Đề tài Nghiên cứu lớp danh từ chỉ loại trong tiếng Việt và đối chiều với tiếng Anh

doc 20 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nghiên cứu lớp danh từ chỉ loại trong tiếng Việt và đối chiều với tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Nghiên cứu lớp danh từ chỉ loại trong tiếng Việt và đối chiều với tiếng Anh
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
KHOA TIẾNG ANH
NGÔN NGỮ ĐỐI CHIỀU
BÀI TIỂU LUẬN
&
Đề tài: NGHIÊN CỨU LỚP DANH TỪ CHỈ LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ ĐỐI CHIỀU VỚI TIẾNG ANH
Huế, 01/ 2015LÝ LUẬN CHUNG
1. Lý do chọn đề tài: 
Những năm gần đây, trong tình hình quan hệ quốc tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới đang trong chiều hướng phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ngày càng được mở rộng. Tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ được quan tâm và học đến ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc học tiếng Việt không dễ dàng như một số ngôn ngữ khác. Người ngoại quốc học tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc sử dụng các từ chỉ loại hay còn có tên gọi khác là danh từ chỉ loại. Điều này gây nhầm lẫn rất lớn cho người Việt học tiếng Việt và người nước ngoài học tiếng Việt mà ba lỗi phổ biến thường được thấy rõ là (a) lỗi dùng thiếu loại từ; (b) lỗi dùng thừa loại từ; (c) lỗi chọn sai loại. 
Bên cạnh đó trong thời đại hội nhập ngày nay, ngoại ngữ là yêu cầu không thể thiếu. Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ mang tính phổ thông ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì thế tiếp cận đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi, những người Việt học tiếng Anh và tiếng Việt và cả những người nước ngoài học tiếng Việt có được cái nhìn tổng quát hơn về danh từ chỉ loại ở cả hai ngôn ngữ và sử dụng chúng một cách chính xác hơn.
2. Mục đích nghiên cứu: Với việc đi sâu tìm hiểu và so sánh danh từ chỉ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh chúng tôi muốn hiểu rõ hơn và có kiến thức đúng đắn hơn về danh từ-đặc biệt là danh từ chỉ loại của tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và tiếng Anh. Đây là mục đích chủ yếu của việc thực hiện đề tài này. Để từ đó có thể khắc phục được những lỗi mắc phải khi sử dụng loại từ này trong cả hai ngôn ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi: Đối tượng và phạm vi chủ yếu của đề tài là danh từ chỉ loại trong hai ngôn ngữ Việt – Anh. 
4. Lich sử nghiên cứu đề tài: Trên thực tế đã có nhiều nhà ngôn ngữ học từng đào xới mảnh đất danh từ chỉ loại trong Tiếng Việt, một số tác giả như Hồ Lê, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hữu Quỳnh, Lê Biên...có nhiều công trình nghiên cứu không chỉ nói về danh từ chỉ loại trong tiếng Việt mà còn đối chiều với các ngoại ngữ khác như Lào, Indonesia, Trung Quốc, Anh,...Trong đó, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất nhưng các công trình nghiên cứu, đối chiếu về danh từ chỉ loại giữa tiếng Anh và tiếng Việt vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào các bài luận của các sinh viên chuyên ngành về ngôn ngữ.
5. Khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế: Hoàn thành đề tài chúng tôi hy vọng có thể tăng thêm sự hiểu biết của mình về loại danh từ chỉ loại này trong hai ngôn ngữ Việt – Anh. Và giúp người đọc có thể xác định một cách chính xác hơn và học tập ngoại ngữ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. 
6. Phương pháp nghiên cứu: sưu tầm tài liệu, tổng kết và đánh giá. 
II. Nội dung:
Lớp danh từ chỉ loại trong Tiếng Việt: 
 Các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. 
Đặc điểm đặc thù ấy dẫn đến các hệ quả là, trong lời nói; một danh từ chung có thể kết hợp với nhiều từ chỉ loại khác nhau (như “ chiếc thuyền, cái thuyền, con thuyền”); hoặc ngược lại, một từ chỉ loại có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, "mảnh trăng, mảnh thuyền, mảnh đời, mảnh tình,...". 
Định nghĩa: 
Đây là một lớp danh từ khá đặc biệt so với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, Nhật, Nga...Nó có các tên gọi khác như loại từ, danh từ loại thể, danh từ chỉ đơn vị tự nhiên...giúp bổ sung ý nghĩa về loại thể cho người và sự vật.
Danh từ chỉ loại là những danh từ dùng để chỉ đơn vị rời khi được kết hợp với các danh từ có ý nghĩa tổng loại. Ví dụ: cái, con, quả, củ, tấm, bức, sợi, quyển, cơn, trận, viên, hòn, bộ, vị, ngài, cây, người, đàn, làn Những từ này được sử dụng cùng với các danh từ có ý nghĩa tổng loại để thể hiện tính chất cụ thể của danh từ đó. Ví dụ: So sánh: Việt Nam có nhiều bão/ Trận bão này có thể đổ bộ vào miền Trung.
Đặc điểm:
v Ngữ nghĩa: dùng để chỉ động vật/ bất động vât, chỉ người-giới tính-tuổi tác-địa vị-cấp bậc xã hội, chât liệu, hình dáng, độ đặc loãng – thể chất, kích cỡ, công dụng, cá thể, số lượng, đo lường ước lượng, biểu thị sắc thái tình cảm của người nói, chỉ đồ chứa đựng.
 v Ngữ pháp:
+ Làm trung tâm của cụm danh từ: ba con trâu, hai bức tranh
+ Khi Danh từ chỉ loại làm trung tâm của cụm danh từ, thì nó có thành tố phụ trước và thành tố phụ sau:
Thành tố phụ trước: kết hợp với từ chỉ xuất : cái
 Số từ: một, hai, ba
 Phụ từ chỉ lượng: những, mọi, cái, một
 Phân lượng từ: nửa
 Đại từ chỉ lượng tổng thể: cả, tất cả, toàn thể
Thành tố phụ sau: kết hợp với danh từ
 Kết hợp với thực từ
 Kết hợp với đại từ xác định: ấy, này, nọ, kia
Thành tố phụ trước
Trung tâm
Thành tố phụ sau
Lượng từ chỉ toàn thể
Lượng ngữ số lượng
Từ chỉ xuất
Danh từ chỉ đơn vị
Định ngữ hạn đinh
Định ngữ miêu tả
Định ngữ chỉ trỏ vị trí
Tất cả
những
Cái
thằng
Lường gạt
Quỷ quyệt
đó
Nửa
Cái
Con 
Gà
Béo ngậy
ấy
Toàn bộ
Các
Cái
bàn
gãy
ấy
+ Làm định ngữ sau cho danh từ khối: gỗ tấm, gối chiếc...
+Danh từ chỉ định không làm được thành phần câu. Song, nếu được ngữ cảnh chuần bị nó có thể thực hiện được cả 4 chức năng chính của danh từ. Ví dụ như làm chủ ngữ, có đủ tư cách là một danh từ cả về chức năng ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa: Nó mua mấy cái áo chẳng đẹp tí nào cả. Cái thì lỗi mốt, cái thì rộng thùng thình. Ngoài ra danh từ chỉ loại còn có thể làm bổ ngữ, vị ngữ hay trạng ngữ
v Chức năng: thay thế, chỉ trỏ, cấu tạo những từ cú pháp, chức năng biểu cảm. Dưới đây là ví dụ về chức năng biểu cảm
 Ví dụ 1: Chẳng hạn trong bài "Tình thu", Hàn Mặc Tử viết :
"Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông
Con trăng mắc cỡ sau cành thông"
Trong văn cảnh này (không gian, thời gian, tâm trạng) mà dùng kết hợp con trăng thì quả là một sự liên tưởng vừa độc đáo, vừa bất ngờ. Theo lôgic thông thường thì phải dùng vầng trăng, mặt trăng. Nhưng vầng trăng, mặt trăng thuần túy chỉ là một vật vô tri, vô giác (vật vô sinh). Dùng cấu trúc con trăng, Hàn Mặc Tử đã "biến hóa" một vật vô sinh thành hữu sinh, và hơn thế nữa là một "người bạn tình", một người tình thực sự với những cuộc "gặp gỡ, hẹn hò" không hẹn trước. Dùng cấu trúc con trăng loại từ con đã hóa thân và nằm trong mối quan hệ nhiều chiều: quan hệ với không gian (bãi trống mênh mông), quan hệ với thời gian (một buổi đêm), quan hệ với con người (một người tình tự nguyện và say đắm).
Cách sử dụng loại từ con với chức năng động hóa kết hợp với vật hóa những sự vật, hiện tượng tĩnh tại nhiều lúc hết sức sinh động.
Ví dụ 2: "Thanh ngồi trên chiếc chõng tre, mãi nhìn con nắng đang bò dần lên bậu cửa". (Tô Hoài)
Ánh trăng, ngọn gió vẫn là những hình ảnh đầy tâm trạng thường xuyên đi về trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã cảm nhận :
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi”
Tác giả đã không dùng cấu trúc ngọn gió hay làn gió mà dùng con gió. Dùng loại từ "con", tác giả đã nhân hóa vật vô sinh thành vật hữu sinh, đã biến ngọn gió thành một con gió có cảm xúc, biết đồng cảm thương yêu, biết giận hờn và chia sẻ với những cuộc tình chốc lát, mỏng manh, vô vọng... 
Phân loại và cách dùng chung : Danh từ chỉ loại được phân loại dựa vào ý nghĩa từ vựng của các định ngữ. 
v Danh từ chỉ loại có định ngữ sau là Danh từ chỉ người: cái (Tý), con (Lan), bọn, đứa, đức, gã, giống, giới, kẻ, mạng, mống, mụ,ông, mụn (con), nậu, ngữ, tang, tên, thá (Thằng ấy chẳng ra cái thá gì), thằng, trang, tụi, vị, viên,... 
+ Trong số này, những từ như cái, con, thằng, gã, tên, mụ chỉ đơn vị người với đích danh, tức là theo sau nó là các danh từ chỉ tên riêng: cái Tý, thằng Năm, con Bảy, gã Thoàng, mụ Hai, tên Hòa. Theo Trần Đại Nghĩa, trường hợp này là “cho biết tính danh”. Từ cái ở đây được dùng rất hạn chế, cụ thể là nó chỉ được sử dụng trong phạm vi phương ngữ Bắc và với nữ giới, ở tuổi nhỏ (bé gái)
+ Những từ đức, vị, viên chỉ đơn vị người với chức vụ: vị quan thanh liêm, viên thư kí,...
+ Các từ con, bọn, đứa, gã, giống, giới, kẻ, mụ, nậu, ngữ, người, tang, tên, thằng, trang, tụi chỉ đơn vị người với thuộc tính, ví dụ: bọn ăn cắp, gã ăn quỵt,giống (người) da vàng, giới giang hồ, kẻ lang thang, nậu rỗi, ngữ ăn không ngồi rồi, tạng ấy thì biết lấy gì mà ăn, tên chỉ điểm, trang nam nhi, tụi móc túi, mụ mối,...
 + Cuối cùng là các từ: mạng, mống, mụn chỉ đơn vị người nói chung, ví dụ: một mạng người, mạng sống, không một mống người, mấy mụn con
+ Loại từ chỉ người chuyên dụng có thể kể đến các đơn vị như: thằng, đứa, con, tên, kẻ, vị, đấng
+ Loại từ lâm thời chỉ người là các đơn vị có nguồn gốc từ danh từ chỉ quan hệ họ hang như: chú, cô, cụ.
 Từ việc phân tích cặn kẽ nghĩa của từng loại từ ta có thể nhận thấy mỗi danh từ chỉ loại chỉ người thường mang trong mình một hoặc một vài các tham tố ngữ nghĩa sau đây: cá thể/tập hợp, tôn trọng/ coi thường, già/ trẻ, nam/ nữ, lịch sự/ không lịch sự.
v Danh từ chỉ loại có định ngữ sau là Danh từ chỉ động vật: con (mèo), giống (ếch thịt), luồng (cá), cái (cái cò, cái vạc, cái nông, cái kiến). Trong số này, từ con hoạt động tích cực nhất, được sử dụng nhiều hơn cả. Chúng có các tham tố ngữ nghĩa sau: cá thể/ tập hợp, khái quát/ cụ thể.
vDanh từ chỉ loại có định ngữ sau là Danh từ chỉ thực vật: Nhóm loại từ này cho chúng ta một ý niệm về cây cối, thực vật: ánh (gừng), bụi (cỏ, mía, gai), cái (lá, hoa), chân (mạ), chét (lúa), chiếc (lá), cụm (lúa, hoa, cỏ, mía...), đóa (hoa), giống (ổi, xoài,...), luống (rau), tàu (lá chuối, lá dừa), tép ( bưởi, tỏi, hành).
Ví dụ: Nói đến bông là chúng ta nghĩ ngay đến hoa; nói tới bụi là chúng ta nghĩ ngay tới những cây nhỏ mọc gần nhau; hay nói tới khóm, lượm là chúng ta lại nghĩ tới hoa, lúav.v. Có thể nói rằng nhóm loại từ chỉ thực vật thường có các tham tố nghĩa sau: cá thể/ tập hợp,hình dáng, đơn vị đo lường ước lượng.
 v Danh từ chỉ loại có định ngữ sau là Danh từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên: 
Nhóm loại từ này rất phong phú, đa dạng về nghĩa biểu hiện: áng (mây), áng (văn), búi (tóc), cái (áo, bàn, ghế,..), căn (nhà), con ( sông, đường, thuyền, dao,...), chặng (đường), chiếc (dép, giày, thuyền...), cục (kẹo), dúm = nhúm (bột, đường,...), gian (nhà, bếp, hàng), hòn (sỏi, núi), hụm=ngụm (nước), khúc (gỗ), lô(hàng, đất), làn (tóc, gió), mảng (da), manh (áo), mảnh (giấy), mẳn (=mảnh hạt nhỏ : ăn mẳn), mẩu (bánh, xương), mẻ(lưới), miếng (cơm, bánh, ), mối (chỉ), mụn (vải), nạm (gạo), ngả (ngả đường, mỗi người một ngả), ngã (ngã ba sông), ngôi (nhà), nén (hương), nùi (giẻ), nuộc (lạt), ô (cửa sổ), quầng (lửa, sáng), quyển, rẻ (xương sườn), rẻo (đất), rệ (đường), rìa (đường, làng), tang (tang thuốc này hút nặng lắm), tảng (đá), tầm (tay), tấm (vải), tẹo (một tẹo bánh, ) , thang (thuốc), thanh (thanh đao) thẻo (ruộng/đất), thẹo (đất), thiên (tiểu thuyết), thỏi (son), thứ (nước giải khát), thửa (ruộng, đất), thức (ăn/uống), tí (đường phèn, muối, ), tia (sáng, lửa), típ (thuốc đánh răng), tòa (nhà, sen), tờ (giấy, báo), tràn (đồi, sông, ), tràng (pháo, vỗ tay), triền (đồi), túp (lều), tút (thuốc lá), vành (khăn), vầng (trăng), vệ (đường), vỉ (thuốc viên), vỉa (hè đường phố ; than), viên (kẹo), vồng = giồng = luống (đất, cải, hành, ), vở (kịch), vụ (lúa), vực (cơm), xó (bếp)
 Hay ta có thể phân chia loại từ dựa vào ý nghĩa từ vựng của Danh từ đứng sau như: 
+Chỉ đơn vị vật là “nhà” hay liên quan đến “nhà”: căn, gian, ngôi, tòa, túp..
