Đề tài Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt Chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mẫu giáo

doc 15 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1776Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt Chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt Chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mẫu giáo
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO 
THỰC HIỆN TỐT CHUYÊN ĐỀ VỆ SINH DINH DƯỠNG 
VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các trường mẫu giáo. Bởi vì làm tốt công tác này sẽ bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo cho sự tăng trưởng lành mạnh của cơ thể trẻ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng cho mọi người. Đối với trường mầm non công tác này đặt lên hàng đầu bởi các cháu mầm non chưa tự ý thức bảo vệ được mình trước các tác động của môi trường mà sức đề kháng bệnh tật của các cháu lại yếu.
Được sự chỉ đạo của Sở GD- ĐT Quảng Nam, Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh trường chúng tôi rất chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mẫu giáo cho trẻ.
*Lý do chọn đề tài : 
Trong thời gian gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm đã và đang xảy ra ở nhiều nơi, khiến nhiều người hoang mang lo sợ nhất là đối với bếp ăn tập thể ở trường có bán trú trong đó có trường chúng tôi. Như vậy chúng ta biết nhiệm vụ của các trường mãu giáo là vừa dạy vừa nuôi dưỡng cháu. Trong khi đó các cháu thì rất bé, chưa ý thức về dinh dưỡng vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu trong trường xảy ra ngộ độc thực phẩm thì hết sức nguy hiểm đối với các cháu.
Từ yêu cầu chỉ đạo thực hiện chuyên đề giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh và đảm bảo được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường. Nên tôi đã chọn đề tài “ Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề VSDD -VSATTP ở trường mẫu giáo” nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng các cháu ở trường tốt hơn. 
 II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trong nhiều năm qua được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh về việc triển khai thực hiện chuyên đề này. Đây là một chuyên đề hết sức khó khăn đối với trường nông thôn như chúng tôi, đại bộ phận phụ huynh là đều sống bằng nghề nông, hàng ngày phải lo việc đồng áng nên không có thời gian để chăm sóc cho các cháu, ý thức nuôi dưỡng của cha mẹ vẫn còn hạn chế, do vậy mọi ăn uống, vệ sinh đều giao hết cho cô nên giáo viên phối hợp với phụ huynh tốt để giáo dục trẻ, chăm sóc như thế nào để đảm bảo chất lượng VSDD và an toàn thực phẩm cho trẻ. Vì vậy làm thế nào để công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường được tốt hơn để phụ huynh yên tâm. Bản thân tôi đã đi sâu vào công tác chỉ đạo thực hiện chuyên đề này.
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : 
Đối với trường MG Anh Đào thì vấn đề VSDD và VSATTP luôn đặt lên hàng đầu coi đó là nhiệm vụ cấp bách và vô cùng quan trọng, nhưng trong nhiều năm qua trường đã thực hiện tốt chuyên đề này và cũng tạo được niềm tin uy tín đối với các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh. Cho nên số lượng bán trú từng năm đều tăng cao. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi vẫn chưa thoả mản với những gì mình đang có mà muốn làm tốt hơn nữa, đem hết khả năng tâm huyết của mình để thực hiện tốt chuyên đề trên 
Trường MG Anh Đào nằm trên địa bàn nông thôn gồm có 7 thôn, trường nhận học sinh từ độ tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi, tổng số cháu là : 171 cháu đạt tỷ lệ 62% trong độ tuổi mẫu giáo.
Trong đó khu vực thôn Tích Phú là cụm chính của trường có 200 cháu đang học tại cụm hiện đang có 6 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ, hai khu vực lẻ nằm ở hai thôn Phú Mỹ và Đông phú.
