THI THỬ MÔN SINH HỌC (QUẢNG XƯƠNG 1 - LẦN 1) ĐỀ SỐ 9 Họ tên:.lớp:.. Câu 1. Nhóm các kiểu gen nào sau đây có thể được tạo ra từ việc gây đột biến đa bội trong quá trình nguyên phân của cây 2n? A. Aaaa, Aaa, aaaa, Aaa. B. AAaa, AAAA, aaaa. C. Aaa, AAaa, Aaaa. D. AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội? A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. B. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt. C. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường. D. Tăng khả năng sinh sản. Câu 3: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử: A. ADN. B. ARN. C. Prôtêin. D. ADN và ARN. Câu 4: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. Gen. B. Codon. C. Anticodon. D. Mã di truyền. Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Tái bản ADN. Câu 6: Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của một nuclêôxôm? A. 8 phân tử prôtêin histon liên kết với các vòng ADN. B. Một phân tử ADN quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử prôtêin histon. C. Một phân tử ADN quấn 1vòng quanh khối cầu 8 phân tử prôtêin histon. D. Lõi là 8 phân tử prôtêin histon, phía ngoài được một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit quấn 1vòng. Câu 7: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là A. lai giống. B. lai phân tích. C. phân tích cơ thể lai. D. sử dụng xác suất thống kê. Câu 8: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng; gen B trội hoàn toàn quy định quả tròn, gen b quy định quả có múi. Hai gen này phân li độc lập nhau. Kiểu gen và kiểu hình của cặp bố mẹ đem lai phải như thế nào để thu được tỉ lệ ở đời sau có: 3 cây quả đỏ, tròn; 3 cây quả đỏ, có múi; 1 cây quả vàng, tròn; 1 cây quả vàng, có múi? A. AaBb (đỏ, tròn) x Aabb (đỏ, có múi). B. AABb (đỏ, tròn) x aaBb (vàng, tròn). C. AaBb (đỏ, tròn) x AaBb (đỏ, tròn). D. AaBb (đỏ, tròn) x aaBb (vàng, tròn). Câu 9: Người ta có thể tạo ADN tái tổ hợp bằng cách A. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng ligaza sau đó hỗn hợp của hai loại ADN được xử lí bằng enzim restrictaza. B. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng restrictaza sau đó hỗn hợp của hai loại ADN được xử lí bằng enzim ligaza. C. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng hỗn hợp các enzim ligaza và restrictaza. D. xử lí ADN của tế bào cho gen và ADN plasmit bằng ADN polimeraza sau đó hỗn hợp của hai loại ADN được xử lí tiếp bằng enzim ligaza. Câu 10: Ở vi khuẩn, một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến gen sau đột biến có chứa 3594 liên kết photphođieste. Dạng đột biến xảy ra là: A. Mất 2 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp nucleotit bằng 1 cặp nucleotit khác. C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Mất 1 cặp nucleotit. Câu 11: Cây có kiểu gen như thế nào thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? 1-Bb. 2-BBb. 3-Bbb. 4-BBBb. 5-BBbb. 6-Bbbb. A. 1, 3, 6. B. 4, 5, 6. C. 1, 2, 3. D. 2, 4, 5. Câu 12: Biết các cặp NST tương đồng gồm 2 NST cấu trúc khác nhau. Khi không trao đổi đoạn và đột biến, số kiểu giao tử của loài đạt tối đa là 256 kiểu. Khi xảy ra trao đổi đoạn 2 điểm không cùng lúc ở 2 cặp NST tương đồng, số kiểu trứng của loài là. A. 2304. B. 256. C. 512. D. 1024. Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với protein ức chế. B. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. Câu 14: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước: (1) Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo các giống thuần chủng. (2) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. (3) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (4) Tạo dòng thuần chủng. Các bước đúng là A. (1) → (4) → (2). B. (3) → (2) → (4). C. (4) → (3) → (2). D.(2) → (3)→ (4). Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen là A. sự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của giảm phân. B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng tạo các giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. C. sự phân li đồng đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. D. sự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân. Câu 16: Lai thuận và lai nghịch có kết quả ở F1 và F2 không giống nhau, tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở 2 giới tính thì rút ra kết luận gì? A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính. B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường. C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất. D. Tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính Câu 17: Trong nghiên cứu di truyền học người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp nào? A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen. B. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình phiên mã và dịch mã. C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ một tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau. D. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST. Câu 18: Quần thể giao phối có các đặc điểm di truyền là: (1) Kiểu hình đa dạng (2) Các gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp. (3) Sự trao đổi thông tin di truyền giữa các cá thể trong quần thể hạn chế. (4) Các gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại thường tồn tại ở trạng thái đồng hợp. (5) Đột biến gen lặn có điều kiện tồn tại ở trạng thái dị hợp lâu dài hơn. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi và số lần phiên mã của gen ở tế bào nhân thực có các kết luận sau: (1) Các gen nằm trên một NST có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau. (2) Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi khác nhau, số lần phiên mã khác nhau. (3) Các gen trên các NST khác nhau của cùng một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau. (4) Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã khác nhau. Số kết luận đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 20: Một cặp vợ chồng có cùng kiểu gen AaBbDd. Cho biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng là bao nhiêu? A. . B. . C. . D. . Câu 21: Ở một loài thực vật A là alen quy định cây cao, a là alen quy định cây thấp. Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 4000 cá thể, tần số các alen là p(A) = 0,4; q(a) = 0,6. Quần thể có bao nhiêu cá thể có kiểu gen đồng hợp? A. 640. B. 1440. C. 2080. D. 2560. Câu 22: Ở một loài chuột, khi đem cho giao phối F1, thu được F2 gồm 80 con lông đen, xoăn; 36 con trắng, xoăn; 27 con đen, thẳng; 26 con nâu, xoăn; 12 con trắng, thẳng; 9 con nâu, thẳng. Tính theo lý thuyết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc lông là tương tác bổ sung hoặc át chế do gen lặn. (2) Tính trạng hình dạng lông chịu sự chi phối của quy luật phân li. (3) Cả hai cặp tính trạng do 3 cặp gen quy định nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn. (4) Các cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Khi cho F1 là những cá thể dị hợp hai cặp gen Aa, Bb có kiểu hình thân cao, hạt tròn tự thụ phấn, thu được F2 gồm 8890 cây, trong đó có 2134 cây thân cao, hạt dài. Tương phản với cây thân cao là cây thân thấp. Biết mọi diễn biến của NST trong quá trình phát sinh hạt phấn và noãn như nhau. Số lượng cá thể thuộc loại kiểu hình thân cao, hạt tròn dị hợp xuất hiện ở đời F2 là: A. 2137. B. 4534. C. 4445. D. 5001. Câu 24: Ở một loài giao phấn, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Trong các quần thể sau, có bao nhiêu quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) Quần thể gồm các cây có hoa màu hồng. (2) Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng. (3) Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ. (4) Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng. (5) Quần thể gồm các cây có hoa màu trắng. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Ở một loài thú, khi cho lai giữa cá thể cái thuần chủng chân cao, lông dài với cá thể đực chân thấp, lông ngắn thu được F1 toàn chân cao, lông dài. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 như sau: - Giới cái: 300 con chân cao, lông dài. - Giới đực: 135 con chân cao, lông dài; 135 con chân thấp, lông ngắn; 15 con chân cao, lông ngắn; 15 con chân thấp, lông dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Kết luận nào sau đây là đúng nhất? A. Hai cặp gen quy định tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên NST X, có alen tương ứng trên Y. B. Hai cặp gen quy định tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y. C. Hai cặp gen quy định tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y hoặc nằm trên NST thường. D. Hai cặp gen quy định tính trạng chiều cao chân và chiều dài lông nằm trên NST X, có alen tương ứng trên Y. Câu 26: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các nhóm máu như sau: nhóm A = 0,40; nhóm B = 0,27; nhóm AB = 0,24; nhóm O = 0,09. Xác suất để sinh ra đứa trẻ có nhóm máu B từ bố máu AB và mẹ máu B là bao nhiêu? A. 75%. B. 22%. C. 3,24%. D. 50%. Câu 27: Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước (1) tạo véc tơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu. (2) chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen. (3) nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo. (4) lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân. (5) chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể. Thứ tự các bước tiến hành A. (1)→ (2)→ (3)→ (4)→ (5). B. (2)→ (1)→ (3)→ (4)→ (5). C. (1)→ (3)→ (2)→ (4)→ (5). D. (3)→ (1)→ (2)→ (4)→ (5). Câu 28: Liệu pháp gen là A. nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người. B. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền. C. chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. D. chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến. Câu 29: Ở một loài động vật, màu mắt do một gen quy định. Tiến hành các phép lai thu được như sau: Phép lai Bố mẹ đem lai Kiểu hình ở đời con Đỏ Vàng Xanh Trắng 1 Mắt đỏ x Mắt đỏ 75% 0 25% 0 2 Mắt đỏ x Mắt vàng 50% 25% 0 25% 3 Mắt trắng x Mắt trắng 0 0 25% 75% Thứ tự các tính trạng từ trội đến lặn là: A. Đỏ → Vàng → Trắng → Xanh. B. Đỏ → Trắng → Vàng → Xanh. C. Trắng → Đỏ → Xanh → Vàng . D. Trắng → Đỏ → Vàng → Xanh. Câu 30: Ở một dòng thực vật tự thụ phấn, khi cho tự thụ phấn cây F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) kiểu hình hoa tím, kép, thu được F2 6018 cây hoa tím, kép; 1629 hoa tím, đơn; 1632 hoa vàng, kép; 918 hoa vàng, đơn. F1 tạo ra các kiểu giao tử theo tỉ lệ nào? A. AB = Ab = aB = ab = 25%. B. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%. C. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%. D. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%. Câu 31: Xét 2 gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường, mỗi gen đều có 3 alen. Trên vùng tương đồng của NST X và Y xét một gen có 5 alen. Sự tổ hợp các alen của cả ba gen trên tạo tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong loài? A. 45. B. 3600. C. 1800. D. 270. Câu 32: Ở một loài côn trùng, R quy định mắt đột biến, r quy định mắt kiểu dại, 2 alen này nằm trên NST giới tính X và gây chết ở trạng thái đồng hợp trội; ở con đực chỉ cần một gen này đã bị gây chết. Phép lai giữa con cái mắt đột biến với con đực mắt kiểu dại sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình nào xuất hiện ở F1? A. 1 cái mắt kiểu dại, 1 cái mắt đột biến, 1 đực mắt kiểu dại. B. 1 cái mắt kiểu dại, 1 cái mắt đột biến, 1 đực mắt kiểu dại, 1 đực mắt đột biến. C. 1 cái mắt kiểu dại, 1 đực mắt đột biến. D. 1 cái mắt kiểu dại, 1 đực mắt kiểu dại, 1 đực mắt đột biến. Câu 33: Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12 cM. Theo sơ đồ phả hệ quy ước a quy định bệnh mù màu và A - bình thường; gen b qui định máu khó đông và B - bình thường. Phân tích phả hệ dưới đây có bao nhiêu suy luận đúng? I II III 1 2 1 2 1 2 3 4 5 Mù màu Máu khó đông (1) Có thể xác định được chính xác kiểu gen của tất cả các người trong phả hệ trên. (2) Kiểu gen của II.1 là XABXab; III.3 là XABY, III.4 là XAbXAb hoặc XAbXab. (3) Trong các người con thế hệ thứ III (1 - 5), người con là kết quả của trao đổi chéo giữa hai gen là III.5. (4) Trong các người con thế hệ thứ III (1 - 5), người con chắc chắn không sinh ra từ giao tử hoán vị là III.2 (5) Người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là 22%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb x Aabb thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để thu được 1 cây hoa trắng là bao nhiêu? A. 0,125. B. 0,875. C. 0,287. D. 0,957 Câu 35: Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp tử về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần. Dòng thuần có các đặc điểm: (1) Có tính di truyền ổn định. (2) Luôn mang các gen trội có lợi (3) Không phát sinh các biến dị tổ hợp. (4) Thường biến đồng loạt và luôn theo một hướng. (5) Có khả năng hạn chế phát sinh các đột biến có hại. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 36: Xét một cặp NST tương đồng . Khi giảm phân hình thành giao tử, thấy xuất hiện loại giao tử ABCcde. Nguyên nhân làm xuất hiện loại giao tử này là A. do sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit cùng nguồn gốc xảy ra vào kì đầu của giảm phân B. do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc xảy ra vào kì đầu của giảm phân I. C. do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc xảy ra vào kì đầu của giảm phân I. D. do sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit khác nguồn gốc xảy ra vào kì đầu của giảm phân I. Câu 37: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen của thế hệ P là 7BB : 2Bb. Biết tổ hợp gen đồng hợp lặn bb bị chết trong phôi. Tần số tương đối của alen B ở thế hệ thứ 5 là. A. . B. . C. . D. . Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng trội hoàn toàn. Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa cặp alen Aa với tần số 40% và giữa cặp alen Dd với tần số 30%. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên bố và mẹ Cho P: ♀♂ Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-ee xuất hiện ở F1 là bao nhiêu? A. 3,7525%. B. 19,75%. C. 10,4975%. D. 30,94%. Câu 39: Nếu tách một phân tử ADN thành 2 mạch đơn rồi cho vào trong 2 ống nghiệm chứa đầy đủ các loại nucleotit cùng với đoạn mồi và enzim ADN pôlimeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở 2 mạch sẽ như thế nào? A. Trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki. B. Trên mạch khuôn có chiều 5’→ 3’, mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki. C. Trên cả 2 mạch khuôn, 2 mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5’ của đoạn ARN mồi. D. Trên cả 2 mạch khuôn, 2 mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3’ của đoạn ARN mồi. Câu 40: Cho biết ở bướm tằm gen A: quy định kén dài; a: kén bầu; B: kén trắng; b: kén vàng, các gen cùng nằm trên NST thường. Cho P mang các cặp gen ♀(Aa, Bb) x ♂(Aa, Bb), đời F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ 9 kén dài, màu trắng; 3 kén dài, màu vàng; 3 kén bầu, màu trắng; 1 kén bầu, màu vàng. Tính theo lý thuyết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen của bướm tằm đực là ♀x ♂; f = 25%. (2) Kết quả lai phân tích bướm tằm cái cho tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1: 1 : 1 : 1. (3) Kết quả lai phân tích bướm tằm đực cho tỉ lệ phân li kiểu hình là: 3: 3 : 1 : 1 (4) Ở bướm tằm, hiện tượng hoán vị chỉ xảy ra ở bướm tằm đực, không xảy ra ở bướm tằm cái. (5) Để F1 xuất hiện 3 loại kiểu hình, tỉ lệ 1(A-bb):2(A-B-):1(aaB-) phải lai giữa bố mẹ có kiểu gen ♀x ♂ hoặc ♀x ♂. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Tài liệu đính kèm: