Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 9 giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 1930

doc 32 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 9 giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 9 giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919- 1930
 MỤC LỤC Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Bản chất cần được làm rõ của đề tài
4
4. Đối tượng nghiên cứu 
4
5.Phương pháp viết chuyên đề
4
6. Giới hạn của chuyên đề
4
7. Phạm vi và kế hoạch của chuyên đề
4
PHẦN II: NỘI DUNG
5
1. Thực trạng việc BD HSG môn Lịch sử
5
2. Các giải pháp
5
3. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
9
PHẦN III. KẾT LUẬN
24
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ LỚP 9
GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919- 1930
Đinh Thị Hồng Thắng – PHT trường THCS Phúc Thắng
ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ( Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ:
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội...
Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng đã khẳng định vai trò của “người tài”. Họ là lực lượng khởi đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đem đến cho mỗi quốc gia nền văn minh, tiến bộ không ngừng. 
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhất là trong nền kinh tế tri thức, vai trò của “ người tài” càng tăng lên gấp bội. Chính vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Công tác này được xác định là một hoạt động mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đang được Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá...thì việc dạy các môn khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử đang được ngành đặc biệt chú ý. Mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông đã gây ra nhiều bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn Lịch sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn này, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giáo sư Phan Huy Lê nói: Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử và văn hoá nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Dạy học lịch sử ở trường THCS là một quá trình sư phạm, bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách quan, đúng đắn.
 	Có rất nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn lịch sử, điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy sao cho hài hoà, phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy mới tạo được hứng thú học tập, tạo lòng đam mê, yêu thích môn học ở học sinh.
 	Nhưng làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn lịch sử ?, đó là câu hỏi luôn trăn trở của các nhà quản lý và của giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá trong các nhà trường nói chung và môn lịch sử nói riêng là vấn đề quan trọng, cơ bản, cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục trí lực cho học sinh; mũi nhọn học sinh giỏi ở trong mỗi nhà trường nó đánh giá chất lượng đào tạo cơ bản để nâng cao uy tín của nhà trường và uy tín của giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao.
Qua thực tiễn giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, bản thân tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm, đó có thể là những giải pháp góp phần nhỏ song hành cùng các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của tôi viết chuyên đề này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung, và góp phần nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng, tạo sự hứng thú học tập bộ môn cho các em trong đội tuyển giúp các em nắm chắc kiến thức và kĩ năng làm bài. Đưa ra các phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
- Giúp HS dễ nhớ: Khi làm bài học sinh gặp các câu hỏi các em sẽ hiểu câu hỏi đó thuộc dạng bài tập nào, từ đó sẽ giúp các em hiểu đề bài hơn và làm bài tốt hơn
- Giúp HS hiểu được bản chất của các câu hỏi lich sử: Hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh so sánh, đánh giá, lý giải vấn đề nhờ vậy mà hiểu được Lịch sử, phát triển tư duy logich trong nhận thức Lịch sử, giúp học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản và ghi nhớ lâu hơn giúp các em học tập và khả năng làm bài tốt hơn.
III. BẢN CHẤT LÀM RÕ TRONG CHUYÊN ĐỀ
 Trong chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi muốn làm rõ những vấn đề cơ bản sau: 
Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 
 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Sử
	 Hệ thống hoá kiến thức Lịch sử Việt Nam từ 1919- 1930
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của chuyên đề: Học sinh trường THCS Phúc Thắng( Cụ thể là học sinh khối lớp 9).
V. PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHUYÊN ĐỀ
 Trong quá trình dạy học Lịch sử không có một phương pháp nào được coi là vạn năng, mỗi phương pháp có thể được sử dụng hiệu quả với từng mục đích khác nhau. Một tiết học Lịch sử giáo viên không thể chỉ dạy bằng duy nhất một phương pháp và phải có sự kết hợp của rất nhiều các phương pháp và nhiều dạng bài tập.
- Phương pháp viết chuyên đề: + Các tài liệu, thông tin tham khảo.
 + Các tài liệu dạy học : SGK, sách giáo viên Lịch sử.
- Phương pháp Kiểm tra đánh giá học sinh trên kết quả các bài kiểm tra để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
- Trao đổi rút kinh nghiệm qua từng dạng bài tập lịch sử thông qua dự giờ. 
VI. GIỚI HẠN CỦA CHUYÊN ĐỀ
	 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử được nghiên cứu giới hạn tại trường trung học cơ sở Phúc Thắng- thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 
VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.
- Phạm vi: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi được viết trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Kế hoạch: + Bắt đầu nghiên cứu từ đầu năm học 2011-2012
 + Vận dụng trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THCS Phúc Thắng
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử:
Trong những năm gần đây, bộ môn Lịch sử ở phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt kết quả chưa cao, mỗi năm chỉ có 3-5 em đạt giải / 20 em dự thi, và kết quả cũng chỉ dừng lại ở giải 3 và giải KK là nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, theo tôi đó là:
Thứ nhất, giáo viên tham gia giảng dạy chưa xây dựng được một nội dung, chương trình, giảng dạy chi tiết, phù hợp.
Thứ hai, học sinh không yêu thích môn học Lịch sử, xem đó là môn phụ, là môn thi của những người không được học khối A,B,D, là môn của những người học thuộc lòng. Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế. Thực tế những em tham dự môn học là những em “ không sắc”, hơn nữa, gia đình các em không muốn con mình tham gia dự thi môn học này. Theo như lời một phụ huynh nói thì đó là môn phụ, không giúp gì cho cháu thi vào cấp 3 và thi đại học, chúng tôi chỉ muốn cháu học : Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ thôi....
Thứ ba, các em chưa biết cách học môn Lịch sử, chỉ biết học thuộc lòng, “ học vẹt”, bởi vậy kiến thức nhớ không lâu, không hiểu bản chất sự việc. Người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, máy móc.
Thứ tư, các em chưa biết cách làm bài môn lịch sử. Nhiều em làm bài theo ý, gạch đầu dòng như cách ghi thông thường trên bảng của các thầy cô dạy trên lớp. Chưa biết phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. Chưa biết tổng hợp, chọn lọc kiến thức cho các câu hỏi mang tính khái quát...
Thứ năm, trong quá trình giảng dạy, giáo vên chưa kiểm tra thường xuyên để biết được sự tự học của các em. Giáo viên chưa dạy các em kỹ năng trình bày, phân tích , đánh giá các sự kiên lịch sử mình đang học, chưa giúp các em biết tự đặt ra các câu hỏi cho những nội dung mình tiếp cận.
Thứ sáu, BGH nhà trường chưa thực sự vào cuộc, chưa có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
Từ thực tế đó, tôi đưa ra các giải pháp để chúng ta cùng thảo luận.
II. Các giải pháp
a. Đối với Ban giám hiệu:
- BGH các nhà trường cần chỉ đạo lấy phương châm chất lượng giáo dục đại trà là nền tảng để nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Phân công chuyên môn, phân công GV dạy đội tuyển một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên . 
- Phát hiện và xây dựng nguồn HSG bắt đầu từ lớp 8.
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Động viên khuyến khích thầy dạy cho học sinh giỏi và học sinh thi học sinh giỏi đạt kết quả cao, kết hợp hài hoà giữa động viên tinh thần với những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất. Nguồn kinh phí cho công tác này được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách của nhà nước, xã hội hóa...
 - Tổ chức khảo sát các đội tuyển vào các thời điểm thích hợp.
b. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng.
Muốn có HSG phải có Thầy giỏi và tâm huyết với nghề, vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu người thầy phải luôn trăn trở, tìm ra các phương pháp dạy học thích hợp;
Thứ nhất, Về chương trình bồi dưỡng:
- GV dạy bồi dưỡng phải xây dựng chương trình cho toàn bộ đợt bồi dưỡng một cách cụ thể, chi tiết. Trên cơ sở đó, phân bố thời gian hợp lý cho từng buổi dạy, tiết dạy.
- Xác định rõ kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, kiến thức nâng cao mở rộng ở từng bài, từng chương, từng phầnđể có kế hoạch giảng dạy, phương pháp giảng dạy phù hợp.
 - Xây dựng giáo án cụ thể cho từng tiết dạy, giáo án phải tập trung chú trọng nâng cao kiến thứ bộ môn, mở rộng kiến thức, nhưng phải hệ thống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng trong làm bài. Xây dựng giáo án có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện nội dung xuyên suốt trong cả quá trình bồi dưỡng.
Thứ hai, về việc dạy bồi dưỡng (Đây là quá trình quan trọng nhất)
Học sinh được lựa chọn tham gia vào đội tuyển HSG là những em có những phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ hơn học sinh khác. Chính vì thế, những học sinh này cần được tổ chức dạy học đặc biệt sao cho nhịp độ giảng dạy được cao hơn, nội dung giảng dạy cao hơn, phương pháp giảng dạy đặc biệt hơn, để các em được học tập, làm việc, phát triển hết khả năng của mình. Người giáo viên phải làm được: 
	Giúp học sinh thực sự yêu thích học bộ môn Lịch sử
	Đây là vấn đề khó khăn nhất của mỗi giáo viên đứng lớp. Làm sao để học sinh thực sự yêu thích môn học của mình, làm sao giáo viên truyền được lòng đam mê học tập cho học sinh? 
Dạy sử không đơn thuần là sự truyền đạt kiến thức một chiều, càng không phải là áp đặt những khuôn sáo có sẵnmà là sự đối thoại hai chiều giữa thầy cô giáo với học sinh để lớp trẻ đi vào môn Lịch sử một cách năng động, thích thú và thoải mái. Người thầy không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà thầy còn là người giúp đỡ, động viên học sinh, gần gũi, tìm hiểu tâm tư của các em trong cuộc sống. Đặc biệt, Thầy cần biết khéo léo, động viên, khích lệ các em trong giờ học. Trong quá trình giảng dạy, nên kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp kể 1 số câu chuyện về Lịch sử để giờ học đỡ khô khan, không nhàm chán. Giáo viên cần khéo léo động viên để gắn trách nhiệm của các em cũng là cách để các em thêm yêu thích môn học. Hãy cho các em thấy rằng mình là niềm tự hào, niềm tin tưởng của gia đình, dòng họ, của thầy cô, bạn bè, của nhà trường của Phòng, Sở
Giúp các em phương pháp học tập bộ môn Lịch sử
 Hầu hết học sinh khi học môn Lịch sử đề cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại, từ đó thấy rõ bản chất, nguyên nhân và mối liên hệ của các sự kiện để hệ thống hoá vấn đề cho dễ nhớ các sự kiện điển hình, tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử, không sa đà vào chi tiết vụn vặt. Học Lịch sử phải hiểu được bản chất vấn đề, tránh lối “học vẹt”. Chính vì thế học sử tuyệt đối không phải là thuộc lòng các năm tháng, sự kiện, tên tuổi, nhân vật cùng với những con số khô cứng mà là hiểu biết một cách thông minh những diễn biến cơ bản của Lịch sử, thấm nhuần một cách hứng thú những giá trị tiêu biểu của Lịch sử và văn hoá, xây dựng tư duy Lịch sử.
Phương pháp học bắt đầu từ cách ghi vở. Ghi vở, học sinh chỉ cần ghi những ý chính, trọng tâm, ghi những sự kiện cơ bản, còn giành thời gian để nghe giảng, để hiểu, để hỏi lại thầy những vấn đề mình chưa rõ
Bên cạnh đó, việc tự học của các em là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải hướng dẫn các em cách tự học ở nhà. Không nên “học vẹt” mà phải nắm vững những kiến thức lịch sử chính ở từng bài, từng chương, từng giai đoạn, sau đó mới liên hệ với các sự kiện khác có liên quan. Phải phân biệt được đâu là sự kiện chính? Sự kiện đó nằm trong bối cảnh lịch sử nào diễn ra như thế nào? kết thúc ra sao? Có tác dụng gì?....
Hướng dẫn các em làm bài thi môn lịch sử 
 Dạy học sinh giỏi cần phải dạy và rèn luyện kỹ năng làm bài. Kỹ năng làm bài thi của HS có có nhiều hạn chế, vì vậy GV phải là người hướng dẫn, rèn luyện cho HS cách làm bài, trình bày bài thi một cách khoa học. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục
Kỹ năng làm bài thi là một yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng. Học sinh phải đọc qua tất cả các câu hỏi trong đề ra trước khi làm bài.
Trước khi làm bài nên ghi dàn ý.
Bài thi môn lịch sử cần chú ý:
+ Phần mở bài ( Có thể sử dụng hoàn cảnh lịch sử để mở bài), lưu ý không nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung.
+ Phần thân bài: Đây là phần trọng tâm câu trả lời. Dựa trên cơ sở những ý cơ bản đã vạch ra học sinh tập trung liên hệ những kiến thức đã học, đã nắm được và học sinh sử dụng phương pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn để làm bài. Đây là phần cơ bản nhất, học sinh cần đưa ra đầy đủ các kiến thức mà đề yêu cầu, đồng thời phải có sự đánh giá, liên hệ thực tế.
+ Phần kết luận: Tóm tắt ý nghĩa, tác dụng của phần thân bài để làm kết luận. Phần kết luận không cần dài dòng. (Có thể dùng phần kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho phần kết luận)
Lưu ý: Chọn câu dễ làm trước, Tuy nhiên trong kỳ thi HSG môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử. Câu nào sự kiện trước thì làm trước. 
Phải tập trung vào làm bài, nhưng cần phân bố thì gian hợp lý. Cố gắng làm hết các câu hỏi trong đề thi. Tuy theo từng câu để phân bố thời gian cho phù hợp. Cuối giờ nên để giành khoảng 10 phút để đọc lại bài trước khi nộp.
Thường xuyên kiểm tra sự tự học ở nhà.
Sau mỗi buổi học, giáo viên dạy bồi dưỡng cần đưa ra các câu hỏi, những bài tập yêu cầu học sinh học bài, làm bài ở nhà. Hôm sau giáo viên giành khoảng thời gian 30 phút để kiểm tra lại việc học của học sinh.( GV nắm được học sinh học như thế nào? học đến đâu? Đồng thời giáo viên kiểm tra được cách diễn đạt của học sinh, từ đó có phương pháp uốn nắn kịp thời). Với mỗi bài kiểm tra của học sinh, thầy cần chấm kỹ phát hiện những cái mới, hay mang tính sáng tạo, đồng thời cũng phát hiện những điểm sai, bỏ sót về kiến thức, cách trình bày. Sau đó trả bài và chữa cẩn thận lại từng câu hỏi, các lỗi sai phổ biến cho học sinh.
Tăng cường hướng dẫn học sinh biết sử dụng sách giáo khoa, học sinh phải hiểu và khai thác hết kiến thức có trong sách giáo khoa
Giáo viên cần sưu tầm các dạng câu hỏi, các dạng đề thi của các năm trước, của các đơn vị bạn để học sinh tham khảo
Mỗi nội dung lịch sử, người ra đề có thể hỏi bằng nhiều cách hỏi khác nhau, trong quá trình giảng dạy sau mỗi nội dung, giáo viên nên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đồng thời giáo viên nên tập cho học sinh cách đặt ra các câu hỏi theo ý của mình và hướng trả lời các câu hỏi đó. Có như vậy các em tự phải tư duy và chắc chắn sẽ nhớ kiến thức một cách lâu hơn.
III. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Giai đoạn lịch sử 1919- 1930.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, người giáo viên cần xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức mở rộng, nâng cao để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong giai đoạn 1919- 1930 của Lịch sử Việt Nam, tôi có thể đưa ra 1 số dạng câu hỏi cụ thể như sau:
Kiến thức trọng tâm:
+ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919- 1925).
+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài ( 1919- 1925).
+ Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
2.Kiến thức nâng cao
+Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có ảnh hưởng tới nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam như thế nào?
+ Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên 1 bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Cuộc bãi công Ba Son ( 8.1925) có điểm gì mới trong phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Vị trí của phong trào công nhân đối với việc thành lập Đảng cộng sản VN?
+ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
+Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
3. Những định hướng cơ bản ( Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong giai đoạn 1919- 1930)
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử, mục đích khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở VN.
* Hoàn cảnh lịch sử
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng Pháp bước ra khỏi cuộc chiến tranh với những tổn thất nặng nề:
+ Nhiều ngành sản xuất bị đình trệ, hoạt động thương mại sa sút nghiêm trọng
+ Pháp trở thành con nợ lớn ( trước hết là của Mỹ) số nợ quốc gia năm 1920 lên tới 300 tỉ phơ răng.
- Chiến tranh tiêu huỷ hàng triệu phơ răng đầu tư của Pháp vào nước ngoài.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công, thị trường lớn nhất của Pháp tại châu Âu không còn
- Nạn lạm phát, giá cả leo thang, đời sống nhân dân khổ cực
* Mục đích
- Để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, chính quyền thực dân Pháp một mặt ra sức tìm các biện pháp thúc đẩy sản xuất ở trong nước.
- Mặt khác tăng cường đầu tư khai thác, trước hết là ở Đông Dương và Châu Phi thuộc địa
Câu 2: Nêu qui mô (nội dung), hậu quả của chính sách cai trị và chương trình khai thác thuộc địa của Pháp ở VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Thời gian: Đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau đại chiến thế giới thứ nhất và kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929- 1933) tức là khoảng 10 năm.
* Mục tiêu: Bòn rút thuộc địa, làm giàu cho chính quốc, không cho thuộc địa có cơ hội cạnh tranh với chính quốc.
* Cơ cấu vốn đầu tư:
+ Trước chiến tranh TG thứ nhất: Chủ yếu là vốn đầu tư của tư bản nhà nước
+ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2: Chủ yếu là vốn đầu tư của tư bản tư nhân.
* Cường độ: Cuộc khai thác diễn ra với cường độ mạnh. Riêng 6 năm 1924- 1929, tổng số vốn đầu tư của Pháp vào Đông Dương tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh
+ Kha

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_HSG_Lich_su_giai_doan_19191930.doc