Hiện nay trường đã có mở cơ sở bán trú ở tại cụm chính và các cụm lẻ với tổng số cháu ở lại bán trú trong toàn trường là 290 cháu, nhà trẻ đạt 15% và mẫu giáo đạt tỷ lệ 85% 
Được sự quan tâm của Lãnh đạo Phòng Giáo Dục - Đào tạo Tạo Đại Lộc cùng với sự đóng góp của nhân dân, chính quyền, địa phương nên điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất đáp ứng cơ bản về yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Năm học 2004-2005 trường được công nhận là trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005.
Về chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ hàng năm có chiều hướng tăng tuy nhiên mức độ tiền ăn còn quá thấp nên định lượng calo chỉ đạt cao nhất bình quân từ 750-800calo trong ngày, để theo dõi mức độ tăng trưỏng sức khoẻ của trẻ trường đã cân đo hàng năm, từng quý để đánh giá kết quả trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cụ thể trên biểu bản của 3 năm trước đây :
Năm học
Tổng số
cháu cân
Kênh A
Kênh B
Kênh C
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2010-2011
280
257
91%
23
9%
0
2011-2012
308
280
91%
28
9%
0
2012-2013
320
295
92%
25
8%
0
IV / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
 1/ Điều tra khảo sát 
Để có cơ sở xây dựng kế hoạch nắm được nhận thức của giáo viên và phụ huynh với chuyên đề vệ dinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào. Về giáo dục trẻ nhận biết về dinh dưỡng, ăn uống như thế nào là hợp vệ sinh, ăn uống hợp lý, những hoạt động về dinh dưỡng ở gia đình, thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân của trẻ. Chúng tôi đã dùng biện pháp đầu tiên để khảo sát thực tế vào đầu năm học.
*Đối với phụ huynh :
Chúng tôi tranh thủ những buổi họp phụ huynh tại trường, các buổi toạ đàm và những lần gặp gỡ để nói chuyện qua phiếu thăm dò để tìm hiểu thêm về nhận thức của các bậc phụ huynh đối với chuyên đề đang thực hiện này. Như tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo về toạ đàm dinh dưỡng nội dung “Chăm sóc bà mẹ khi mang thai”, “Dinh dưỡng hợp lý và cân đối ”, “Lựa chọn thực phẩm an toàn” hay tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn
Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy đa số phụ huynh đều có nhận thức tốt về chuyên đề này. Phụ huynh biết quan tâm chăm sóc sức khoẻ của trẻ, hướng dẫn cho trẻ biết các thức ăn cần thiết cho cơ thể.
*Đối với giáo viên : 
Chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu thăm dò kết quả (Xem nội dung phiếu thăm dò đính kèm phần phụ lục)
Qua khảo sát thăm dò ý kiến của giáo viên chúng tôi tổng hợp như sau :
Nhận thức : 100% giáo viên có nhận thức tốt về chuyên đề này 
Khi thực hiện chuyên đề này chúng tôi đã biết mình cần phải đầu tư những gì qua ys kiến của các giáo viên ? 
*Đối với nhà trưòng : 
Cần trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ vệ sinh cho trẻ, cải tạo công trình, lắp đặt hệ thống nước sạch, làm hệ thống bồn rửa, kệ chế biến thức ăn và phân chia thức ăn đảm bảo qui trình bếp 1 chiều gọn gàng sạch sẽ. Phòng bếp thông thoáng toàn bộ khu vực nhà bếp đều được lót gạch men sạch sẽ. Ngoài việc quan tâm hoàn thiện về cơ ở vật chất nhà trường còn trang bị thêm các đồ dùng thiết bị bằng ở khu vực bếp như : thay toàn bộ đồ dùng inox, máy xay thịt, tủ đựng chén.
Tổ chức họp phụ huynh các lớp có sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong việc thực hiện tốt chuyên đề này dưỡng
Đối với giáo viên - công nhân viên :
Đảm bảo khai thác và sử dụng thực phẩm tươi sạch cho từng bữa ăn của trẻ tuyệt đối không dùng thực phẩm ôi thiu, thực phẩm không có nguồn gốc xác định, thực phẩm nghi nhiểm độc 
- Tổ chức bữa ăn cho trẻ đảm bảo chất lượng và cơ cấu các chất dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Không sử dụng dụng cụ cho cả chế biến sống và chín, giữ gìn dụng cụ chế biến sạch sẽ.
- Đảm bảo nước sôi cho trẻ uống, thực hiện tốt khâu vệ sinh, rửa tay rửa mặt trước khi ăn 
- Bố trí bàn ăn ở nơi sạch sẽ thoáng mát, bàn ăn có khăn trãi, dĩa đựng thức ăn rơi vãi và khăn lau tay.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi đồ dùng của trẻ, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường .
* Đối với trẻ : 
-Phải có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân như : ca, khăn, bót đánh răng ... hàng ngày trẻ được nhắc nhở rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiểu tiện, cách dùng khăn lau mặt sạch.
-Kết quả trẻ thích nghi rất tốt với chế độ sinh hoạt hàng ngaỳ, môi trường sống và có nề nếp thói quen tốt trong ăn uống, ngũ, vệ sinh.
-Nhà trường còn trồng thêm nhiều cây xanh để che bóng mát, vườn rau, vườn cây ăn quả của bé để có điều kiện cung cấp vốn sống cho trẻ. 
Qua thăm dò ý kiến của giáo viên và phụ huynh tất cả đều nhận thấy rằng cần phải thực hiện tốt chuyên đề này trong trường Mầm non, để thực hiện tốt chuyên đề này ngoài nổ lực cố gắng của giáo viên, công nhân viên trong việc thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến cũng như trong giáo dục dinh dưõng cho trẻ và rèn luyện nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ. Cần phối hợp chặc chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học .
2/ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo :
Trên cơ sở điều tra khảo sát, từ tình hình thực tế của trường chúng tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo, đề ra mục tiêu kế hoạch, cần đạt cho từng năm, từng giai đoạn, từng tháng, mục tiêu của trường chúng tôi trong năm học này là “Đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ, không có tình trạng ngộ độc, thức ăn xảy ra trong nhà trường”.
Ngoài ra trong kế hoạch từng tháng chúng tôi luôn chú ý đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ được lồng ghép và các môn học, các hoạt động. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra chúng tôi phân công từng đồng chí trong ban giám hiệu, trực tiếp theo dõi chỉ đạo thực hiện nội dung kế hoạch đồng thời đến từng cụm lẻ để kịp thời uốn nắn những thiếu sót của giáo viên thực hiện chuyên đề này. 
Ngoài ra chúng tôi còn chỉ đạo đến các tổ chuyên môn, tổ nuôi có trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra nhắc nhỡ các thành viên trong tổ thực hiện tốt chuyên đề.
3 /Xác định nội dung và đối tượng bồi dưỡng :
Thực hiện vệ sinh dinh dưỡng trong nhà trường lực lương nòng cốt là giáo viên bởi vì giáo viên là những người trực tiếp hàng ngày chăm sóc dạy dỗ trẻ vì thế nếu đào tạo nhận thức tốt cho lực lượng này chính là thực hiện chuyên đề có hiệu quả. Tuy nhiên cô giáo chỉ quản lý chăm sóc trẻ trong ngày, thời gian còn lại nếu không được phụ huynh nhắc nhỡ thêm thì trẻ khó trở thành thói quen, cũng như việc chăm sóc nuôi dưõng trẻ theo khoa học hiện nay rất cần đến sự hiểu biết kiến thức của các bậc cha mẹ.
Các nội dung bồi dưỡng bao gồm phần lý thuyết và thực hành phần lý thuyết dựa theo tình hình thực tế khảo sát để đưa ra nội dung cụ thể :
 Phần thực hành chúng tôi chọn lớp điểm giáo viên giỏi khá về chuyên đề đầu tư tiết thực hành cho các giáo viên khác tham dự rút kinh nghiệm, trong bước khảo sát đầu tiên chúng tôi nắm rõ đối tượng cần được bối dưỡng và những nội dung cần bồi dưỡng bằng hình thức sàng lọc chúng tôi lựa chọn những nội dung nào cần thiết nhất.
Để thực hiện tốt chuyên đề VSDD và VSATTP thì đối tượng nòng cốt là giáo viên, công nhân viên và các bậc cha mẹ là những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Thực hiện có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng chúng tôi xác định những nội dung cần bồi dưỡng trong phần lí thuyết những nội dung này chúng tôi ghi lại rõ ràng trong tài liệu, đóng tập, photo lại cho từng đối tượng là giáo viên, công nhân viên và phụ huynh tự tham khảo và nghiên cứu trước sau đó qui định trong thời gian gần nhất chúng tôi sẽ có kế hoạch cho tất cả CB-GV-NV trong trường hội thảo để rút kinh nghiệm về những nội dung VSDD và VSATTP để làm rõ hơn cũng như giải quyết những thắc mắc mà GV-CNV chưa nắm được đồng thời giao trách nhiệm cho từng giáo viên của từng khu vực chú trọng những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và có khiếu thuyết trình sẽ thực hiện lại khâu truyền đạt kiến thức cho các bậc cha mẹ.
Ngoài ra, chúng tôi vào ngày họp phụ huynh đầu năm tại cụm chính có nhiều lớp bán trú, cử một tuyên truyền viên sẽ trực tiếp thuyết trình lại những nội dung về GDDD và VSATTP với nhiều chủ đề gây sự chú ý cho các bậc cha mẹ như : ”Nuôi con khoẻ dạy con ngoan’’, “ Hoặc gia đình hạnh phúc” hay những nội dung đã đưa cho các bậc cha mẹ nghiên cứu như chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong đó có nội dung nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Nội dung của phần này chú trọng về yêu cầu nội dung chăm sóc ăn ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh an toàn cho trẻ. Vệ sinh chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh cho trẻ em.
Khi bồi dưỡng các nội dung này chúng tôi chia ra cụ thể từng bài, để bồi dưỡng cho có hiệu quả như mỗi bài đều có một nội dung để GV,CNV dễ tiếp thu chẳng hạn như 
- Lịch tiêm phòng cho trẻ theo qui định 
- Các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng và nhà trường .
- Vệ sinh ATTP nguyên nhân và cách phòng tránh .
- Thực hiện vệ sinh ATTP trong từng môn học 
- Cách phòng chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em 
- Phòng tránh các tai nạn thường gặp ở trẻ trong các cơ sở MN, VSATTP 
- Quản lý tiêm chủng 
- Giám sát dịch bệnh trong trường MN .
- Giáo dục dinh dưỡng thông qua bé tập làm nội trợ 
- Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp 
- Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm .
 4/ Phần thực hành :
Đội ngũ giáo viên là những người tác động trực tiếp đến quá trình tiếp thu của trẻ, cũng là những người trực tiếp gần gũi với các bâc cha mẹ để cùng kết hợp trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Nhưng trong đội ngũ giáo viên không phải giáo viên nào cũng khá giỏi, giáo viên mới hợp đồng chưa có đủ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, trong khi đó yêu cầu về nội dung của chuyên đề đòi hỏi mỗi ngày mỗi cao nhất là đối với chương trình hiên nay. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, linh hoạt trong khi tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tích cực nhất. Do vậy trong phương pháp bồi dưỡng phần thực hành cho chuyên đề này chúng tôi sử dụng biện pháp sau :
Về phần giáo viên phụ trách lớp, đối với lớp bán trú qui định 2 giáo viên phụ trách 1 lớp chúng tôi phân theo đôi bạn học tập để giúp đỡ lẫn nhau, giáo viên khá giỏi đứng lớp chung với giáo viên trung bình và giáo viên mới hợp đồng nhờ vậy mà kế hoạch bồi dưỡng của từng cô thuận lợi hơn. 
Để giáo viên nắm bắt kịp thời về thực hiện chuyên đề lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các tiết dạy chính chúng tôi phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và thực hiện tiết dạy chuyên đề có lồng ghép giáo dục dinh dưỡng để giáo viên cùng học tập rút kinh nghiệm Kế hoạch tổ chức chuyên đề chúng tôi đã lên cụ thể trong năm học và tiến hành thực hiện.
Tổ trưởng chuyên môn là những người gần gũi nhất trong các nhóm lớp vì vậy chúng tôi chỉ đạo cho các tổ trưởng chịu trách nhiệm theo dõi nhận xét và có kế hoạch theo dõi tổ chức thao giảng theo nhóm lớp dạy thực hành trên lớp để báo cáo kết quả nhận thức của giáo viên. 
Chỉ đạo tổ chuyên môn cải tiến lại cách sinh hoạt thay vì họp nhận xét công tác thì tổ chuyên môn phải góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi của trường, tổ chức kiến tập thao giảng trong tổ, rút kinh nghiệm, trao đổi tổ chức làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề .
Bên cạnh đó qua sinh hoạt chuyên môn toàn trường chúng tôi đi sâu vào rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai và rút kinh nghiệm chuyên đề.
Đối với cháu “Học mà chơi, chơi mà học ” phương pháp trực quan đối với trẻ là cần thiết. Chúng tôi đề ra chỉ tiêu thi đua, phát động làm đồ dùng dạy học, tranh ảnh phục vụ cho chuyên đề. Động viên giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, liên hệ với phụ huynh để sưu tầm những đồ dùng phế liệu nếu thấy cần thiết với các nội dung yêu cầu để trang bị cho lớp.
 5/ Tuyên truyền và phổ biến kiến thức vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm :
Để thực hiện tốt chuyên đề này chúng tôi đã xây dựng và cũng cố góc tuyên truyền cho phụ huynh ở 11/11lớp trường, những hình ảnh và nội dung về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Đồng thời chỉ đạo 100% lớp có góc phụ huynh trang trí ở phía trước lớp cho phụ huynh để nhìn khi đưa con đến trường, thường xuyên thay đổi hình thức và nội dung tuyên truyền để gây được sự chú ý về những nội dung cần thiết thực nhất. Thông qua chương trình phát thanh của trường hàng tuần để tuyên truyền cho phụ huynh và nhân viên về kiến thức dinh dưỡng và VSATTP (1 tuần 1 nội dung) phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương tranh thủ các buổi họp phụ huynh để tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng .
Bồi dưỡng kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên để mỗi người là 1 tuyên truyền viên có hiệu quả. Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức cho toàn trường đi tham quan, học tập ở các lớp điểm trường bạn sau đó cho tổ chức thực hiện lại tại trường, mỗi lần tổ chức thực hiện các nội dung chúng tôi đều mời đại diện phụ huynh toàn trường đến dự, sau mỗi lần như vậy chúng tôi tổ chức toạ đàm để thống nhất về nhận thức cũng như cách thực hiện có hiệu quả lắng nghe ý kiến đề xuất của giáo viên và phụ huynh để có biện pháp khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề này, ngoài ra chúng tôi tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền như gặp gỡ nói chuyện nhất là đối với các bậc cha mẹ có con em trong tình trạng suy dinh dưỡng.
6/ Xây dựng vườn rau sạch tại trường :
Ngay từ đầu năm nhà trường đã ký hợp đồng rau sạch với người bán hàng rau tại chợ nhưng chúng tôi vẫn chưa yên tâm trong việc đảm bảoẩmn toàn thực phẩm cho trẻ nên đã chỉ đạo cho công nhân viên cùng với nhà trường tổ chức trồng vườn rau sạch tại trường để cung cấp thêm lượng rau trong ngày và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó vì là vùng nông nghiệp đa số phụ huynh sống bằng nghề nông nên chúng tôi đã vận động phụ huynh trồng rau sạch bán cho nhà trường để đảm bảo đủ 100% số lượng rau sạch cần phục vụ cho trẻ .
7/ Thực hiện xã hội hoá giáo dục đối với chuyên đề :
Để có đủ điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề VSDD và VSATTP chúng tôi đã tích cực tham mưu với Đảng Uỷ, Uỷ ban và hội đồng giáo dục xã để nâng cấp các điều kiện vệ sinh môi trường và các phương tiện chăm sóc vệ sinh cho trẻ như : nguồn nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh, trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân trẻ, tất cả đồ dùng bán trú đều thay thế bằng inốc hoá Trong nhiều năm qua các công trình vệ sinh ở các cụm lớp đã được đảm bảo và có bếp nấu ăn theo đúng tiêu chuẩn bếp 1 chiều.
8/ Đưa nội dung chăm sóc giáo dục và thi đua :
Song song với chuyên đề khác ,các công tác khác chúng tôi đã đưa nội dung chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP vào thi đua nhằm thúc đẩy phong trào và kết quả thực hiện chuyên đề có hiệu quả hơn, đồng thời tạo được thói quen nề nếp cho trẻ 
*Đối với giáo viên :
Nhà trường đề ra những chỉ tiêu chăm sóc giáo dục cụ thể của từng đợt thi đua và có điểm thưởng đối với giáo viên thực hiện tốt 
Ví dụ : ở giai đoạn 1 : Chỉ tiêu đề ra là 80% biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, nắm được một số kiến thức về dinh dưỡng như các chất đạm có nhiều tinh bột, có nhiều dầu, vitamin và muối khoáng cần ăn đủ chất và ăn như thế nào vv
Ở giai đoạn 2: Với những chỉ tiêu cao hơn khoảng 85-90 % với những nội dung khác cô yêu cầu kiến thức cao hơn so với lần trước .
Ở giai đoạn 3 thì yêu cầu phải 100% giáo viên phải có kiên thức vững vàng về giáo dục dinh dưỡng, giáo viên phải biết sử lý hoặc đưa ra những tình huống sư phạm để phát huy hết khả năng tư duy của trẻ .
* Đối với nhân viên cấp dưỡng : 
Chúng tôi lại đưa ra những chỉ tiêu thi đua có tác dụng nâng cao chất lượng vệ sinh ATTP trong nhà trưòng cũng như công tác vệ sinh môi trường nhằm nâng cao hiệu quả về công tác nuôi có chất lượng cao, với mục đích của chúng tôi xoá bỏ kênh B,C.
Giai đoạn 1 : Đi chợ đúng theo thực đơn,chọn thực phẩm tươi ngon và mua đúng theo người hợp đồng có sáng tạo trong chế biến thực phẩm để gây được sự hấp dẫn thu hút trẻ thích ăn, ăn ngon, ăn hết xuất. Đảm bảo được khâu VSATTP trong chế biến, lưu trữ thức ăn hàng ngày và tuyệt đối không có tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra trong nhà trường .
Giai đoạn 2: Nâng chỉ tiêu cao hơn hạn chế trẻ suy dinh dưỡng định lượng dinh dưỡng cao hơn từ 800-850calo/ngày. Động viên cấp dưỡng có sáng tạo trong việc chế biến món ăn có định lượng dinh dưỡng cao kích thích trẻ ăn ngon hết xuất.
Giai đoạn 3 : Không có cháu ở kênh B 100% cháu kênh A, Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ có báo trước để kịp thời uốn nắn những thiếu sót giúp giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện có hiệu quả hơn.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 
Qua những biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường kết quả cân đo cụ thể từng năm đã đạt như sau :
Năm học
Tổng số
cháu cân
Kê

Tài liệu đính kèm:

  • docdgb.doc