dưới đây được coi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí? A. Em bé 10 tuổi. B. Người bị thần kinh. C. Người sống thực vật. D. Cô giáo mầm non. Câu 24: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật? A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. B. Tự chủ kinh doanh. C. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh. D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. Câu 25: Bác Tòng Thị Phóng là người dân tộc Thái. Hiện nay bác đang giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. giáo dục. B. chính trị. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 26: Con có quyền có tài sản riêng khi nào? A. Đủ 15 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 13 tuổi. D. Đủ 14 tuổi. Câu 27: Mọi người đều có quyền lựa chọn A. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình. B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình. D. vị trí làm việc theo sở thích của riêng mình. Câu 28: Anh H là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh K nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh K. Mặc dù vậy, giữa hai anh em vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong thực hiện nghĩa vụ lao động. B. Trong tìm kiếm việc làm. C. Trong nhận tiền lương. D. Trong thực hiện quyền lao động. Câu 29: Vi phạm hành chính là hành vi A. xâm hại các quy tắc quản lý của Nhà nước. B. vi phạm kỉ luật lao động. C. Xâm hại các quan hệ nhân thân. D. xâm hại các quan hệ tài sản. Câu 30: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo A. quy định của nhà nước. B. quyết định của tòa án. C. quyết định của cơ quan. D. quy định của pháp luật. Câu 31: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Những người chưa từng phạm tội mới được bắt người đang bị truy nã. B. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã. C. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã. D. Ngoài công an ra không ai được quyền bắt người đang bị truy nã. Câu 32: Nội dung nào dưới đây không thuộc vai trò của pháp luật? A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền và lợi ích của mình. B. Là phương tiện để công dân phát huy quyền làm chủ của mình. C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 33: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi? A. Cảnh sát giao thông X không phạt hành vi vi phạm luật giao thông của anh B vì quen biết. B. Chị D che dấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà. C. Cháu G bị anh L trói tay, đổ ma túy đá vào miệng. D. Anh H phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai. Câu 34: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 35: Việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị. B. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính. C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi. D. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị. Câu 36: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 37: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 38: Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là A. hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng. B. vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. C. vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. D. hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Câu 39: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện A. cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. B. cha mẹ cần tạo điều kiện cho con trai học tập nâng cao trình độ. C. cha mẹ quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. cha mẹ quyết định việc chọn ngành, nghề cho con. Câu 40: Bố mẹ bạn Mai sinh được hai người con đều là con gái. Vì thế, bố mẹ của Mai muốn sinh thêm một em trai để nối dõi tông đường. Nếu em là bạn Mai, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới dây cho phù hợp với pháp luật? A. Đồng ý với việc bố mẹ muốn sinh con thứ ba. B. Không quan tâm vì đấy là chuyện của người lớn. C. Kịch liệt phản đối vì không thích có em trai. D. Thuyết phục không nên có sự phân biệt giữa các con với nhau. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: