Đề ôn thi THPT quốc gia Sinh học năm 2017 lần 10 (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT quốc gia Sinh học năm 2017 lần 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi THPT quốc gia Sinh học năm 2017 lần 10 (Có đáp án)
Câu 44: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là 
A. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit. 	B. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut. 
C. plasmit và virut. 	D. plasmit và nấm men. 
Câu 45: Đặc điểm nào không phải của mã di truyền?
A. Có tính phổ biến. B. Mang tính thoái hoá. C. Mang tính đặc hiệu. D. Đặc trưng cho loài
Câu 35: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? 
A. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. 
B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó. 
C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. 
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. 
Câu 20: Một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát (P) gồm 300 cá thể có kiểu gen AA và 200 cá thể có kiểu gen aa. Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F5 là: 
A. 85% Aa : 15% aa. 	B. 60% AA : 40% aa. 
C. 25% AA : 50% Aa : 25% aa. 	D. 75% AA : 25% aa. 
Câu 21: Sự di truyền tính trạng chỉ do gen trên NST Y quy định như thế nào?
A. Chỉ di truyền ở giới đực.	B. Chỉ di truyền ở giới cái.
C. Chỉ di truyền ở giới đồng giao.	D. Chỉ di truyền ở giới dị giao.
Câu 22: Ở động vật nào, con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang NST giới tính XO?
A. Bướm tằm	B. Ngựa vằn.	C. Bọ nhậy.	D. Châu chấu, bọ ngựa.
Câu 7: Khảo sát hệ nhóm máu A, B, O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, IO trong quần thể là:
A. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1.	B. IA = 0,6; IB = 0,3; IO= 0,1.
C. IA = 0,3; IB = 0,6; IO= 0,1.	D. IA = 0,5; IB = 0,4; IO= 0,1.
Câu 9. Hai gen A và B cùng nằm trên một NST ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở phép lai x , kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ
A. 25%.	B. 35%.	C. 30%.	D. 20%.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối ngẫu nhiên. 	B. Đột biến. 
 C. Chọn lọc tự nhiên. 	D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 11: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm 
A. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình. 	B. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình. 
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. 	D. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình. 
Câu 12: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng ? A. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do mẹ.
B. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do mẹ.
C. Con trai đó có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do bố.
D. Con trai đó có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do bố.
Câu 14: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. 
B. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. 
C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. D. Tiến hoá nhỏ trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. 
Câu 16: Một loài thực vật, gen A- qui định quả đỏ, a- qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n +1) không cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/3 A. Mẹ Aaa x Bố Aaa. 	B. Mẹ AAa x Bố AAa.	
 C. Mẹ Aa x Bố AAa.	D. Mẹ AAa x Bố Aaa
Câu 24: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là: A. (1) và (4)	B. (2) và (5)	C. (1) và (3) D. (3) và (4)
Câu 25: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? 
(1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 
(2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. 
(3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. 
(4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. 
(5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. 
A. (2), (4), (5). 	B. (1), (2), (5). 	C. (2), (3), (5). 	 D. (1), (3), (4). 
Câu 27: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. 
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. 
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
Câu 31: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật. 
B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 
C. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. 
D. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển. 
Câu 46: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau:
Quần thể
Quần thể 1
Quần thể 2
Quần thể 3
Quần thể 4
Tỉ lệ kiểu hình lặn
4%
9%
16%
1%
Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất? 
A. Quần thể 4. 	B. Quần thể 1. 	C. Quần thể 3. 	D. Quần thể 2.
Câu:49 Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A.Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất
B.Kiểu gen quy định năng suất của giống lúa A có mức phản ứng rộng 
C.Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa A thay đổi theo
D.Năng suất thu được ở giống lúa A hoàn toàn do môi trường quy định
Câu 36: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
 Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu.
 Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
	Kiểu gen của cây (P) là
 A.AaBBRr.	B. AABbRr.	C. AaBbRr.	D. AaBbRR.
Câu 37.ở cừu kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái,gen quy định tính trạng sừng và không sừng nằm trên nhiễm sắc thể thường.Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối tự do được F2, F2 giao phối tự do và ngẫu nhiên được F3.Trong tất cả các cá thể ở F3 tỷ lệ phân li kiểu hình là: A.3 có sừng: 1 không sừng B. 1 có sừng: 1 không sừng 
 C.100% có sừng D. 1 có sừng: 3 không sừng 
Câu 38: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là 
A. 18,75%. 	B. 11,25%. 	C. 15,0%. 	D. 7,25%. 
Câu 39: Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số alen Est1 là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột nghiệt, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể trong khu rừng di cư sang quần thể vật để tìm thức ăn và hoà nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật. Tần số alen Est1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau sự di cư này được mong đợi là bao nhiêu?
A. 0,6	B. 0,72	C. 0,82	D. 0,9
Câu40 : Pt/c Bí quả tròn, xanh x quả tròn, vàng F1 100% quả dẹt, vàng .
F1 tự thụ phấn thu được F2: 56,25% quả dẹt,vàng18,75% quả tròn,vàng 18,75% quả tròn, xanh6,25% quả dài, xanh .Kiển gen F1 như thế nào nếu tính trạng màu sắc quả do alen D, d qui định.
 A. AaDd. B. AaBbDd. C. D. .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_THPT_LAN_10.doc