Đề sát hạch đội tuyển môn vật lý lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2255Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề sát hạch đội tuyển môn vật lý lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề sát hạch đội tuyển môn vật lý lớp 9 thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
ĐỀ SÁT HẠCH ĐỘI TUYỂN
 MÔN VẬT LÝ LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
--------------------------------
 - Mã đề 35-
Câu 1: (2,5 điểm)
Hai động tử cùng xuất phát từ A là một trong hai giao điểm A và B của hai đường tròn O1 và O2 bán kính lần lượt là 60m và 60m , độ lớn cung AB của đường tròn O2 là 60O; trong đó một động tử chuyển động theo đường tròn O1, một động tử chuyển động theo đường tròn O2. Biết chúng có cùng vận tốc không đổi v = 6m/s, xác định khoảng thời gian ngắn nhất để hai động tử gặp lại nhau tại A? Chứng tỏ chúng không thể gặp lại nhau tại B? Lấy =1,7.
Câu 2: (1,5 điểm)
 Hai thanh kim loại đồng chất, tiết diện đều và bằng nhau, cùng chiều dài = 20cm nhưng có trọng lượng riêng khác nhau : d1 = 1,25.d2 . Hai bản được hàn dính với nhau ở một đầu và được treo bằng sợi dây mảnh như hình vẽ. Để thanh nằm ngang, người ta thực hiện 2 cách sau:
 	a) Cắt theo chiều dài một phần của thanh thứ nhất và đem đặt 
lên chính giữa của phần còn lại. Tính chiều dài phần bị cắt ?
 b) Cắt theo chiều dài bỏ một phần của thanh thứ nhất.Tính 
chiều dài phần bị cắt đi ?
Câu 3: (2 điểm)
Một thấu kính hội tụ quang tâm O, tiêu cự OF = 20cm. Một cây nến AB (A ở trên trục chính) vuông góc với trục chính của thấu kính đặt trước và cách thấu kính một đoạn AO, qua thấu kính cho ảnh A/B/ cao gấp 2 lần AB. 
a) Hãy nêu cách dựng ảnh A/B/ của AB qua thấu kính. Vẽ hình minh họa.
b) Từ hình vẽ có được trong phần a), hãy xác định khoảng cách AO.
 Câu 4: (1,5 điểm)
Người ta bỏ lọt vào một cốc cách nhiệt, cao, có vạch chia thể tích một cục nước đá ở nhiệt độ - 80C rồi rót thật nhanh nước ở nhiệt độ 350C vào cốc sao cho nước ngang vạch 500 cm3:
	a)Khi nước đá nóng chảy hoàn toàn thì mực nước trong cốc sẽ cao hơn hay thấp hơn hay ngang bằng vạch 500 cm3 ? Vì sao ?
	b)Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 150C. Tính khối lượng nước đá đã bỏ vào cốc lúc đầu ? Cho Cn = 4200 J/kg.K ; Cnđ = 2100 J/kg.K và = 336 200 J/kg.Bỏ qua sự mất nhiệt với các dụng cụ và môi trường ngoài và sự thay đổi thể tích của các vật theo nhiệt độ.
 Câu 5: (2,5 điểm)
Một hộp kín chứa nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U và một điện trở r có giá trị thay đổi được ( Hình vẽ ).
 A U B
 r	 B
Ghép hai bóng đèn Đ1 và Đ2 giống nhau và một bóng đèn Đ3, khác Đ1 và Đ2, thành đoạn mạch rồi mắc vào hai điểm A và B. Người ta nhận thấy để cả 3 bóng đèn sáng bình thường thì sẽ có được hai cách ghép các bóng đèn: 
 + Cách ghép 1 : Đ3 mắc nối tiếp với cụm Đ1 mắc song song Đ2 .
 + Cách ghép 2 : Đ3 mắc song song với dãy Đ1 mắc nối tiếp Đ2 .
Cho U = 30V, tính hiệu điên thế định mức của mỗi đèn ? Giải thích tại sao chỉ có 2 cách ghép các bóng đèn để cả 3 bóng đèn sáng bình thường? 
Với cách ghép 1, công suất của nguồn điện là P = 60W. Hãy tính công suất định mức của mỗi bóng đèn và trị số của điện trở r ?
Nên chọn cách mắc nào trong hai cách trên ? Vì sao ? 
------------------
Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SÁT HẠCH ĐỘI TUYỂN
 MÔN VẬT LÝ LỚP 9
--------------------------------
A-Lưu ý: Có thể chia nhỏ hơn điểm đã phân phối cho các ý. Điểm mỗi câu và điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 theo quy tắc làm tròn số.
Học sinh có thể có cách giải khác nhau, nhưng phương pháp giải đúng và kết quả đúng thì vẫn cho điểm theo phân phối điểm tương ứng trong hướng dẫn chấm.
B-Sơ bộ lời giải và cách cho điểm:
Nội dung cho điểm
Điểm
Câu 1:
Có 5 trường hợp xảy ra: A
+Trường hợp 1: Hai động tử cùng xuât phát từ A, gặp nhau tại A
+Trường hợp 2: cùng xuât phát từ A, động tử 1 chuyển động 
ngược chiều kim đồng hồ, động tử 2 chuyển động O1 O2
cùng chiều kim đồng hồ gặp nhau tại B
+Trường hợp 3: cùng xuât phát từ A, hai động tử chuyển động B
ngược chiều kim đồng hồ gặp nhau tại B
+Trường hợp 4: cùng xuât phát từ A, hai động tử 2 chuyển động 
cùng chiều kim đồng hồ gặp nhau tại B
Gặp lại nhau, các động tử đã đi được quãng đường như nhau 
+Trường hợp 5: cùng xuât phát từ A, động tử 1 chuyển động 
cùng chiều kim đồng hồ, động tử 2 chuyển động 
ngược chiều kim đồng hồ gặp nhau tại B
(Chia điểm cho mỗi trường hợp)
0.5
Trường hợp 1:
Khi gặp nhau, số lượt vòng các động tử đã đi được lần lượt là n, m. Quãng đường đi tương ứng là: S1 = n.2ÕR1 ; S2 = m.2ÕR2 ; S1 = S2 à nR1 = mR2 ; n = m = m.1,7
Vì số lượt vòng quay phải nguyên nên m=10 ; n= 17
 Thời gian gặp nhau: t = S1/v. Thay số t = 1067,6 s
0.5
Trường hợp 2,3,4,5: Áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác và kiến thức đường tròn. Tính được độ lớn cung AB của đường tròn O1 là 120O
0.5
Trường hợp 2:
Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử đi được lần lượt là n, m. 
Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là: 
 S1 = n.2ÕR1- 2ÕR1/3 ; S2 = m.2ÕR2-2ÕR2 /6 ; 
 S1 = S2 à n.R1- R1/3 = m.R2-R2 /6 ; Thay số: 20n= (34m+1) 
Trường hợp 3:
Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử đi được lần lượt là n, m. 
Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là: 
 S1 = n.2ÕR1- 2ÕR1/3 ; S2 = m.2ÕR2+2ÕR2 /6 ; 
 S1 = S2 à n.R1- R1/3 = m.R2+R2 /6 ; Thay số: 60n= 102m+37
Trường hợp 4:
Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử đi được lần lượt là n, m. 
Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là: 
 S1 = n.2ÕR1+ 2ÕR1/3 ; S2 = m.2ÕR2-2ÕR2 /6 ; 
 S1 = S2 à n.R1+R1/3 = m.R2-R2 /6 ; 60n= 102m-37
Trường hợp 5:
Nếu gặp nhau tại A, số lượt vòng các động tử đi được lần lượt là n, m. 
Vì gặp nhau tại B; Quãng đường đã đi tương ứng là: 
 S1 = n.2ÕR1+ 2ÕR1/3 ; S2 = m.2ÕR2+2ÕR2 /6 ; 
 S1 = S2 à n.R1+ R1/3 = m.R2+R2 /6 ; Thay số: 60n= 102m-3
0.5
Trường hợp 2,3,4,5: Phương trình không có nghiệm nguyên (vế trái là số chẵn, vế phải là số lẻ. Vô nghiệm
Hai động tử không thể gặp lại nhau tại B
(Chia điểm cho mỗi trường hợp)
0.5
Câu 2 a) Gọi x ( cm ) là chiều dài phần bị cắt, do nó được đặt lên chính giữa phần còn lại và thanh cân bằng 
nên ta có : P1. = P2. . Gọi S là tiết diện của 
mỗi bản kim loại, ta có	 - x 
 d1.S. . = d2.S. . 
 d1( - x ) = d2. 
 x = 4cm	P1 P2
0.5
b) Gọi y (cm) ( ĐK : y < 20 ) là phần phải cắt bỏ đi,
 Trọng lượng phần còn lại là : P’1 = P1. . 
Do thanh cân bằng nên ta có : d1.S.( - y ). = d2.S. . ( - y )2 = 
 hay y2 - 2.y + ( 1 - ).
Thay số được phương trình bậc 2 theo y: y2 - 40y + 80 = 0. Giải PT được y = 2,11cm . 
 ( loại nghiệm y= 37,6 )
1
Câu 3: Vật thật cho ảnh lớn hơn vật xảy ra hai trường hợp:vật nằm trong khoảng từ F đến C với OC= 2OF và vật nằm trong khoảng OF.
Cách vẽ chung:
Do A nằm trên trục chính nên chỉ cần dựng ảnh điểm B bằng cách chọn đường đi hai tia sáng: 
+Tia BO qua quang tâm truyền thẳng; 
+ Tia BI song song trục chính qua thấu kính khúc xạ qua tiêu điểm ảnh.
Giao điểm của 2 tia khúc xạ là ảnh của B. Hạ B/ A/ vuông góc trục chính ta được điểm 
A/ . A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính. 
0.5
Vẽ ảnh Phải vẽ mũi tên đường truyền tia sáng mới cho điểm
-Trường hợp 1: 
 B I
-Trường hợp 2 A O F A/ 
 B/ 
 B I B/ 
 A/ A O F
0.5
b) Bằng cách áp dụng hệ thức từng cặp tam giác đồng dạng:
Trường hợp 1: AO = 30 cm
Trường hợp 2: AO = 10 cm
 (Nếu sử dụng công thức thấu kính mà không chứng minh thì không cho điểm)
1
Câu 4
a)+ Do trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên nước đá nổi, một phần nước đá nhô lên khỏi miệng cốc, lúc này tổng thể tích nước và nước đá > 500cm3
+ Trọng lượng nước đá đúng bằng trọng lượng phần nước bị nước đá chiểm chỗ ( từ vạch 500cm3trở xuống ) Khi nước đá tan hết thì thể tích nước đá lúc đầu đúng bằng thể tích phần nước bị nước đá chiếm chỗ, do đó mực nước trong cốc vẫn giữ nguyên như lúc đầu ngang bằng vạch 500cm3.
1
b)+ Tổng khối lượng nước và nước đá bằng khối lượng của 500cm3 nước và bằng 0,5kg.
+ Gọi m (kg) là khối lượng của cục nước đá lúc đầu 
 khối lượng nước rót vào cốc là 0,5 – m
+ Phương trình cân bằng nhiệt khi đã thay số: 
 ( 0,5 – m ). 4200. ( 35 – 15 ) = m. + 2100.m.+ 4200.m.15 
+ Giải phương trình này ta được m = 0,084kg = 84g.
0.5
Câu5
 a) Gọi CĐ DĐ định mức và HĐT định mức các bóng đèn lần lượt là I1, I2,I3, U1, U2,U3
Vì Đ1 và Đ2 giống nhau nên có I1 = I2 ; U1 = U2.Vẽ sơ đồ mỗi cách mắc và dựa vào đó để thấy :
 I3 = I1 + I2 = 2.I1 = 2.I2 ; U3 = U1 + U2 = 2U1 = 2U2 . 
+ Theo cách ghép 1 Ta có UAB = U1 + U3 . 
Cường độ dòng điện trong mạch chính: I = I3 
 àU1 + U3 = U - rI Û 1,5U3 = U - rI3 Þ rI3 = U - 1,5U3 (1)
+ Theo cách ghép 2 thì UAB/ = U3 = U – r/I’ ( với I’ là cường độ dòng điện trong mạch chính )
 và I’ = I1 + I3 
 àU3 = U - r( I1 + I3 ) = U - 1,5.r.I3 (2) ( vì theo trên thì 2I1 = I3 ) (2)
+ Thay (2) vào (1), ta có : U3 = U - 1,5( U - 1,5U3 ) Þ U3 = 0,4U = 12V Þ U1 = U2 = U3/2 = 6V
Hiệu điện thế định mức đèn Đ1 và Đ2 là 6V, đèn Đ3 là 12 V
1
Còn 6 cách nữa ghép các bóng đèn thành đoạn mạch , nhưng chúng không thể cùng sáng bình thường nữa do hiệu điện thế định mức hoặc cường độ định mức khác nhau
0.5
b) Sơ đồ cách ghép 1 : Ta có P = U.I = U.I3 Þ I3 = 2A, thay vào (1) ta có r = 6W 
à P3 = U3.I3 = 24W ; P1 = P2 = U1.I1 = U1.I3 / 2 = 6W
0.5
c) Để chọn sơ đồ cách mắc, ta hãy tính hiệu suất sử dụng địên trên mỗi sơ đồ :
 + Với cách mắc 1 : % = 60% ; 
 +Với cách mắc 2 : .% = 40%.
 + Ta chọn sơ đồ cách mắc 1 vì có hiệu suất sử dụng điện cao hơn.
0.5
-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTap_de_thi_HSG_VL9_vong_Huyen_tpthi_xa2015_de_42.doc