+Chỉ đơn vị vật thuộc về “đường (đi)” : con, chặng, lối (đi), ngã, rệ, rìa, vệ, vỉa (vỉa hè phố) 
+Chỉ đơn vị thuộc về không khí, ánh sáng, khí, lửa : luồng, quầng, tia ; làn,..
+Chỉ đơn vị thuộc về sản phẩm hay trí tuệ : áng (văn), thiên (tiểu thuyết), vở (kịch), quyển (sách) 
+Chỉ đơn vị vật thuộc các loại thuốc : thang (thuốc bắc), típ (thuốc tây, thuốc đáng răng), tút (thuốc lá) ; 
+Chỉ đơn vị vật có hình khối dạng tròn (kích cỡ lớn hay nhỏ): cục, hòn, viên
+Chỉ đơn vị vật có hình đường tròn : vành (khăn, khuyên, ), vầng (trăng) 
 +Chỉ đơn vị vật có mặt phẳng (có kích cỡ lớn hay nhỏ) : tấm, manh, mảnh, miếng ; thanh1 ; 
+Chỉ đơn vị vật có hình ống : lọn (tóc, chỉ), típ (thuốc uống, thuốc đáng răng) 
 + Chỉ đơn vị vật có hình dáng thoai thoải : tràn (đất, sông, đồi), triền (đồi) 
+Chỉ đơn vị vật có hình dáng lớn, lượng đáng kể : mẻ (lưới), tảng (đá) ; 
+Chỉ đơn vị vật lẻ, không thành đôi nhóm, hoặc vật có kích cỡ nhỏ, không đáng kể, hay vật có lượng nhỏ, không đáng kể : chiếc , tờ ; chớn, chút, dúm, nhúm, hụm, lát, miếng, mảnh, mẳn , mụn, nạm (gạo), nén, nuộc, thẻo, thẹo, thỏi, tí, tẹo, rẻo ; 
+Chỉ đơn vị vật thành đoạn: đốt (tre, mía, ngón tay), lóng (tre, mía, ngón tay), gióng (tre, mía), khúc (gỗ, tre, mía, sông ; ca, hát) ; 
+Chỉ đơn vị vật thành mảng hay vệt dài (có kích cỡ nhỏ hay lớn): làn , lằn, luồng ; vồng, giồng, luống (đất, cải, cà, )
 + Chỉ các hiện tượng của thiên nhiên: cơn, trận, luồng
 + Nhóm loại từ có nghĩa cứng, rắn, khó vỡ như: viên, cục, hòn, tảng
 + Nhóm loại từ biểu thị hình thức tồn tại của các thực thể rắn có hình dáng tròn hoặc lép với độ dài nhất định: thanh, thỏi, nén, súc
Trong số này, từ cái, sau đó là từ chiếc, tấm, miếng hoạt động tích cực hơn cả, ví dụ như cái (bàn, áo, khăn, nhà, bếp, lều, thuyền, bánh, kẹo, đồi, da, xương, vườn, thân, ) ; chiếc (giày, dép, áo, khăn, lều, thuyền, kẹo, bánh, xe, ) ; tấm (tranh, ảnh, vải, áo, nệm, thân, ) ; miếng (bánh, vải, cơm, đất, gỗ, muối, đường (ăn), bột, nước, mía, tre, ).
v Danh từ chỉ loại có định ngữ sau là Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng, chuyên môn: cái (đẹp, tốt, xấu...), cõi (đời, niết bàn), ban (văn), bàn (thắng), ca (trực, mổ, cách (một cách nhìn), chiều (đoàn kết một chiều), chứng (bệnh), chước (đủ mọi chước), khâu (các khâu của một công việc), mánh (mánh khóe), mảy (không một mảy may), miếng (vỏ), mối (lo, sầu), nả ( sức nó được mấy nả), ngữ (ăn tiêu có ngữ), vẻ (một vẻ đẹp, vẻ hài lòng, vẻ lo âu, ).
Những từ này có thể chia làm hai loại nhỏ : 
+ Chỉ đơn vị vật có tính chất chuyên môn : ban, bàn, ca, chứng, khâu, miếng 
+ Chỉ đơn vị vật có tính chất trừu tượng : cái, cõi, cách, chiều, chước, mánh, mảy, mối, nả, ngữ, vẻ.
Lớp danh từ chỉ loại trong tiếng Anh:
Định nghĩa: 
 Theo từ điển Merriam-webster: Danh từ chỉ loại là những từ mà nó được dùng với các chữ số hoặc kết hợp với danh từ để chuyển đổi các danh từ không đếm được thành các danh từ đếm được hoặc chỉ sự đo lường. (is a word or morpheme used with numerals or with nouns designating countable or measurable objects)
Phân loại: Theo Allan, ông đã phân các danh từ chỉ loại thành 7 loại nhỏ dưới đây:
v Chỉ đơn vị, biểu thị lượng (unit counters): 
PIECE (mảnh, mẩu, miếng, viên, cục, khúc, thí dụ; vật mẫu, đồ vật, món (hàng), cái, chiếc, tấm, việc làm, lời, dịp, bức (tranh), bài (thơ), bản (nhạc), vở (kịch) )
Ví dụ: a piece of equipment, a piece of paper (một mảnh giấy), a piece of bread (một mẩu bánh mì), a piece of chalk (một viên phấn), a piece of advise (một lời khuyên), a piece of news (một mẩu tin), a piece of furniture (một món đồ gỗ), a piece of jewellery (một món nữ trang), a piece of wine (một thùng rượu vang), a piece of wallpaper (một cuộn giấy dán tường), a piece of folly (một việc làm dại dột), a piece of one’s mind (một lời nói thật), a piece of good luck (một dịp may), a piece of painting (một bức tranh), a piece of music (một bản nhạc), a piece of poetry (một bài thơ); 
 Một số danh từ chỉ loại có thể đi kèm với danh từ có hình dáng thích hợp. Chẳng hạn như những vật có hình khối thì đi với danh từ chỉ loại CUBE, lát mỏng thì đi với SLICE, xâu – chuỗi – chùm thì đi với STRING, tờ - tấm – mảnh thì đi với SHEET
HEAD: two head of cattle ( hai con bò)
Một số danh từ chỉ đơn vị mà chúng xuất phát từ động từ : a dash of tabasco, pinch of salt (một nhúm muối), slice of bread, glimmer of light, flicker of hope, swallow of beer, sip of water, sniff of fresh air. Theo Bolinger (1979), những danh từ chỉ loại như thế này có số lượng rất hạn chế. Những danh từ chỉ loại này ra đời từ những hành động mà chúng ta thực hiện có liên quan đến các vật ám chỉ, một ví dụ được đưa ra đó là pinch of salt, đó là muối thường được bỏ vào thức ăn bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ để lấy. 
