Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 722

doc 4 trang Người đăng minhhieu30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 722", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập huấn thi THPT quốc gia môn: Địa Lí - Mã đề 722
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề. 
Mã đề 722
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất phèn nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.	B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.	D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 2: Nơi có đủ 3 đai cao ở nước ta là
A. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.	B. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
C. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.	D. vùng núi Đông Bắc.
Câu 3: Để phòng chống khô hạn ở nước ta về lâu dài, cần
A. tăng cường trồng và bảo vệ rừng.	B. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.	D. bố trí nhiều trạm bơm nước.
Câu 4: Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long do
A. diện mưa bão rộng và mật độ xây dựng cao.	B. mật độ xây dựng cao, triều cường.
C. mưa lớn và triều cường.	D. mưa bão lớn, lũ nguồn về.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?
A. Kon Tum.	B. Điện Biên.	C. Gia Lai.	D. Sơn La.
Câu 6: Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng
A. đông bắc.	B. tây nam.	C. đông nam.	D. tây bắc.
Câu 7: Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với
A. Campuchia.	B. Lào.	C. Trung Quốc.	D. Thái Lan.
Câu 8: Cho bảng số liệu: 
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LẠNG SƠN VÀ LAI CHÂU
 (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Lạng Sơn
13,3
14,3
18,2
22,1
23,3
26,9
27,0
26,6
25,2
22,6
18,3
14,3
Lai Châu
17,2
18,0
21,3
24,6
24,5
26,5
26,5
26,6
26,1
23,7
20,6
17,7
Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và Lai Châu lần lượt là
A. 13,70C và 9,40C.	B. 3,20C và 12, 50C.	C. 12, 50C và 3,20C.	D. 9,40C và 13,30C .
Câu 9: Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là
A. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch.
C. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. giao đất, giao rừng cho người dân, tránh tình trạng du canh du cư.
Câu 10: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở vùng biển nước ta là
A. titan	B. cát trắng.	C. muối biển.	D. dầu khí.
Câu 11: Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì
A. có nền địa hình cao hơn.	B. có nền nhiệt độ thấp hơn.
C. có nền nhiệt độ cao hơn.	D. có nền địa hình thấp hơn.
Câu 12: Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đã làm cho
A. phá vỡ tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta.
B. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn.
C. phần lớn các vùng thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới.
D. thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng.
Câu 13: Để đảm bảo vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường ở nước ta thì độ che phủ rừng cần phải đạt là
A. 35 - 40 %.	B. 70 - 80 %.	C. 45 - 50 %.	D. 60 - 70 %.
Câu 14: Hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và hướng nghiêng của địa hình đã tác động đến tự nhiên nước ta là
A. thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất.
B. ảnh hưởng của biển vào trong đất liền không rõ rệt.
C. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
D. thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình.
Câu 15: Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm ở múi giờ thứ
A. 9.	B. 7.	C. 6.	D. 8.
Câu 16: Ý nào sau đây phản ánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta?
A. Địa hình gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba dan.
B. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng thu hẹp.
C. Địa hình thấp; hướng núi vòng cung; đồng bằng thu hẹp.
D. địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng mở rộng.
Câu 17: Vùng biển có ranh giới ngoài cùng là đường biên giới quốc gia trên biển, đó là vùng
A. tiếp giáp lãnh hải.	B. lãnh hải.	C. nội thuỷ.	D. thềm lục địa.
Câu 18: Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng, vì
A. trên biển, bão gây sóng to.	B. lượng mưa trong bão thường lớn.
C. bão là thiên tai bất thường.	D. bão thường có gió mạnh.
Câu 19: Chế độ nước theo mùa của sông ngòi nước ta không bị ảnh hưởng bởi
A. sự phân hóa lượng mưa theo mùa.
B. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
C. địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
D. lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về.
Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta?
A. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
B. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
C. Các sông có trữ năng thủy điện lớn.
D. Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp.
Câu 21: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở nước ta là
A. rừng gió mùa thường xanh.	B. rừng gió mùa nửa rụng lá.
C. rừng thưa khô rụng lá.	D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 22: Từ độ cao 1600 - 1700 m trở lên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là
A. đất mùn thô.	B. đất feralit có mùn.	C. đất feralit.	D. đất mùn.
Câu 23: Yếu tố tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nước là
A. sự không ổn định của khí hậu và thời tiết.	B. nguồn nhiệt, ẩm dồi dào.
C. tài nguyên đất đa dạng.	D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 24: Tại vùng biển nước ta, động đất tập trung ở đâu?
A. Ven biển vùng Đông Nam Bộ.	B. Ven biển Bắc Trung Bộ.
C. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.	D. Ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 25: Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở
A. khu vực trung tâm của vùng.	B. khu vực phía bắc của vùng.
C. giáp biên giới Việt - Trung.	D. thượng nguồn sông Chảy.
Câu 26: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, là do nhân tố nào sau đây quy định?
A. Vị trí địa lí. 	B. Khí hậu.	 C. Sông ngòi.	 D. Địa hình.
Câu 27: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 28: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là
A. chống suy thoái và ô nhiễm đất.	
B. ngăn chặn nạn du canh, du cư.
C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.	
D. áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
Câu 29: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực
A. Bắc Trung Bộ.	B. Nam Bộ.	C. Nam Trung Bộ.	D. Bắc Bộ.
Câu 30: Động, thực vật chiếm ưu thế của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
A. các loài từ phương Nam di cư lên.	B. các loài thuộc vùng xích đạo.
C. các loài thuộc vùng nhiệt đới.	D. các loài vùng cận xích đạo.
Câu 31: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Địa hình ít chịu tác động của con người.
B. Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 32: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
Năm
Tổng diện tích có rừng
(Triệu ha)
Độ che phủ
(%)
1943
14,3
43,0
1983
7,2
22,0
2005
12,7
38,0
2014
13,8
41,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.	B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ đường.
Câu 33: Đất ở đồng bằng ven biển có đặc điểm
A. đất bị bạc màu nhiều nơi bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
B. đất tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
C. đất chua, nghèo mùn.
D. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
Câu 34: Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?
A. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.
B. Địa hình thấp, nhiều ô trũng.
C. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu vào đồng bằng.
D. Được phù sa bồi đắp hàng năm.
Câu 35: Cho biểu đồ: 
Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng?
A. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên cả hai sông đều diễn ra vào mùa hạ.
B. Sông nhiều nước quanh năm, mùa lũ trên sông Hồng vào thu - đông, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào mùa hạ.
C. Sông nhiều nước quanh năm, đặc biệt vào vào mùa hạ, sông Đà Rằng có lũ tiểu mãn vào tháng VI.
D. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.
Câu 36: Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.
B. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.
C. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung.
Câu 37: Đặc điểm nào của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta?
A. Biển tương đối kín.
B. Có thềm lục địa mở rộng ở hai đầu và thu hẹp ở giữa.
C. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.
D. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 38: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do
A. các chất ba dơ dễ tan như Ca2+, K+...bị rửa trôi.
B. tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
C. tích tụ ôxit sắt.
D. tích tụ ôxit nhôm.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?
A. Sông Cầu.	B. Sông Đà.	C. Sông Mã.	D. Sông Cả.
Câu 40: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.	B. cận xích đạo.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa.	D. cận xích đạo gió mùa.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc722.doc