Đề tài Phương pháp dạy học theo góc - Vương Hoàng Tân

docx 28 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy học theo góc - Vương Hoàng Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Phương pháp dạy học theo góc - Vương Hoàng Tân
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
aa&bb
LỚP CAO HỌC KHÓA 24
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG PPDH HÓA HỌC HIỆN ĐẠI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO GÓC
Đề tài:
GV hướng dẫn: 	PGS. TS. Đặng Thị Oanh 
HV thực hiện: 	Vương Hoàng Tân
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2014
MỤC LỤC
aa&bb
Trang 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
aa&bb
GV
Giáo viên 
HS
Học sinh
PPDH 
Phương pháp dạy học
PTPƯ
Phương trình phản ứng
THCS
Trung học cơ sở
MỞ ĐẦU
aa&bb
Đất nước ta đang bước vào một thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Mọi ngành nghề đều có những bước thay đổi đáng kể, ngành giáo dục cũng đang có những bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt, trong đó việc đổi mới PPDH có một vị trí đặc biệt quan trọng. Phải thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực”.
Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến việc nghiên cứu và vận dụng PPDH theo góc, hiện đang còn tương đối mới ở Việt Nam. Dạy học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động, mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Áp dụng PPDH theo góc, GV có thể phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS.
Bắt nguồn từ ý tưởng trên, ở chuyên đề “Những phương pháp dạy học hóa học hiện đại”, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy học theo góc” nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận và vận dụng vào một nội dung cụ thể môn hóa học.
Vì giới hạn về thời gian và trình độ nên sau khi hoàn thành tiểu luận, rất mong nhận được sự góp ý của Cô, anh/chị và các bạn.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM DẠY HỌC THEO GÓC [2]
	Thuật ngữ tiếng Anh “Working in corners” hoặc “Working with areas” có thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo góc, nhấn mạnh vai trò của HS trong dạy học.
	Dạy và học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học, theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
	Trong dạy học hóa học, có 4 góc thông thường mà GV hay sử dụng:
	 	- Góc quan sát: HS quan sát video clip, slide mô phỏng thí nghiệm, mẫu vật, , từ đó rút ra kiến thức.
	- Góc trải nghiệm: HS tiến hành làm thí nghiệm, , từ đó rút ra kiến thức.
	- Góc phân tích: HS đọc, phân tích và tổng hợp kiến thức tham khảo được từ sách giáo khoa, sách tham khảo, internet, , từ đó rút ra kiến thức.
	- Góc áp dụng: HS vận dụng kiến thức đã học (có trợ giúp hoặc không cần trợ giúp) để giải một bài tập hoặc trả lời câu hỏi, , từ đó rút ra kiến thức.
	Cá nhân HS có thể chọn góc xuất phát là một trong các góc tùy theo sở thích và năng lực của mình và lần lượt trải qua cả 4 góc trên. Tại mỗi góc, HS cần đọc, hiểu nhiệm vụ được đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm để có kết quả chung và trình bày kết quả của nhóm. Kết quả là HS biêt, hiểu và vận dụng kiến thức. Ta nói rằng ở mỗi góc, HS đã học theo một phong cách học khác nhau.
	Quá trình học tập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể. Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp HS khám phá, xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ: để học bằng cách trải nghiệm thì HS ở góc trải nghiệm cần có nhiệm vụ cụ thể, các thiết bị thí nghiệm hóa học, hóa chất, phiếu học tập,
	HS có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các hoạt động của HS có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.
	Nhóm tại mỗi góc được hình thành là do tập hợp các cá nhân có cùng phong cách học mà không phải là sự áp đặt của GV.
	Góc theo phong cách học:
	- Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụ giúp HS nghiên cứu một nội dung theo các phong cách học khác nhau.
	- Mỗi góc đều thể hiện sự đa dạng phong cách học. Do đó, HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép GV giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm. 
	- Thường đối với một số môn Khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học, môn Khoa học ở tiểu học có thể thiết kế góc theo phong cách học.
	Góc theo hình thức hoạt động khác nhau:
	- Tại các góc, HS được nghiên cứu cùng một nội dung theo các hình thức khác nhau: góc mĩ thuật, góc trải nghiệm, góc thảo luận, góc đọc,
	- Thường các môn Khoa học xã hội, Nghệ thuật có thể thiết kế góc theo cách này.
	Góc hỗn hợp: Tùy nội dung cụ thể có thể thiết kế góc hỗn hợp khi áp dụng học theo góc các môn học khác nhau như góc mĩ thuật, góc sáng tạo, góc quan sát, góc toán học,
1.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO GÓC [2]
Bước 1. Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng HS
Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp: Nghiên cứu cùng một nội dung theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau hoặc theo góc hỗn hợp phối hợp cả phong cách học và hình thức hoạt động.
	Tùy theo đặc điểm của môn học, loại bài, GV có thể xác định điều này sao cho tổ chức học theo góc đạt hiệu quả cao hơn các cách học khác. 
Đặc điểm: Không gian lớp học là một điều kiện không thể thiếu để tổ chức học theo góc. Với không gian đủ lớn và số HS vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều HS.
Đối tượng HS: Khả năng tự định hướng của HS cũng rất quan trọng để GV chon thực hiện phương pháp học theo góc. Mức độ làm việc chủ động, tích cực của HS sẽ giúp phương pháp này thực hiện có hiệu quả hơn.
Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học
Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của HS khi thực hiện học theo góc.
Các PPDH chủ yếu: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của HS khi thực hiện học theo góc.
Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện đồ dùng dạy học và nhiệm vụ cụ thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm dạy đạt mục tiêu dạy học.
Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp
	- Căn cứ vào nội dung, GV cần xác định 3 – 4 góc để HS thực hiện học theo góc.
	- Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu, thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. Ví dụ: dụng cụ, hóa chất, cây, con cần thiết cho góc trải nghiệm môn Hóa học, Sinh học hoặc môn Khoa học ở tiểu học.
Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc
	Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS cần lĩnh hội và cách hoạt động để khai thác thông tin GV cần:
	- Xác định số góc và tên mỗi góc.
	- Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho HS ở mỗi góc.
	- Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động.
	- Hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp.
	GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để HS hoàn thành phiếu học tập giúp HS có thể tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có thể cho nhóm điền kết quả phiếu học tập vào giấy A0 để treo lên bảng và báo cáo kết quả.
Chú ý thiết kế hoạt động để HS thực hiện chọn góc xuất phát và luân chuyển theo các góc trong bài học theo góc.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đảm bảo tính hiệu quả, tránh hình thức mà hiệu quả kém.
Thiết kế hoạt động HS tự đánh giá và cũng cố nội dung bài học
	Học theo góc chủ yếu là cá nhân và các nhóm HS hoạt động, GV là người điều khiển, trợ giúp, điều chỉnh nên kết quả HS thu nhận được cần được tổ chức, chia sẻ, xem xét và điều chỉnh. Do đó, việc tổ chức cho HS báo cáo kết quả ở mỗi góc là cần thiết để xem xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. HS được tạ cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Để thực hiện điều này, GV cần thiết kế và chuẩn bị sao cho HS có thể trình bày kết quả một cách trực quan, rõ ràng cho các HS khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét.
Trên cơ sở ý kiến của HS, GV đưa ra ý kiến để trao đổi và hoàn thiện kiến thức giúp HS hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn. 
Bước 3. Tổ chức dạy học theo góc
Trên cơ sở kế hoạch bài học đã thiết kế, GV tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc.
Bố trí không gian lớp học
	GV cần bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế trước khi vào giờ học.
	Mỗi góc có: nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm theo các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể.
Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn góc xuất phát
	GV nêu nhiệm vụ hoặc vấn đề cần giải quyết của bài học và giới thiệu cho HS phương pháp học theo góc.
	GV nêu sơ lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt, hướng dẫn HS chọn góc xuất phát.
	HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cách, theo năng lực nhưng cũng cần có sự điều chỉnh của GV.
	GV hướng dẫn HS luân chuyển góc và yêu cầu báo cáo kết quả cuối tiết học.
	Nếu quá nhiều HS chọn cùng góc xuất phát, GV hướng dẫn điều chỉnh để HS điều chỉnh chọn góc xuất phát cho phù hợp.
	GV cũng có thể gợi ý để HS chọn góc xuất phát. Ví dụ, với HS yếu thì không nên chọn góc áp dụng làm góc xuất phát còn HS khá – giỏi thì nên xuất phát từ góc áp dụng sẽ phù hợp hơn. Với góc thực nghiệm thì HS có kĩ năng thực hành tốt nên chọn làm góc xuất phát. Góc quan sát và góc phân tích dành cho tất cả đối tượng HS có thể chọn làm góc xuất phát.
Các thỏa thuận HS cần biết:
	- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời gian tối đa xác định. Có thể có góc dành cho HS có tốc độ học nhanh hơn.
	- HS được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể nhưng cần đảm bảo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian. GV có thể đưa ra sơ đồ chuyển góc để nhóm HS lựa chọn.
Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc
	Tiếp theo GV hướng dẫn hoạt động cá nhân/nhóm trong mỗi góc để hoàn thành nhiệm vụ. Ở mỗi góc, mỗi nhóm sẽ có một kết quả chung.
	Chú ý ở mỗi góc, mỗi nhóm gồm tập hợp HS có cùng phong cách học, cần bầu nhóm trưởng, thư kí và các nhóm viên. Nhóm trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ phù hộp theo cá nhân, theo cặp, có sự hỗ trợ giữa HS khá – giỏi với HS yếu để đảm bảo trong thời gian nhất định có thể hoàn thành nhiệm vụ để chuyển sang góc mới.
Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp HS tại mỗi góc
	Trong quá trình HS hoạt động, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để có thể hỗ trợ kịp thời.
Hướng dẫn HS luân chuyển góc
	Sau một thời gian hoạt động, trước khi hết thời gian tối đa, GV thông báo để nhóm HS nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ và luân chuyển góc.
	HS có thể tới góc bất kì còn trống, tránh chen lấn, xô đẩy.
	HS có thể chuyển góc theo chiều nhất định tạo vòng tròn luân chuyển hoặc cũng có thể cho HS tùy chọn và trao đổi các góc giữa các nhóm HS.
	HS sẽ lần lượt tới các góc (3 – 4 góc) để thực hiện nhiệm vụ theo qui định của GV.
	GV cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời để HS nhanh chóng ổn định và làm việc trong góc mới.
Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá
	Tại mỗi góc, GV đã nêu nhiệm vụ hoặc có phiếu học tập giúp HS hoàn thành nhiệm vụ và có bản kết quả của nhóm (nên cho HS trình bày trên giấy A0 và treo lên bảng, báo cáo).
	Cuối bài học, mỗi nhóm HS sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có thể treo và trình bày kết quả ở trên bảng. Điều này có thể do GV và HS củng thỏa thuận.
	Nên để góc phân tích báo cáo cuối cùng vì góc này HS được tham khảo tài liệu nên kiến thức rút ra đầy đủ hơn.
	HS cần tập trung nghe và đưa thông tin phản hồi. GV chốt lại những điểm cần chỉnh sửa. Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có. 
	GV có thể chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm.
	GV hướng dẫn HS cách lưu giữ các thông tin đã thu thập được qua các góc và yêu cầu HS ghi nhiệm vụ về nhà.
1.3. ƯU ĐIỂM DẠY HỌC THEO GÓC [2]
	Học theo góc có các ưu thế mà các PPDH truyển thống ít có được. Đó là:
	- Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái cho HS: HS được lựa chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ nên tạo được hứng thú và sự thoải mái cho HS.
	- HS được học sâu và hiệu quả bền vững: HS được tìm hiểu một nội dung theo các phong cách khác nhau: nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó, HS hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với việc chỉ ngồi nghe GV giảng bài. Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực. 
	- Tương tác cá nhân cao giữa GV và HS: GV luôn theo dõi và trợ giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu nên tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS đặc biệt là các HS trung bình – yếu. Nhiều khả năng để GV hướng dẫn cá nhân hơn vì GV không phải giảng bài.
	- Cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi và phù hợp với trình độ, nhịp độ của HS: Tùy theo năng lực HS có thể chọn góc xuất phát phù hợp với phong cách học của mình và có thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ ở mỗi góc. Do đó, có nhiều khả năng lựa chọn hơn cho HS so với dạy học khi GV giảng bài.
	- Tạo điều kiện để HS cùng hợp tác học tập theo nhóm tự phát và nhận nhiệm vụ theo năng lực của mình.
	- Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học theo góc giúp phát triển ở HS tư duy bậc cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo.
1.4. NHƯỢC ĐIỂM DẠY HỌC THEO GÓC [2]
	Không gian lớp học là một khó khăn để áp dụng học theo góc: Cần không gian lớp học lớn nhưng số HS lại không nhiều.
	Cần nhiều thời gian: Cùng một nội dung nhưng HS khai thác theo các cách khác nhau nên cần thời gian nhiều hơn. Ngoài ra cần thời gian hướng dẫn HS chọn góc, hướng dẫn nhóm và HS cần thời gian để luân chuyển góc.
	Nội dung phù hợp: Không phải mọi nội dung đều có thể áp dụng học theo góc và đối với tất cả các môn học mà chỉ một số nội dung phù hợp.
	Chuẩn bị công phu: GV cần chuẩn bị công phu và kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo góc cũng như tổ chức đánh giá sau buổi học.
	Do vậy, phương pháp dạy và học theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những nơi có điều kiện. Với HS quá nhỏ thì không nên tổ chức học theo góc vì khả năng tự đọc các nhiệm vụ, làm việc tự giác, chủ động để xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng còn bị hạn chế.
1.5. NHỮNG LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC [2]
	Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung đảm bảo cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau. Với nội dung khó, không thể tổ chức khám phá theo nhiều cách khác nhau thì không thể phù hợp với dạy học theo góc.
	 Không gian lớp học: Phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc.
	Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu để HS hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học.
	Năng lực GV: GV có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc. 
	Năng lực HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động độc lập và sáng tạo theo cá nhân và hợp tác.
	Cần tổ chức ít nhất 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hoàn thiện thì dạy và học theo góc mới tạo điều kiện để HS tham gia ở mức độ cao, được học sâu hơn với cảm giác thoải mái.
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC VÀO MỘT NỘI DUNG CỤ THỂ MÔN HÓA HỌC
2.1. CHỌN NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
	2.1.1. Nội dung
Phần “Tính chất hóa học” của axit nitric – Bài 12. AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT – LỚP 11 Nâng cao.
Chọn phần tính chất hóa học để áp dụng PPDH theo góc vì “Tính chất hóa học” là kiến thức rất quan trọng. Mặt khác, có thể sử dụng thí nghiệm, xem video clip, đọc tài liệu, Do đó, có thể thiết kế được nhiều phong cách học tập, các góc học tập.
2.1.2. Địa điểm
Chọn lớp học không quá đông HS (khoảng 30 HS), bàn ghế đã sắp xếp sẵn theo các góc, diện tích không quá chật hẹp. 
2.1.3. Đối tượng học sinh
	Đa số HS của lớp cần có sự định hướng, chủ động, tích cực trong việc học (có thể giảng dạy vài lần, GV sẽ nhận biết được).
2.2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	2.2.1. Mục tiêu bài học [4]
	2.2.1.1. Về kiến thức
HS biết:	- Tính chất vật lí của axit nitric và muối nitrat.
	- Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS hiểu: Tính chất hóa học của axit nitric và muối nitrat.
HS vận dụng: Viết PTPƯ minh họa tính chất hóa học của axit nitric và 
muối nitrat và giải một số bài tập có liên quan. 
2.2.1.2. Về kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết PTPƯ của phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng trao đổi ion.
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, suy luận logic.
	- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, chủ động, tích cực của HS,
	2.2.1.3. Tình cảm, thái độ
	- Thận trọng khi sử dụng hóa chất.
	- Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với hóa chất và bảo vệ môi trường.
2.2.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu
	- PPDH theo góc.
	- Phương pháp thí nghiệm.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm.
	- Phương pháp sử dụng tài liệu. 
	- Phương pháp sử dụng bài tập hóa học.
	2.2.3. Xác định số góc, tên mỗi góc
	Căn cứ vào nội dung, có thể thiết kế 4 góc: Góc quan sát, góc trải nghiệm, góc áp dụng và góc phân tích.
2.2.4. Chuẩn bị và thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc
Góc quan sát
Chuẩn bị: Bảng nêu nhiệm vụ, phiếu học tập số 1, giấy A0, video clip và slide mô phỏng các thí nghiệm hóa học.
Bảng nêu nhiệm vụ: 
GÓC QUAN SÁT (7 phút)
Mục tiêu: Thông qua việc quan sát thí nghiệm, rút ra tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric.
Nhiệm vụ: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1 và trình bày kết quả trên giấy A0 để treo lên bảng và báo cáo.
- Thứ tự chuyển góc: ..
- Luân chuyển góc trễ nhất theo thời gian tối đa, tránh mất trật tự.
Phiếu học tập số 1: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (GÓC QUAN SÁT)
1. Nhận xét số oxi hóa của N trong phân tử HNO3: ..
2. Từ đó, dự đoán tính chất hóa học của axit nitric: ..
3. - Mở máy tính → vào desktop.
 - Xem video clip và slide mô phỏng các thí nghiệm hóa học, hoàn thành bảng sau (Chú ý các hiện tượng về: màu sắc dung dịch sau phản ứng, màu sắc của khí sinh ra,). 
STT
Thí nghiệm
Hiện tượng
Viết PTPƯ, xác định số oxi hóa nguyên tử các nguyên tố trước & sau PƯ
Vai trò các chất tham gia phản ứng
1
Fe + HNO3 loãng
2
Cu + HNO3 loãng
3
S + HNO3 đặc
4
HI + HNO3 loãng
4. Rút ra kết luận: Tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric là tính .. Cụ thể, axit nitric tác dụng được với ...
Video clip và slide mô phỏng các thí nghiệm: xem file đã gửi.
Góc trải nghiệm
Chuẩn bị: 	- Bảng nêu nhiệm vụ, phiếu học tập số 2, giấy A0.
- Hóa chất: đinh sắt, đồng lá, lưu huỳnh, dung dịch HI, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3 loãng – đặc, hồ tinh bột, dung dịch xút, bông gòn. 
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gắp, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, quẹt diêm.
Bảng nêu nhiệm vụ: 
GÓC TRẢI NGHIỆM (7 phút)
Mục tiêu: Thông qua việc tiến hành và quan sát các thí nghiệm, rút ra tính chất hóa học đặc trưng của axit nitric. 
Nhiệm vụ: HS thảo luận, HS hoàn thành phiếu học tập số 2 và trình bày kết quả trên giấy A0 để treo lên bảng và báo cáo.
 Lưu ý: Sau khi hoàn thành xong thí nghiệm, nhanh chóng đem toàn bộ dụng cụ đã thí nghiệm xuống bồn cuối lớp – đánh số nhóm (vệ sinh vào cuối tiết). 
- Thứ tự chuyển góc: ..
- Luân chuyển góc trễ nhất theo thời gian tối đa, tránh mất trật tự.
Phiếu học tập số 2: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (GÓC TRẢI NGHIỆM)
1. Nhận xét số oxi hóa của N trong phân tử HNO3: ..
2. Từ đó, dự đoán tính chất hóa học của axit nitric: ..
3. Từ các hóa chất sau, hãy đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng tính chất hóa học của axit nitric mà anh/chị đã dự đoán:
(Hóa chất: đinh sắt, đồng lá, lưu huỳnh, dung dịch HI, dung dịch HNO3 loãng – đặc, dung dịch BaCl2, hồ tinh bột. 
Chú ý: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_vuong_hoang_tan.docx