v Chỉ tập hợp (collective classifiers): A herd of cattle ( một đàn gia súc), a school of fish (một đàn cá), a clump of grass (một bụi cỏ), a flock of ducks (một đàn vịt), a bunch of people (một đoàn người), a bunch of bananas (một nải chuối), a bunch of grapes (một chùm nho),
v Chỉ loài, không biểu thị lượng như các danh từ chỉ loại khác (varietal classifiers: two species of wheat (hai giống lúa mì), all kinds of flowers (tất cả các loài hoa). Ngoài ra, kind, sort và type là những danh từ chỉ loại phổ biến trong tiếng Anh, có thể dùng được với hầu hết các danh từ kinds/ sorts/ types of (lettuce, animals, ideas, theories, tools, appliances, cakes)
 Nếu danh từ chỉ loại là số ít thi danh từ phía sau cũng phải là số ít: a nasty kind of a person (một con người kinh tởm), my favorite type of bean (loại đậu yêu thích của tôi), an interesting sort of a theory (một học thuyết hay), rare breed of cat (một giống mèo quý)
 Nếu danh từ chỉ loại là số nhiều thi danh từ phía sau cũng phải là số nhiều: nasty kinds of people (nhiều loại người), my favorite types of beans (những loại đậu tôi yêu thích), interesting sorts of a theories (những học thuyêt hay), rare breeds of cats(những giống mèo hiếm)
v Chỉ sự sắp xếp (arrangement classifiers): a row of trees (một hàng cây), a stack of newspaper/ books (một chồng báo/sách), line of communication (đường giao thông), heaps of times (rất nhiều lần), a pile of books (một chồng sách)
v Đo lường (measure classifiers): 
- Đo lường chính xác: two pounds of cabbage (2kg cải bắp), one liter of wine (một lít rượu), a box of candy (một hộp kẹo), a cup of flour (1 chén bột mì), a thousand barrels of oil (1 nghìn thùng dầu),. Ta cũng có thể thêm hậu tố -ful vào sau một số danh từ chỉ loại: a literful of milk (1 lít sữa), a gallonful of oil (1 ga-lông dầu), a tonful of coal (1tấn than).
- Đo lường không chính xác: a cup of tea (1 tách trà), a mouthful of food (miệng đầy thức ăn), a bucket of water (một xô nước), a packet of detergent (1 gói bột giặt), a bowl of sugar (1 tô đường), a vase of flower (1 lọ hoa), a shelf of books (1 giá sách), a jug of water (1 bình nước). Ta cũng có thể thêm hậu tố -ful vào danh từ khi nó có chức năng như danh từ chỉ loại: a closetful of clothes(1 tủ quần áo), a mouthful of meat (miệng đầy thịt), a pocketful of coins (1 túi tiền xu), a roomful of people (1 phòng người)
v Chỉ Số lượng (number set classifiers): many hundreds of people (hàng trăm người), dozen of birds (12 con chim)
v Chỉ phân số (fractional classifiers): 3 quarters of the cake (3/4 của cái bánh), a quarter of a century (1/4 của thế kỉ) 
III. Đối chiếu:
Giống nhau
Đều kết hợp được với số từ
Một vài danh từ đơn vị có thể kết hợp được nhiều danh từ khác, chẳng hạn trong tiếng Việt thì từ “con” (con mắt, con tim, con đường, con quay, con gái, con trai.); trong tiếng anh là từ “colony” A colony of bats, A colony of beavers, A colony of bacteria, A colony of ants, A colony of cats, A colony of gulls hay từ” herb”( A herb of moose, A herb of reindeer, A herb of antelopes, A herb  of asses)
Nhiều danh từ chỉ loại kết hợp được với một Danh từ với sắc thái nghĩa có sự thay đổi
 + Trong tiếng Việt: hòn/ viên/ cục/ phiến/ tảng đá
 + Trong tiếng Anh: a bottle/glass/cup/bowl/stream of water
Khác nhau
Tiếng việt
Tiếng anh
+ Danh từ chỉ loại trong tiếng Việt thường nằm giữa danh từ chỉ số lượng và danh từ, và kết nối hai loại từ đó với nhau 
+ Giữa danh từ đơn vị và danh từ hoặc định ngữ không có giới từ ( of- của)
+ Không
+ Có thể đứng trước danh từ trừu
tượng (cục tức, cục giận, niềm vui, nỗi buồn...), động từ hành động (chuyến đi, trò chơi, bài múa, bước nhảy, bài hát...), tính từ chỉ tính chất (việc tốt, chuyện xấu,...)
+ Được sử dụng ít hơn trong tiếng Anh
+ Có thể làm định ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nghien_cuu_lop_danh_tu_chi_loai_trong_tieng_viet_va_d.doc