SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 03 trang ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12 NĂM HỌC 2016-2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:........................................................... Mã sinh viên: ............................. Câu 1: Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào A. độ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm lý. B. lỗi vi phạm của con người. C. suy nghĩ sai trái của con người. D. hành vi của con người. Câu 2: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là: A. sử dụng cho một tổ chức chính trị. B. có tính bắt buộc. C. tính quy phạm phổ biến. D. khuôn mẫu chung. Câu 3: Anh Tình dùng gậy đánh người gây thương tích. Anh Tình phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 4: Yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc tuân thủ pháp luật hay vi phạm phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức là A. điều kiện kinh tế B. ý thức con người. C. giáo dục của gia đình. D. nội dung của pháp luật. Câu 5: Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004? A. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em. B. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em. C. Đều là những điều các em cần có. D. Đều là những quy định về quyền trẻ em. Câu 6: Pháp luật được ban hành để hướng dẫn A. hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các quy tắc, cách thức phù hợp. B. mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện theo các quy tắc được ban hành. C. cá nhân, tổ chức lực chọn cách xử sự theo các quy tắc phù hợp. D. cá nhân, tổ chức thực hiện và tuân theo đúng các quy tắc chung phổ biến. Câu 7: Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên Thanh phạm tội cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Hành vi cướp tài sản của Thanh là hành vi vi phạm A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính. Câu 8: Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh. B. thúc đẩy kinh doanh phát triển. C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh. Câu 9: Phương pháp quản lí xã hội dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục. B. kế hoạch. C. pháp luật. D. đạo đức. Câu 10: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có A. những quy định bắt buộc. B. ai bị kiểm soát hoạt động. C. trật tự và ổn định D. gò ép bởi quy định của pháp luật. Câu 11: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì? A. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội. B. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn. C. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ. D. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Câu 12: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy, xe máy điện vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì bị A. phạt tiền. B. không phạt tiền. C. tịch thu xe. D. cảnh cáo. Câu 13: Chủ thể của vi phạm hình sự chỉ có thể là A. cá nhân và tổ chức. B. cá nhân và cơ quan nhà nước C. những cá nhân. D. cá nhân và tập thể. Câu 14: Nhận định nào sau là sai về vai trò của pháp luật? A. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. B. Pháp luật là một phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội. C. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. D. Nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Câu 15: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là người từ A. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. đủ 14 tuổi trở lên C. đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. đủ 16 tuổi trở lên. Câu 16: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Quân và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Quân và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây? A. Xử phạt hình sự và hành chính. B. Xử phạt hành chính. C. Xử phạt hình sự. D. Xử phạt dân sự. Câu 17: Chị Mai là nhân viên công ty Hoa Hồng, có thai tháng thứ 8. Do phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng, Giám đốc yêu cầu tất cả nhân viên công ty phải làm thêm giờ. Chị Minh làm đơn xin được miễn, nhưng Giám đốc không đồng ý. Chị Minh căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006) để khiếu nại về sự việc trên. Theo em, mục đích khiếu nại của chị Minh nhằm: A. thực hiện quyền công dân của mình. B. bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị xâm hại. C. muốn bảo vệ sức khỏe. D. mang lại lợi ích cho mình. Câu 18: Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là A. Pháp lệnh. B. Nghị định. C. Thông tư. D. Pháp luật. Câu 19: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong A. từng lĩnh vực cụ thể. B. Pháp lệnh và luật. C. Hiến pháp và luật. D. Luật Hôn nhân và gia đình. Câu 20: Bạn Lan không đội mũ hiểm khi đi xe máy điện. Bạn Lan đã A. không áp dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 21: Ông Phú không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi đất của gia đình ông để giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Hải sử dụng. Ông đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp này ông Phú đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 22: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do A. Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. B. chính phủ ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình. C. tổ chức chính trị có quyền lực cao nhất ban hành và chỉ đạo thực hiện. D. các cơ quan nhà nước ban hành và yêu cầu mọi người phải thực hiện. Câu 23: Nghi can Hòa xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi A. cố ý gián tiếp. B. cố ý trực tiếp. C. vô ý do cẩu thả. D. vô ý do quá tự tin. Câu 24: Nội dung của pháp luật chính là A. những giá trị đạo đức mà con người luôn hướng tới. B. quy định bổn phận và trách nhiệm của công dân. C. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm). D. quy định những việc phải làm. Câu 25: Chị Hoa không đi đúng làn đường giành cho xe máy. Trong trường hợp này chị Hoa đã A. không thi hành pháp luật. B. không áp dụng pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 26: Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật? A. Đảm bảo được yêu cầu xã hội. B. Là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả. C. Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực. D. Để phát triển kinh tế theo hướng của mình. Câu 27: Trách nhiệm pháp lí gắn liền với A. nghĩa vụ được giao cho cá nhân. B. hành vi trái pháp luật. C. các dấu hiệu vi phạm pháp luật. D. vi phạm phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế. Câu 28: Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ A. xã hội và Công dân. B. tổ chức xã hội và cá nhân. C. quản lí và bảo vệ. D. Nhà nước và Công dân. Câu 29: Chỉ ra câu không đúng về đặc trưng của pháp luật? A. Có tính hiện đại. B. Có tính quy phạm phổ biến. C. Có tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 30: Chọn câu trả lời đúng nhất cho tình huống sau: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì A. vi phạm đạo đức. B. vi phạm hành chính. C. bị xã hội lên án. D. vi phạm hình sự. Câu 31: Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luật A. bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. B. buộc mọi người phải tuân theo, xử sự theo quy định pháp luật. C. do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. D. yêu cầu mọi người phải thi hành và tuân thủ trong thực tế. Câu 32: Bản thân em phải làm gì để không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? A. Làm những việc theo nghĩa vụ. B. Làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình. C. Làm việc theo nhu cầu của mọi người. D. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Câu 33: Khải mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể Khải bị A. phạt tiền. B. cảnh cáo. C. kỷ luật. D. tịch thu phương tiện. Câu 34: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. giai cấp công nhân. B. giai cấp vô sản. C. đa số nhân dân lao động. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 35: Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật? A. Bạn Nam đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy. B. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích. C. Quỳnh không đi vào đường ngược chiều. D. Tuấn tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. Câu 36: Công dân Năm không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân Năm đã A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 37: Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Điều này phù hợp với A. nguyện vọng của mọi người trong xã hội. B. Hiến pháp và luật. C. quy tắc xử sự trong đời sống. D. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người. Câu 38: Chia các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí căn cứ vào A. đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm. B. dấu hiệu vi phạm pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí. C. các lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. D. địa vị, thành phần và học vấn xã hội của người vi phạm. Câu 39: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nội quy nhà trường. B. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam. C. Luật Bảo vệ môi trường. D. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Câu 40: Chỉ ra độ tuổi của người không có năng lực hành vi dân sự? A. Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Chưa đủ 6 tuổi. C. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: