Đề ôn thi Học kì I - Văn 9

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi Học kì I - Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi Học kì I - Văn 9
Họ và tên:
ĐỀ ƠN THI HKI - VĂN 9
ĐỀ 2
Phần I: Trắc nghiệm
1. Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào ?
A. Cùng lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
B. Cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng sống và chiến đấu vì lí tưởng chung.
C. Cùng là những người nơng dân nghèo vào lính đánh giặc giữ nước.
D. Cùng tham gia chiến dịch, nếm trải những khĩ khăn gian khổ những ngày đầu chống Pháp.
2. Trong bài thơ “Đồng chí” tác giả đã vận dụng những thành ngữ nào ?
A. Một nắng hai sương ; Nước mặn đồng chua	B. Nước mặn đồng chua ; Lên thác xuĩng ghềnh
C. Nước mặn đồng chua ; Chĩ ăn đá gà ăn sỏi	D. Bèo dạt mây trơi ; Chĩ ăn đá gà ăn sỏi.
3. Ý nào khơng phải là biểu hiện của tình đồng chí ? 
A. Chung một nỗi nhớ quê hương, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn.
B. Cảm thơng sâu xa tâm tư nỗi lịng, sát cánh bên nhau bất chấp khĩ khăn, thiếu thốn.
C. Chung một nỗi niềm nhớ quê hương, gắn bĩ bền chặt dù trải qua bao gian khĩ.
D. Chung một chiến hào đánh giặc, coi nhau như anh em trong một gia đình.
4. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ Đồng chí được khai thác từ đâu ?
A. Từ cái bình dị, đời thường của cuộc đời người chiến sĩ cách mạng.
B. Từ vẻ đẹp lãng mạn của người chiến sĩ với bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
C. Từ vẻ đẹp ngang tàng vượt lên trên những khĩ khăn thử thách.
D. Từ chất nghệ sĩ trong con người chiến sĩ khi đối mặt với những thử thách nơi chiến trường.
5. Ngơn ngữ trong bài thơ Đồng chí cĩ đặc điểm gì nổi bật ?
A. Ngơn ngữ trau chuốt, cơ đọng.	B. Ngơn ngữ bĩng bẩy, giàu chất suy tưởng.
C. Ngơn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian.	D. Ngơn ngữ cổ điển, cĩ tính ước lệ cao.
6. Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Đồng chí là bút pháp gì ?
A. Tả thực kết hợp hài hịa với ước lệ.	B. Lãng mạn kết hợp hài hịa với hiện thực.
C. Tả thực kết hợp hài hịa với lãng mạn.	D. Tả thực kết hợp với lập luận chặt chẽ.
7. Những câu thơ “Tơi với anh biết từng cơn ớn lạnh ..... Chân khơng giày” cĩ ý nghĩa gì ?
A. Kể lể những khĩ khăn thiếu thốn nơi chiến trường mà người lính phải gánh chịu.
B. Phản ánh hiện thực gian khổ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
C. Phản ánh những khĩ khăn thiếu thốn làm nãn lịng người chiến sĩ.
D. Phản ánh những khĩ khăn mà tác giả đã trải qua khi tham gia chiến dịch Việt Bắc.
8. Phương án nào dưới đây khơng nêu đúng ý nghĩa của việc tách từ "Đồng chí " trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra thành một dịng thơ riêng ?
A. Tách ra để phù hợp với thể thơ tự do, tạo sự linh hoạt cho bài thơ.
B. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu.
C. Nâng cao ý thơ của đoạn thơ trước và mở ra ý thơ cho đoạn thơ sau.
D. Tạo nên sự độc đáo trong kết cấu và giọng điệu của bài thơ.
9. Hình ảnh " Đầu súng trăng treo " cĩ ý nghĩa tả thực hay biểu tượng ?
A. Tả thực	B. Biểu tượng	C. Tả thực và biểu tượng
10. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trưởng thành từ giai đoạn nào của nước ta ?
A. Thời kì chống Pháp 1945 - 1954.
B. Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1965.
C. Thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ 1965 – 1973.
D. Thời kì đất nước hịa bình sau năm 1975.
11. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính được giải thưởng nào ?
A. Giải thưởng Báo Văn nghệ 1969 - 1970
B. Giải thưởng báo Nhân dân 1969 - 1970
C. Giải thưởng Báo Quân đội nhân dân 1969 - 1970.
D. Giải thưởng Báo Thanh niên 1969 – 1970.
12. Hình ảnh những chiếc xe khơng kính ngày càng biến dạng phản ánh điều gì ?
A. Phản ánh những mất mát mà người chiến sĩ lái xe phải hứng chịu. 
B. Phản ánh những khĩ khăn thiếu thốn mà người chiến sĩ lái xe phải đương đầu.
C. Phản ánh hiện thực ác liệt của chiến trường Nam bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
D. Phản ánh hiện thực khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.
Phần II: Tự luận
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (3.0 đ) 
Câu 1: (1đ)
 “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
Hãy chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: (1 đ) Viết một đoạn văn khoảng 6-10 câu trình bày hiểu biết của em về các câu thơ sau trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà khơng mặc kệ giĩ lung lay 
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Câu 3: (0,5 đ) 
Thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nĩi cĩ sách, mách cĩ chứng.
Nĩi như đấm vào tai.
Câu 4: (0,5 đ) Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào từ xanh được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào từ xanh được dùng theo nghĩa chuyển?
“ Đối trơng theo đã cách ngăn,
Tuơn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.” (Chinh phụ ngâm)
“Vào vườn hái quả cau xanh,
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.” (Ca dao)
II. TẬP LÀM VĂN: (4.0 điểm) 
 Em hãy thay lời của bé Thu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) kể lại kỉ niệm Thu gặp lại ba sau 8 năm xa cách. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
C
D
A
C
C
B
A
C
C
A
D
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) 
Câu 1: (1.5 điểm) 
Học sinh chép đúng đoạn thơ khơng sai lỗi chính tả đạt 1.0 điểm. 
Từ “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” đến “Ơi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
HS chép sai hoặc thiếu một từ trừ 0.25 điểm.
 - Chép thiếu một dịng thơ trừ 0.5 điểm.
- HS nêu đúng tên văn bản: Bếp lửa đạt 0.25 điểm.
- HS nêu đúng tên tác giả: Bằng Việt đạt 0.25 điểm.
Câu 2: (1.5điểm)
 Học sinh đảm bảo các ý sau:
Bút pháp tả thực, kết hợp với từ ngữ giàu giá trị biểu cảm, biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hĩa  (đạt 0.5 điểm)
Thể hiện vẻ đẹp trong đời sống của tình đồng chí: Đĩ là sự cảm thơng sâu xa với tâm tư, nỗi lịng giữa những người lính-những anh bộ đội xuất thân từ nơng dân; thái độ dứt khốt, mạnh mẽ, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn nhưng vẫn nặng lịng với quê hương. (đạt 1.0 điểm)
Câu 3: (1.0 điểm)
 Xác định đúng hai phương châm hội thoại liên quan đến hai thành ngữ đạt 1.0 điểm 
Nĩi cĩ sách, mách cĩ chứng => phương châm về chất.
Nĩi như đấm vào tai => phương châm lịch sự.
Câu 4: (1.0 điểm) 
 Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển đạt 1.0 điểm
(núi) xanh => nghĩa gốc 0.5 điểm
(cau) xanh (cau non) => nghĩa chuyển 0.5 điểm
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) 
A. Yêu cầu chung:
 1. Phương thức: Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
 2. Nội dung tự sự: Kể kỉ niệm gặp cha sau tám năm xa cách.
 3. Ngơi kể: Ngơi thứ nhất (vai bé Thu)
B. Yêu cầu cụ thể:
Nội dung kiến thức: (3.0 điểm) 
 Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu nhân vật 
 - Tạo tình huống: Cảm xúc mỗi khi cầm chiếc lược trên tay, cây lược trở thành vật thiêng liêng. Nĩ gắn với một câu chuyện, một kỉ niệm khơng bao giờ phai mờ của bé Thu.
Thân bài: (2.0 điểm)
Kể theo diễn biến của câu chuyện
 - Câu chuyện xảy ra khi bé Thu lên tám, lần đầu gặp cha trong hồn cảnh bất ngờ (Tâm trạng ngạc nhiên, hoảng hốt khi thấy người đàn ơng cĩ vết sẹo dài trên mặt gọi bé Thu là con và xưng là ba.) 
 - Những ngày tiếp theo là phản ứng của bé Thu: qua lời nĩi, hành động vơ lễ; thái độ ương bướng với ba (Tâm trạng ân hận day dứt khi nhớ lại cách cư xử với ba và mong ba tha lỗi cho hành động trẻ con và nơng nổi của mình.) 
 - Khi ba sắp trở về đơn vị, bé Thu được bà ngoại giảng giải nên đã hiểu nguyên nhân vết thẹo xấu xí trên gương mặt ba. (Ân hận, day dứt cả đêm khơng ngủ được.) 
 - Khi chia tay, bé Thu đã bộc lộ tình cảm yêu thương với ba qua cử chỉ, hành động (Tình cảm yêu thương nồng nàn xen lẫn niềm ân hận.)
Kết bài: (0.5 điểm)
 Suy nghĩ của nhân vật và khẳng định lại tình cảm của nhân vật với cha của mình .
2. Hình thức: (2.0 điểm) 
 - Bố cục rõ ràng, cân xứng, trình bày sạch đẹp, mắc một vài lỗi chính tả (0.5 điểm)
 - Diễn đạt trơi chảy, rành mạch. (0.5 điểm)
 - Biết kết hợp các yếu tố: miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận; các hình thức: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. (1.0 điểm)
Đề 3
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu 1 : Truyện ngắn Làng được viết trong hồn cảnh nào ?
A. Trong kháng chiến chống Mĩ
B. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
C. Khi miến Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Trong thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 2 : Nội dung chủ yếu của truyện ngắn Làng là gì ?
A. Tình yêu làng của người nơng dân
B. Tình yêu nước của người nơng dân
C. Tinh thần kháng chiến của người nơng dân 
D. Cả A,B,C
Câu 3 : Tình huống truyện nào đã bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và lịng yêu nước của nhân vật ơng Hai ?
A. Khi ơng đi tản cư kháng chiến
B. Khi ơng nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, lập tề
C. Khi tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính
D. Khi ơng phải ở nhà của một mụ chủ nhà đanh đá, hay cạnh khĩe
Câu 4 : Tâm lí của nhân vật ơng Hai trong đoạn trích được thể hiện qua những yếu tố nào ?
A. Hành động, cử chỉ.
B. Những lời đối thoại
C. Những lời độc thoại
D. Gồm cả A,B,C
Câu 5 : Chi tiết “Cổ ơng lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ơng lão lặng đi tưởng như khơng thở được” nĩi lên tâm trạng gì của ơng Hai ?
A. Vui mừng vì nghe được những tin tức chiến thắng nghe được ở phịng thơng tin.
B. Sững sờ và đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây
C. Cảm động vì được gặp lại những người cùng làng lên tản cư
D. Tức giận vì những người tản cư nĩi xấu về dân quân làng Chợ Dầu
Câu 6 : Trong các câu sau, câu nào là ngơn ngữ trần thuật của tác giả ?
A. Nĩ rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nĩ khủng bố ơng ạ.
B. Cả làng chúng nĩ Việt gian theo Tây cịn giết gì nữa!
C. Ơng lão náo nức bước ra khỏi phịng thơng tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ
D. Tây vào làng, chúng nĩ bảo nhau vác cờ thần ra hoan hơ.
Câu 7 : Sự lựa chọn dứt khốt của ơng Hai “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” phản ánh điều gì ?
A. Ơng quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.
B. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm cả tình yêu làng quê
C. Ơng sẽ khơng bao giờ quay về làng ở nữa.
D. Ơng căm thù làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây.
Câu 8 : Hai câu “Mụ nĩi cái gì vậy ? Mụ nĩi cái gì mà lào xào thế?” thuộc kiểu ngơn ngữ nào ?
A. Ngơn ngữ độc thoại của nhân vật
B. Ngơn ngữ đối thoại của nhân vật
C. Ngơn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
D. Ngơn ngữ trần thuật của tác giả
Câu 9 : Các câu sau trong truyện ngắn Làng, câu nào là độc thoại nội tâm ?
A. Ơng ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc báo lại cứ đọc thầm một mình, khơng đọc ra thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy.
B. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
C. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ơng lão cứ giàn ra.
D. Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư. Hay đáo để.
Câu 10 : Trong truyên ngắn Làng, tác giả đã sử dụng ngơn ngữ quần chúng để trần thuật, đúng hay sai ?
A. Đúng	B. Sai
Câu 11: Ý nào nĩi đúng nhất tâm trạng ơng Hai từ sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ?
A. Bị ám ảnh và lo sợ bọn Tây và bọn Việt gian bán nước.
B. Luơn sợ hãi mỗi khi nghe ai đĩ nĩi tụ tập và nĩi chuyện về việc làng mình theo giặc.
C. Đau xĩt, tủi hổ về cái tin làng mình theo giặc.
D. Bàng hồng, đau đớn, tủi nhục, lo lắng và ám ảnh nặng nề.
Câu 12: Qua truyện ngắn Làng cĩ thể thấy cơ sở nào quan trọng nhất để Kim Lân khắc họa thành cơng nhân vật ơng Hai ?
A. Yêu tha thiết làng quê và đất nước, thuỷ chung với kháng chiến.
B. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian theo Tây.
C. Am hiểu sâu sắc nơng thơn và đời sống tinh thần của người nơng dân.
D. Am hiểu những người cán bộ cách mạng, am hiểu kháng chiến
Phần II:Tự luận
 Câu 1: (2điểm)
a) Xác định phương châm hội thoại của các câu thành ngữ , tục ngữ sau :
1. Nói ngọt lọt đến xương. 
2. Người khôn nói ít làm nhiều / Không như người dại nói nhiều nhàm tai.
3. Nói như tép nhảy. 
4. Vàng thì thử lửa thử than / Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
b) Nêu tác dụng của việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp.
Câu 2: viết một văn bản nghị luận (khơng quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh.
Câu 3 (5điểm): 
 Phân tích về tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng .
BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
D
B
D
B
C
B
C
D
A
D
C
CÂU
Yêu cầu cần đạt
Câu 1
(2.0)
a) 
 1. Phương châm cách thức . 
 2.Phương châm về lượng .
 3. Phương châm cách thức .
 4. Phương châm lịch sự.
b) Việc đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp là :
- Cần tôn trọng người đối thoại và tế nhị trong giao tiếp.
- Không nên động chạm tới những điều kiêng kỵ, xúc phạm đến thể diện người nghe.
- Mở đầu bằng lời xin lỗi khi ngắt lời người khác hoặc chen ngang vào cuộc thoại của những người khác.
Câu 2 (3.0)
A. Yêu cầu về kĩ năng : 
 Đề bài yêu cầu học sinh viết một văn bản nghị luận (khơng quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về đức hy sinh. Đây là dạng bài nghị luận xã hội (về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) đã khá quen thuộc với học sinh. Dù vậy, các em cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
* Trình bày bài viết đúng với yêu cầu của đề: khơng quá một trang giấy thi.
B. Yêu cầu về kiến thức : 
* Cĩ thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:
- Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người cĩ đức hy sinh khơng chỉ cĩ tấm lịng nhân ái mà cịn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình 
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người cĩ đức hy sinh luơn được moi người yêu mến, trân trọng.  
- Liên hệ thực tế để thấy: 
+ Cĩ nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc. 
+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cịn một số người cĩ lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình 
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm cĩ tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam Mỗi người cần ý thức được điều này để gĩp phần làm cho cuộc sống cĩ ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
* Lưu ý : Trân trọng mọi cách trình bày của HS .
3 
Câu 3
 (5.0)
A. Yêu cầu về kĩ năng :
 Vận dụng được phương pháp làm bài phân tích tác phẩm văn học ( thể loại truyện ) ; bố cục mạch lạc, chặt chẽ; lời văn trong sáng, cĩ cảm xúc 
B. Yêu cầu về kiến thức :
 1. Mở bài : 
- Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm .
- Tình cha con thắm thiết ,sâu nặng của cha con anh Sáu và bé Thu trong hồn cảnh éo le của chiến tranh .
 2. Thân bài :Phân tích tình cha con trong chiến tranh của anh Sáu và bé Thu ở truyện:
 a) Tình cha con của anh Sáu và bé Thu trong truyện được thể hiện thật éo le và cảm động qua hai tình huống khá bất ngờ nhưng thật hợp lý:
-Một là, cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản, làm bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
-Hai là, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chưa gửi đến tay con thì ông đã hy sinh. Tình huống này làm bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với đứa con.
b)Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà:
 -Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha:
 Đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác. Anh Sáu càng muốn gần con, thì bé Thu lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. 
-Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha:
+Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút anh Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hoàn toàn : nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nư một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả cái thẹo dài bên má của ba nó nữa”, 
c)Diễn biến tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu đối với bé Thu:
- Nỗi khát khao của người cha mong được gặp lại con:
 + Hai cha con xa nhau đã tám năm, anh Sáu chỉ biết mặt con qua tấm ảnh. Khi gặp lại đứa bé độ tám tuổi đang chơi dưới bóng cây xoài trước nhà, linh tính đoán biết đó là con gái của mình, không chờ xuồng cập bến, anh đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”, “bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! Con”. Anh “vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con Anh không ghìm nổi xúc động”.
 - Người cha với nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà:
 + Trong ba ngày về phép thăm nhà, “suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. 
 +Anh yêu thương chăm sóc con từng li từng tí. 
+ Hôm chia tay.
- Niềm yêu quý và thương nhớ con:
 + Sau khi chia tay với gia đình trở lại căn cứ, anh Sáu nhớ con không nguôi. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh anh suốt nhiều ngày là việc mình đã lỡ tay đánh con. Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với con ca xách. 
3. Kết bài :
- “Chiếc lược ngà” là một truyện ngắn tạo ấn tượng sâu sắc và xúc động trong lòng người đọc.
- Bằng việc sáng tạo tình huống thật bất ngờ mà hợp lý, ngòi bút miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật rất thành công, nhà văn đã diễn tả thật xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh; qua đó, khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_tap_HKI.doc